Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 

Câu 1. Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

  1. Nấm hương.                B. Nấm mỡ.            C. Nấm men.                   D. Nấm linh chi.

Câu 2. Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

  1. Vì chúng có hệ mạch.                      B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.
  2. Vì chúng sống trên cạn.                   D. Vì chúng có rễ thật.

Câu 3. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

  1. Muối ăn.                                         B. Nến.
  2. Khí carbon dioxide.                      D. Dầu ăn.

Câu 4. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

  1. Nhóm chân khớp.                     B. Nhóm cá.
  2. Nhóm giun.                 D. Nhóm ruột khoang.

Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

  1. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
  2. Mây che Mặt Trời trên bầu trời.
  3. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn.
  4. Núi cao che khuất Mặt Trời.

Câu 6. Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  1. Cung cấp thức ăn.                  B. Ngăn biến đổi khí hậu.
  2. Giữ đất, giữ nước                  D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 7. Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là:

  1. Dung dịch. B. Huyền phù. C. Nhũ tương.           D. Chất tan.

Câu 8. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay ?

  1. Do các hoạt động của con người.               
  2. Do các thiên tai gây ra.
  3. Do khả năng thích nghi của sinh vật suy giảm dần.             
  4. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 9. Phương pháp chiết là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 10. Đâu không phải là cơ chế giúp thực vật có thể hạn chế xói mòn?

  1. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.
  2. Cành và thân cây giúp nước mưa chảy xuống lớp thảm mục, ngấm vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.
  3. Tạo chất dinh dưỡng, phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.
  4. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

Câu 11. Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà được 1 vòng với tốc độ 220.000 m/s mất 230 triệu năm. Trong thời gian đó, Ngân Hà di chuyển với tốc độ 600000 m/s được đoạn đường bằng bao nhiêu năm ánh sáng? Biết 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng 95.000 tỉ km.

  1. 45810 năm ánh sáng. B. 458100 năm ánh sáng.
  2. 4581189 năm ánh sáng. D. 45830 năm sáng.

Câu 12. Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

  1. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
  2. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.
  3. Động vật giúp con người bảo về mùa màng.
  4. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Câu 13. Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn các môi trường khác là do:

  1. Nhiệt độ quá nóng. B. Độ ẩm thấp.
  2. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng thấp. D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 14. Tại sao động vật lại phân bố khắp nơi trên trái đất?

  1. Do con người mang chúng đi khắp nơi.               
  2. Do có nhiều loài động vật xuất hiện từ rất sớm.
  3. Do môi trường sống của động vật vô cùng phog phú, đa dạng.              
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 15. Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:

  1. Tròn. B. Elip. C. Không xác định.            D. Tất cả đều đúng.

Câu 16. Chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây là do:

  1. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.
  2. Mặt Trời mọc ở đằng tây, lặn ở đằng đông.
  3. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  4. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

Câu 17. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  1. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  2. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  3. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  4. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 18. Trong các lớp động vật sau, lớp nào tiến hoá nhất?

  1. Lớp Bò sát. B. Lớp Giáp xác. C. Lớp Lưỡng cư.               D. Lớp Thú.

Câu 19. Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

  1. Vị trí M. B. Vị trí N.                        C. Vị trí P.                           D. Vị trí Q.

Câu 20. Lớp vải lọc có tác dụng lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vậy nó có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm?

  1. Phễu lọc. B. Giấy lọc.             C. Phễu chiết.             D. A và B là đáp án đúng.
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

  1. Đa dạng sinh học có vai trò gì trong tự nhiên?
  2. Theo em, vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 2. (1,5 điểm)

  1. Nêu khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp? Cho ví dụ?
  2. Cho hai cốc nước: một cốc pha muối ăn, một cốc pha bột sắn dây. Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù? Giải thích?

Câu 3. (1,5 điểm)

  1. a) Nêu tên các dạng năng lượng hao phí có thể xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường.
  2. b) Những hao phí này ảnh hưởng ra sao đến môi trường?

Câu 4. (1,0 điểm)

Nêu các đặc điểm giống, khác nhau giữa động vật và thực vật?

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

 

Chủ đề

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

 

Đa dạng thế giới sống

 

Thực vật

1 câu

2 câu

1 câu

4 câu

0,8 điểm

8%

Động vật

1 câu

1 câu

2 câu

1 câu

(1,0đ)

5 câu

1,8 điểm

18%

Đa dạng sinh học

0,5 câu

(1,25đ)

1 câu

0,5 câu

(0,75đ)

1 câu

3 câu

2,4 điểm

24%

Phần hóa học

Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Hỗn hợp các chất

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

1 câu

0,5 câu

(0,5đ)

3 câu

1,9 điểm

19%

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

1 câu

1 câu

1 câu

3 câu

0,6 điểm

6%

Phần vật lý

Năng lượng và cuộc sống

Trái đất và bầu trời

Năng lượng hao phí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng

1 câu

(1,5đ)

1 câu

1,5 điểm

15%

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Mặt Trăng

1 câu

1 câu

1 câu

3 câu

0,6 điểm

6%

Hệ Mặt Trời. Ngân Hà

1 câu

1 câu

2 câu

0,4 điểm

4%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

6 câu

3,25 điểm

32,5%

9 câu

2,85 điểm

28,5%

8 câu

2,9 điểm

29%

1 câu

1,0 điểm

10%

            

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay