Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                              ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

  1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  2. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  3. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  4. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 2. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

  1. Vitamin.                                               B. Carbohydrate (chất đường, bột).
  2. Lipit (chất béo).                                    D. Protein (chất đạm).

Câu 3. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

  1. Trùng Entamoeba.                 B. Trùng Plasmodium.
  2. Trùng giày. D. Trùng roi.

Câu 4. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

  1. Thể của chất.                                  B. Mùi vị của chất.
  2. Tính chất của chất.                          D. Số chất tạo nên.

Câu 5. Lò xo thường được làm bằng những chất nào?

  1. Thép. B. Chì. C. Nhôm.               D. Cả 3 loại trên.

Câu 6. Nhiên liệu hóa thạch là:

  1. Là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm.
  2. Là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  3. Chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
  4. Là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

Câu 7. Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

  1. Nấm hương.                B. Nấm mỡ.            C. Nấm men.                   D. Nấm linh chi.

Câu 8. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

  1. Gây bệnh nấm da ở động vật.
  2. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  3. Gây bệnh viêm gan B ở người.
  4. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 9. Thực vật được chia thành các ngành nào?

  1. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.                       
  2. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
  3. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.                 
  4. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Câu 10. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

  1. Thịt. B. Gạo.           C. Rau xanh.           D. Gạo và rau xanh.

Câu 11. Đâu là đặc điểm của nấm?

  1. Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.
  2. Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng
  3. Sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.
  4. Sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.

Câu 12. Chất tinh khiết:

  1. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần.  B. Có tính chất khó xác định.
  2. Chỉ có một chất duy nhất. D. Chứa từ hai chất trở lên.

Câu 13. Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?

  1. Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng.
  2. Lực ma sát khi ô tô phanh gấp.
  3. Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm nắm.
  4. Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.

Câu 14. Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất?

  1. Khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật.
  2. Có nhiều loại môi trường sống.
  3. Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 15. Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?

  1. Hình thức sinh sản.
  2. Cấu tạo tế bào.
  3. Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
  4. Môi trường sống.

Câu 16. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

  1. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
  2. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
  3. Bằng trọng lượng của quyển sách.
  4. Bằng 0.

Câu 17. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

  1. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
  2. Bạn Lan đang tập bơi.
  3. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.
  4. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Câu 18. 1g carbonhydrate có thể cung cấp cho cơ thể bao nhiêu kcal năng lượng?

  1. 50 kcal. B. 40 kcal.               C. 5 kcal.                          D. 4 kcal.

Câu 19. Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …

  1. Nhiệt và ánh sáng. B. Nhiệt và năng lượng hóa học.
  2. Nhiệt và năng lượng âm. D. Quang năng và năng lượng âm.

Câu 20. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: Đun nước lấy từ tự nhiên hay lấy từ máy lọc thì sẽ ít bị cặn hơn?

  1. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn.
  2. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.
  3. Cả hai loại đều có cặn như nhau.
  4. Tất cả các đáp án đều sai.
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

  1. Thế nào là nguyên sinh vật? Cho ví dụ?
  2. Nguyên sinh vật có vai trò gì đối với con người? Cho ví dụ?

Câu 2. (2,0 điểm)

  1. Lập bảng so sánh các ngành thực vật về cơ quan sinh dưỡng và sinh sản?
  2. Hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung?

Câu 3. (1,5 điểm)

Một em bé đang chơi xích đu trong sân. Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy xích đu. Tại sao cần làm như vậy?

Câu 4. (1,0 điểm)

Xăng E90 có tỉ lệ 90% ethanol và 10% xăng về thể tích. Người ta phải thêm bao nhiêu lít ethanol vào một lít xăng E85 để có xăng E90?

BÀI LÀM

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................ ................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................

TRƯỜNG THCS ........

             

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.

