Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn khoa học tự nhiên 6 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 2. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 3: Nấm khác tảo ở điểm nào?
A. Nấm đã có mạch dẫn
B. Nấm chưa có mạch dẫn, tảo đã có mạch dẫn
C. Nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh
D. Nấm đã có rễ, thân, lá
Câu 4. Đâu là vật truyền bệnh của bệnh sốt rét:
A. Nguồn nước B. Vật nuôi
C. Muỗi Anopheles D. Gia súc, gia cầm
Câu 5. Trong các nhận định sau về môi trường nuôi cấy vi sinh, nhận định nào sai?
A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
B. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
C. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên
D. Ý B và C sai
Câu 6. Trong các loài dưới đây, loài nào thuộc giới Khởi sinh?
A. Trùng giày B. Trùng kiết lị.
C. Trùng sốt rét. D. Vi khuẩn lao.
Câu 7. Thời gian ủ sữa chua là:
A. 1 – 2 giờ B. 2 – 4 giờ C. 5 – 10 giờ D. 8 – 12 giờ
Câu 8. Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5) B. (2), (5), (6)
C. (2), (3), (5) D. (1), (2), (3)
Câu 9. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang trái. Lực của hậu vệ làm bóng …….
A. Bắt đầu chuyển động B. chuyển động chậm dần
C. dừng lại D. đổi hướng chuyển động
Câu 10. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm….
A. Khối lượng B. Thời gian C. Nhiệt độ D. Nhiệt kế
Câu 11. Tính chất nào sau đây không phải của oxygen?
A. Oxygen là chất khí.
B. Oxygen không màu, không mùi.
C. Tan nhiều trong nước.
D. Nặng hơn không khí.
Câu 12. Nấm độc khác với nấm thường ở chỗ nào:
A. Hình thức sinh sản
B. Cấu tạo tế bào
C. Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm
D. Môi trường sống
Câu 13. Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là:
A. Phát sáng B. Cháy
C. Tỏa nhiệt D. Sự oxi hóa xảy ra chậm
Câu 14. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
A. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
B. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
C. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.
D. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
Câu 15. Người ta ít sử dụng đồ thủy tinh để làm vật dụng nấu ăn vì:
A. đồ thủy tinh giòn, dễ bị vỡ khi va chạm mạnh; hay nứt, vỡ khi gặp nóng, lạnh đột ngột.
B. đồ thủy tinh dẫn nhiệt kém
C. đồ thủy tinh chứa các chất độc hại, khi đun nấu sẽ lẫn vào thức ăn gây nguy hiểm đến sức khỏe
D. đồ thủy tinh dễ cho ánh sáng đi qua nên làm biến đổi chất của thức ăn
Câu 16. Để biểu diễn lực, người ta dùng:
A. một đường thẳng B. một đoạn thẳng
C. một mũi tên D. nhiều đoạn thẳng
Câu 17. Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau (hình vẽ) theo độ lớn tăng dần:
A. b – d – c – a B. d – b – c – a
C. a – b – c – d D. a – b – d – c
Câu 18. Chọn câu trả lời cho là đúng nhất:
Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác động nữa thì vật:
A. dừng lại
B. chuyển động chậm dần rồi dừng lại
C. chuyển động nhanh dần
D. tiếp tục chuyển động thẳng với tốc độ không đổi.
Câu 19. Ở Mỹ, nhiệt độ trung bình vào mùa đông là khoảng F. Vậy F bằng bao nhiêu độ C?
A. C B. C C. C D. C
Câu 20. Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m
Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.
A. 336 và 68,2 B. 67,2 và 336
C. 336 và 67,2 D. 33,6 và 67,2
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của trùng đế giày và tảo lục đơn bào?
b) Theo em, tảo có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và con người?
Câu 2. (1,5 điểm)
a) Trong không khí, thành phần khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm? Nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên?
b) Tại sao trong bể bơi nuôi cá cảnh thường lắp một máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục đồng thời trồng thêm một số cây thủy sinh?
Câu 3. (1,5 điểm)
Một viên gạch nằm trên sàn nhà. Dùng lực có 20N để kéo viên gạch theo phương hợp với phương ngang một góc . Hãy biểu diễn lực này theo tỉ lệ xích tùy ý.
Câu 4. (1,0 điểm)
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên rau, củ ở một số địa phương bị dồn ứ, không thể tiêu thụ được, vì vậy, cộng đồng đã cùng nhau “giải cứu” rau, củ giúp bà con ở vùng dịch. Gia đình em cũng mua một số lượng khá lớn rau, củ để ủng hộ và muốn muối chua rau, củ dùng dần. Em hãy đề xuất biện pháp giúp mẹ em muối chua rau, củ hiệu quả.
.
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề
|
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | ||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |||||
Phần sinh học | ||||||||||||
Đa dạng thế giới sống | Hệ thống phân loại sinh vật – Khóa lưỡng phân | 2 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 4 câu 0,8 điểm 8% | ||
Virus – Vi khuẩn |
|
|
1 câu |
|
1 câu |
|
|
1 câu (1,0đ) |
3 câu 1,4 điểm 14% | |||
Nguyên sinh vật – Nấm |
1 câu |
0,5 câu (1,0đ) |
1 câu |
0,5 câu (1,0đ) |
1 câu |
|
|
|
4 câu 2,6 điểm 26% | |||
Phần hóa học | ||||||||||||
Chất quanh ta | Oxygen. Không khí | 1 câu | 0,5 câu (1,0đ) | 1 câu | 0,5 câu (0,5đ) |
| 1 câu | 4 câu 2,1 điểm 21% | ||||
Một số vật liệu, nguyên liệu, … | Một số vật liệu - nguyên liệu |
|
| 1 câu |
| 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | |||||
Phần vật lý | ||||||||||||
Mở đầu về KNTN | Đo nhiệt độ | 1 câu |
|
|
| 1 câu |
| 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||
Lực trong đời sống | Lực là gì? |
|
| 1 câu |
| 1 câu |
| 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||
Biểu diễn lực | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu (1,5đ) | 3 câu 1,9 điểm 19% | ||||||
Tổng số câu: 23 Tổng sốđiểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 7 câu 3,2 điểm 32% | 8 câu 2,9 điểm 29% | 7 câu 2,7 điểm 27% | 2 câu 1,2 điểm 12% |
| |||||||