Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò gì?
- Tảo quang hợp, cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
- Là thức ăn cho các động vật lớn hơn.
- Một số sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
- Tất cả các phưng án trên.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
- Nước khoáng. B. Nước biển. C. Sodium chloride. D. Gỗ.
Câu 3. Nấm túi là nấm:
- Sinh sản bằng bào tử mọc trên đảm.
- Sinh sản bằng bào tử nằm trong túi.
- Là những loài nấm mốc sinh trưởng nhanh, gây ôi thiu thức ăn.
- Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?
- Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.
- Bao xi măng đứng yên trên dây chuyền chuyển động.
- Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
- Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Câu 5. Động vật nguyên sinh vào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?
- Trùng lỗ. B. Trùng biến hình. C. Trùng kiết lị. D. Trùng sốt rét.
Câu 6. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
- Than đá. B. Ethanol. C. Khí tự nhiên. D. Dầu mỏ.
Câu 7. Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là?
- Đơn vị đo của thể tích. B. Đơn vị đo của khối lượng.
- Đơn vị đo của độ dài. D. Đơn vị đo của lực.
Câu 8. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
- Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
- Phát quang bụi rậm. D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
Câu 9. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
- Mặt dưới của lá. B. Mặt trên của lá. C. Thân cây. D. Rễ cây.
Câu 10. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …
- Thế năng. B. Động năng. C. Nhiệt năng. D. Cơ năng.
Câu 11. Đâu không phải môi trường sống của nấm mộc nhĩ?
- Quần áo, đồ dùng, cơ thể sinh vật khác,...
- Thân cây gỗ mục.
- Trong rừng, những môi trường ẩm.
- Rơm rạ.
Câu 12. Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?
- Hình thức sinh sản.
- Cấu tạo tế bào.
- Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
- Môi trường sống.
Câu 13. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?
- Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.
- Dùng nước rửa chén bát để cọ.
- Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.
- Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.
Câu 14. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
- Nhiên liệu lỏng. B. Nhiên liệu khí.
- Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?
- Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
- Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
- Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
- Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Câu 16. Đâu không phải là cơ chế giúp thực vật có thể hạn chế xói mòn?
- Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.
- Cành và thân cây giúp nước mưa chảy xuống lớp thảm mục, ngấm vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.
- Tạo chất dinh dưỡng, phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.
- Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.
Câu 17. Kéo con lắc lên tới vị trí A rồi buông nhẹ. Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai.
- Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
- Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.
- Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.
- Khi chuyển động từ C đến B, động năng của con lắc giảm dần, thế năng tăng dần.
Câu 18. Khối lượng của một người 70kg trên mặt trăng là bao nhiêu, biết g = 1,6N/kg?
- 112N. B. 112kg. C. 70N. D. 70kg.
Câu 19. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta nên sử dụng biện pháp nào sau đây?
- Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.
- Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.
- Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
- Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
Câu 20. Dùng tay kéo dãn lò xo, thấy lò xo tác dụng lại tay một lực. Lực này được gọi là:
- Lực cản của lò xo. B. Lực hấp dẫn của lò xo.
- Lực đàn hồi của lò xo. D. Cả ba phương án trên đều sai.
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
- Liệt kê các vai trò của thực vật đối với con người? Cho ví dụ?
- Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều?
Câu 2. (1,5 điểm)
- Lương thực, thực phẩm là gì?
- Lipid đem lại những lợi ích và tác hại gì đối với cơ thể con người? Cho ví dụ?
Câu 3. (1,0 điểm)
Nhảy dù là một môn thể thao hành động được nhiều bạn trẻ yêu thích. Theo em, lực nào làm cho dù và người nhảy dù rơi chậm lại khi dù mở? Tại sao không mở được dù lại gây nguy hiểm cho người nhảy dù?
Câu 4. (1,5 điểm)
- Cho chuỗi thức ăn gồm: Tảo => Giáp xác chân chèo => Cá => Rái cá biển => Gấu. Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn nếu số lượng tảo trong chuỗi bị giảm đột ngột?
- Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thuỷ sản, người nuôi thường tiến hành gây màu nước ao. Màu nước lí tưởng là màu xanh lơ, xuất hiện do sự phát triển của tảo lục đơn bào trong nước. Giải thích vì sao người nuôi thuỷ sản luôn gây và cố gắng duy trì màu nước này trong suốt vụ nuôi?
BÀI LÀM
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................ ................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................ ................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
- A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.
1D | 2C | 3B | 4D | 5A | 6B | 7C | 8D | 9A | 10B |
11A | 12C | 13D | 14B | 15A | 16C | 17A | 18D | 19A | 20C |
- PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a. Cây xanh quang hợp cung cấp oxygen cho hoạt động hô hấp của con người. - Cung cấp lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và dược liệu: lúa gạo, các loại rau xanh, sâm, tam thất,... - Cung cấp gỗ và nguyên liệu cho các ngành công - nông nghiệp: cây bạch đàn, cây gỗ lim,... - Dùng làm cảnh: cây vạn tuế, hoa lan, hoa giấy,... b. Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan : - Biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính. - Tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng gia tăng. - Khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông,…. - Việc xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng tác động đến độ ổn định của kết cấu địa chất dễ gây sạt lở, cản trở lũ,… | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | a. Lương thực: là sản phẩm được thu hoạch từ các loại cây lương thực, chủ yếu dùng làm lương thực cho người, là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong khẩu phần ăn. - Thực phẩm là tất cả những thứ con người và động vật có thể ăn, uống được để hấp thụ các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất béo, chất đạm,… b. Lợi ích: cung cấp năng lượng và duy trì nhiệt độ cơ thể, thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo. - Ví dụ: + Chất béo tốt có trong bơ, đậu phộng, lạc,… giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. - Tác hại: cơ thể thừa chất béo sẽ gây béo phì, mắc các bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ,... + Ví dụ: Chất béo xấu có trong các loại thịt, bơ, các sản phẩm từ sữa,… làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | - Lực cản của không khí làm cho dù và người nhảy dù rơi chậm lại khi dù mở. - Diện tích mặt cản càng lớn thì độ lớn của lực cản càng mạnh. => Khi nhảy mở được dù thì diện tích bề mặt của dù lớn sẽ chịu lực cản của không khí lớn giúp người rơi chậm hơn. => Khi không mở được dù, lực cản của không khí tác dụng lên người nhỏ, tốc độ rơi sẽ nhanh hơn. Người rơi từ trên cao xuống sẽ va chạm một lực rất mạnh xuống mặt đất và làm họ bị chấn thương nặng, gây nguy hiểm tới tính mạng. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 4 (1,5 điểm) | a. Nếu số lượng tảo trong chuối thức ăn bị giảm đột ngột thì số lượng các sinh vật ở mắt xích phía sau cũng sẽ bị giảm đi. - Ảnh hướng nặng nề nhất là giáp xác chân chèo vì tảo là nguồn thức ăn trực tiếp của chúng. - Các sinh vật càng ở xa tảo thì mức độ ảnh hưởng càng giảm. b. Người nuôi thuỷ sản luôn gây và cố gắng duy trì màu nước xanh lơ trong suốt vụ nuôi vì: - Màu nước xanh lơ chứng tỏ có nhiều tảo lục đơn bào trong đó. - Tảo lục đơn bào quang hợp tạo ra oxy làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, có lợi cho hô hấp của các loài động vật thuỷ sinh trong ao. - Đồng thời nó cũng là nguồn thức ăn tự nhiên, giàu dinh dưỡng của nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cua,… | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề |
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Nguyên sinh vật | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) | 0,5 câu (0,75đ) | 4 câu 2,1 điểm 21% | ||||
Nấm | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Thực vật | 1 câu | 0,5 câu (1,0đ) | 0,5 câu (1,0đ) | 1 câu | 3 câu 2,4 điểm 24% | ||||||
Phần hóa học | |||||||||||
Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Một số nhiên liệu | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | ||||||
Một số lương thực – thực phẩm | 0,5 câu (0,5đ) | 0,5 câu (1,0đ) | 1 câu 1,5 điểm 15% | ||||||||
Hỗn hợp các chất | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Lực trong đời sống | Biến dạng của lò xo | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | |||||||
Trọng lực, lực hấp dẫn, lực ma sát | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Lực cản của nước | 1 câu (1,0đ) | 1 câu 1,0 điểm 10% | |||||||||
Năng lượng, dạng năng lượng và chuyển hóa năng lượng | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 9 câu 3,1 điểm 31% | 7 câu 4 điểm 40% | 7,5 câu 2,15 điểm 21,5% | 0,5 câu 0,75 điểm 7,5% | |||||||