1C

2B

3A

4D

5A

6A

7C

8C

9B

10A

11B

12C

13A

14D

15C

16C

17B

18D

19A

20B

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

Câu 1

(1,5 điểm)

a) Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cơ thể đơn bào, nhân thực, kích thước hiển vi: trùng roi, trùng biến hình,…

- Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường: tảo lục, tảo silic,…

b) Được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho con người: tảo xoắn spirrulina,…

- Làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm: chất thạch trong tảo được chiết xuất để làm đông thực phẩm,…

- Dùng trong sản xuất chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt,…

- Một số nguyên sinh vật có vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ độ sạch của môi trường nước : tảo,…

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

 

 

 

Câu 2

(2,0 điểm)

a. So sánh các ngành thực vật về cơ quan sinh dưỡng và sinh sản:

Ngành

Cơ quan sinh dưỡng

Cơ quan sinh sản

Rêu

Rễ, thân, lá, túi bao tử

Bào tử

Dương xỉ

Rễ, thân, lá

Bào tử

Hạt trần

Rễ, thân, lá

Hạt nằm lộ trên noãn

Hạt kín

Đa dạng về hình thái

Hoa, quả có chứa hạt

b. Một số biện pháp để bảo vệ rừng và môi trường :

- Nghiêm cấm chặt, phá rừng bừa bãi, khai thác gỗ lậu.

- Trồng nhiều cây xanh, sử dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm và tuyên dương những cá nhân có đóng góp.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

Câu 3

(1,5 điểm)

Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu vì:

- Trong quá trình đu, em bé chịu lực cản của không khí và va chạm vào không khí nên một phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa ra môi trường.

=> Không thể lên tới độ cao như cũ.

- Người mẹ phải đẩy thêm vào khi em bé đu để bù năng lượng vào phần năng lượng của chuyển động em bé đã bị chuyển hóa thành nhiệt năng.

=> Em bé có thể đu lên đến độ cao như ban đầu.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

 

Câu 4

(1,0 điểm)

- Trong 1l xăng E85 có: 0,15l xăng và 0,85l ethanol.

- Thêm ethanol vào 1l xăng E85 để có xăng E90 thì thể tích xăng không thay đổi và thể tích ethanol gấp 9 lần thể tích xăng.

=> Thể tích ethanol trong xăng E90 (sau khi pha chế) là:

0,15 x 9 = 0,35 (l).

=> Thể tích ethanol thêm vào là: 1,35 – 0,85 = 0,5 (l).

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

 

Chủ đề

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

 

Đa dạng thế giới sống

 

Nguyên sinh vật

1 câu

0,5 câu

(0,5đ)

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

    

3 câu

1,9 điểm

19%

Nấm

2 câu

 

1 câu

 

1 câu

   

4 câu

0,8 điểm

8%

Thực vật

1 câu

  

0,5 câu

(1,0đ)

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

  

4 câu

2,4 điểm

24%

Phần hóa học

Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng

Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Một số nhiên liệu

1 câu

      

1 câu (1đ)

2 câu

1,2 điểm

12%

Một số lương thực – thực phẩm

2 câu

 

1 câu

     

3 câu

0,6 điểm

6%

Hỗn hợp các chất

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

   

3 câu

0,6 điểm

6%

Phần vật lý

Lực trong đời sống

Biến dạng của lò xo

1 câu

       

1 câu

0,2 điểm

2%

Trọng lực, lực hấp dẫn, lực ma sát

1 câu

 

1 câu

     

2 câu

0,4 điểm

4%

Lực cản của nước

1 câu

       

1 câu

0,2 điểm

2%

Năng lượng, dạng năng lượng và chuyển hóa năng lượng

1 câu

    

1 câu

(1,5đ)

  

2 câu

1,7 điểm

17%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

12,5 câu

2,9 điểm

29%

6 câu

3,0 điểm

30%

4,5 câu

3,1 điểm

31%

1 câu

1,0 điểm

10%

 
            

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay