Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?
- Kính hiển vi. B. Kính lúp. C. Kính viễn vọng. D. Mắt thường.
Câu 2. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:
- Huyền phù. B. Dung dịch. C. Dung môi. D. Nhũ tương.
Câu 3. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
- Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
- Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
- Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
- Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 4. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
- Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
- Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
- Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
- Cả 3 phương án trên.
Câu 5. Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
- Mọc thêm roi. B. Hình thành bào xác.
- Xâm nhập qua da. D. Hình thành lông bơi.
Câu 6. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
- Nấm hương. B. Nấm bụng dê. C. Nấm mốc. D. Nấm men.
Câu 7. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
- Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
- Phát quang bụi rậm. D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
Câu 8. Các lương thực - thực phẩm giàu chất bột, đường là gì?
- Đường. B. Bánh mì. C. Cơm. D. Thịt.
Câu 9. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.
Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?
- Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.
- Dùng nước rửa chén bát để cọ.
- Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.
- Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.
Câu 10. Tại sao yên xe đạp thể thao thường cao hơn ghi-đông?
- Khi đi trên những xe này, vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó giảm được lực cản của không khí.
- Vì nó phù hợp với kiểu dáng của xe.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
Câu 11. Nhiên liệu tồn tại ở các trạng thái :
- Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12. Địa y được hình thành như thế nào?
- Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng.
- Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo.
- Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn.
- Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật.
Câu 13. Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?
- zinc (kẽm). B. calcium (canxi). C. iodine (iot). D. phosphorus (photpho).
Câu 14. Lò xo không bị biến dạng khi:
- Dùng tay nâng lò xo lên. B. Dùng tay kéo dãn lò xo.
- Dùng tay ép chặt lò xo. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 15. Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1cal ≈ 4,2J và 1kcal = 1000cal.
- 8400J. B. 84000J. C. 840000J. D. 8400000J.
Câu 16. Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?
- Hình thức sinh sản.
- Cấu tạo tế bào.
- Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
- Môi trường sống.
Câu 17. Hoàn thành câu sau: Xăng, dầu và các chất đốt (than, gỗ,…) được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng…, tạo ra nhiệt và… khi bị đốt cháy.
- ánh sáng, năng lượng.
- năng lượng, khí.
- nhiệt lượng, ánh sáng.
- năng lượng, ánh sáng.
Câu 18. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
- 6cm. B. 10cm. C. 24cm. D. 26cm.
Câu 19. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
- Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
- Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2và O2.
- Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
- Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 20. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
- Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.
- Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.
- Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
- Cả A và B đúng.
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
- Nấm được phân thành mấy loại? Cho ví dụ?
- Một số loại nấm có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong khi ăn. Hãy cho biết các đặc điểm để có thể nhận biết các loại nấm này?
Câu 2. (2,0 điểm)
- Theo em, thực vật có vai trò gì đối với môi trường?
- Nêu những hậu quả của việc khai thác rừng quá mức?
Câu 3. (1,5 điểm)
Khi con người sử dụng nhiên liệu hoá thạch, môi trường sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 4. (1,0 điểm)
Trong quá trình sản xuất, người ta khía đế giày dùng cho người đi bộ bằng những đoạn thẳng nằm ngang. Còn đế giày cho vận động viên quần vợt dùng những đoạn thẳng theo nhiều chiều khác nhau và các khía hình tròn. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó?
BÀI LÀM
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................ ................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................ ................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................ ................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................ ................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
- A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.
1A | 2A | 3C | 4D | 5B | 6A | 7D | 8C | 9D | 10A |
11D | 12B | 13C | 14A | 15D | 16C | 17D | 18A | 19B | 20C |
- PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | a. Nấm được chia thành 3 loại: - Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi. Ví dụ: nấm men, nấm cốc… - Nấm đảm: sinh sản bằng bào tử đảm. Ví dụ: nấm rơm, nấm hương, nấm sò,… - Nấm tiếp hợp: bao gồm các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh và gây ra sự ôi thiu của thức ăn. Ví dụ: nấm mốc đen bánh mì,… b. Các loại nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, có mùi hấp dẫn, vết cắt có rỉ chất trắng như sữa. - Thường có vòng cuống nấm và bao gốc nấm. - Đa số các loại nấm độc đều mọc hoang dại. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) | a. Vai trò của thực vật đối với môi trường: - Hấp thụ khí carbon dioxide để quang hợp và giái phóng khí oxygen, giúp cân bằng hai loại khí này trong khí quyển. - Giảm nhiệt độ môi trường điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính. - Đem lại tính thẩm mĩ cho các công trình xây dựng. - Bảo vệ đất, nguồn nước, hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tai như sạt lở, lũ quét,… b. Hậu quả của việc khai thác rừng quá mức: - Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhiều sinh vật mất đi nguồn thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản. - Gây mất cân bằng sinh học, phá huỷ hệ sinh thái. - Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, lũ lụt,… - Là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn,… | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 3 (1,5 điểm) | - Gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Ví dụ: Sản xuất điện thải ra lượng lớn nitrogen oxide và dioxide lưu huỳnh tạo ra mưa axit, sương mù, bụi mịn,… - Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao đe doạ con người và các loài sinh vật. Ví dụ: Các nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải vào môi trường khí carbon dioxide - một trong những chất tham gia vào quá trình biến đổi khí hậu. - Phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, làm các guồn tài nguyên cạn kiệt do sự khai thác liên tục, không có kế hoạch của con người. Ví dụ: Các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi là hiểm họa đối với sinh vật thủy sinh. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 4 (1,0 điểm) | - Khía ở đế giày người đi bộ có những đoạn thẳng nằm ngang vì người đi bộ thường đi lên phía trước, ít cần thay đổi hướng đột ngột. - Khía ở đế giày vận động viên quần vợt: + Có những đoạn thẳng theo nhiều phương khác nhau vì vận động viên quần vợt phải thường xuyên đổi hướng chạy để đón bóng. + Có các khía hình tròn để khi phải quay người đánh bóng không bị trượt chân. | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề |
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Nguyên sinh vật | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | ||||||
Nấm | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) | 1 câu | 4 câu 2,1 điểm 21% | |||||
Thực vật | 1 câu | 0,5 câu (1,0đ) | 1 câu | 0,5 câu (1,0đ) | 3 câu 2,4 điểm 24% | ||||||
Phần hóa học | |||||||||||
Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Một số nhiên liệu | 1 câu | 1 câu (1,5đ) | 2 câu 1,7 điểm 17% | |||||||
Một số lương thực – thực phẩm | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Hỗn hợp các chất | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Lực trong đời sống | Biến dạng của lò xo | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | |||||||
Trọng lực, lực hấp dẫn, lực ma sát | 1 câu | 1 câu (1,0đ) | 2 câu 1,2 điểm 12% | ||||||||
Lực cản của nước | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Năng lượng, dạng năng lượng và chuyển hóa năng lượng | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 8 câu 3,15 điểm 31,5% | 8 câu 3,15 điểm 31,5% | 7 câu 2,7 điểm 27% | 1 câu 1,0 điểm 10% | |||||||