Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                              ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 

Câu 1. Thực vật được chia thành các ngành nào?

  1. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.                        B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
  2. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.                  D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Câu 2. Chất tinh khiết:

  1. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. 
  2. Có tính chất khó xác định.
  3. Chỉ có một chất duy nhất.
  4. Chứa từ hai chất trở lên.

Câu 3. Chuyển động nhìn thấy là chuyển động nào sau đây?

  1. Mặt Trăng mọc vào buổi tối. B.Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
  2. Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời. D. Cả A và B.

Câu 4. Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

  1. Cây bưởi.           B. Cây vạn tuế.                         C. Rêu tản.                          D. Cây thông.

Câu 5. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

  1. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
  2. Số lượng loài và môi trường sống.
  3. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
  4. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 6. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  1. Hoang mạc.                B. Rừng ôn đới.
  2. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên.

Câu 7. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

  1. Thể của chất.                                   B. Mùi vị của chất.
  2. Tính chất của chất.                           D. Số chất tạo nên.

Câu 8. Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất?

  1. Khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật.
  2. Có nhiều loại môi trường sống.
  3. Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 9. Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

  1. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Động năng.            D. Điện năng.

Câu 10. Phương pháp lọc là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 11. Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

  1. Thiên Vương tinh. B. Hải Vương tinh.
  2. Diêm Vương tinh. D. Thổ tinh.

Câu 12. Trong các lớp động vật sau, lớp nào tiến hoá nhất?

  1. Lớp Bò sát. B. Lớp Giáp xác. C. Lớp Lưỡng cư.               D. Lớp Thú.

Câu 13. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: Đun nước lấy từ tự nhiên hay lấy từ máy lọc thì sẽ ít bị cặn hơn?

  1. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn.
  2. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.
  3. Cả hai loại đều có cặn như nhau.
  4. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 14. Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E,F lần lượt là:

  1. Bay hơi muối.                                B. Bay hơi nước.
  2. Bay hơi cát. D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15. Việt Nam có độ đa dạng sinh học xếp thứ bao nhiêu trên thế giới?

  1. 17. B. 16. C. 18.                     D. 15.

Câu 16. Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Khi đó:

  1. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
  2. Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó không phải chuyển động thực, chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất mới là chuyển động thực.
  3. Cả hai chuyển động đều là chuyển động thực.
  4. Cả hai chuyển động đều không phải là chuyển động thực.

Câu 17. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

  1. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  2. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.
  3. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.
  4. Vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng sẽ che lấp Trái Đất.

Câu 18. Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt Trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?

  1. Bằng nhau. B. Lớn hơn.
  2. Nhỏ hơn. D. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.

Câu 19. Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn các môi trường khác là do:

  1. Nhiệt độ quá nóng. B. Độ ẩm thấp.
  2. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng thấp. D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 20. Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới:

  1. 220 km/s.  B. 220000 km/s.  C. 2200 m/s. D. 220000 m/s.
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

  1. Nêu những đặc điểm chính của lớp lưỡng cư?
  2. Theo em, tại sao ếch đồng thuộc lớp lưỡng cư, có thể hô hấp bằng phổi nhưng lại ưa sống ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy, bờ sông,…?

Câu 2. (1,5 điểm)

  1. Theo em hiểu, thế nào là đa dạng sinh học? Cho ví dụ?
  2. Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến những hậu quả gì?

Câu 3. (1,5 điểm)

  1. Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100g nước biển có 3,5g muối ăn. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?
  2. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nêu tác dụng của các lớp lót?

Câu 4. (1,0 điểm)

Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Hãy dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích hiện tượng này?

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

 

Chủ đề

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

 

Đa dạng thế giới sống

 

Thực vật

1 câu

1 câu

1 câu

3 câu

0,6 điểm

6%

Động vật

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

0,5 câu

(1,0đ)

1 câu

3 câu

2,4 điểm

24%

Đa dạng sinh học

1 câu

0,5 câu

(0,5đ)

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

1 câu

4 câu

2,1 điểm

21%

Phần hóa học

Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Hỗn hợp các chất

1 câu

1 câu

1 câu

0,5 câu

(0,75đ)

3,5 câu

1,35điểm

13,5%

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

1 câu

1 câu

0,5 câu

(0,75đ)

2,5 câu

1,15điểm

11,5%

Phần vật lý

Năng lượng và cuộc sống

Trái đất và bầu trời

Năng lượng hao phí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng

1 câu

1 câu

(1,0đ)

2 câu

1,2 điểm

12%

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Mặt Trăng

1 câu

1 câu

1 câu

3 câu

0,6 điểm

6%

Hệ Mặt Trời. Ngân Hà

1 câu

1 câu

1 câu

3 câu

0,6 điểm

6%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

9 câu

3,1 điểm

31%

6 câu

3,0 điểm

30%

8 câu

2,9 điểm

29%

1 câu

1,0 điểm

10%

            

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay