Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức với cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?
- Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn. B. Có hạt hoặc không có hạt.
- Có rễ hoặc không có rễ. D. Có hoa hoặc không có hoa.
Câu 2. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
- Hình thái đa dạng. B. Có xương sống.
- Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Câu 3. Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
- Khoảng hai tuần B. Khoảng ba tuần.
- Khoảng 1 tuần. D. Khoảng 1 tháng.
Câu 4. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:
- Dung dịch. B. Huyền phù. C. Dung môi. D. Nhũ tương.
Câu 5. Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất?
- Khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật.
- Có nhiều loại môi trường sống.
- Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 6. Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
- Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên.
Câu 7. Trong một năm (365 ngày), Trái Đất quay quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?
- 8640 giờ. B. 8760 giờ. C. 4380 giờ. D. 4320 giờ.
Câu 8. Hỗn hợp nào dưới dây là nhũ tương khi được khuấy trộn?
- Hỗn hợp nước và bột mì. B. Hỗn hợp nước và cát.
- Hỗn hợp nước và dầu ăn. D. Hỗn hợp nước và đường.
Câu 9. Nhóm nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?
- Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo. B. Thằn lằn, cắt, cú mèo, rừng.
- Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú. D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt.
Câu 10. Trăng bán nguyệt tương ứng với vị trí số mấy trên hình vẽ?
- 2 và 6. B. 4 và 8. C. 1 và 5. D. 3 và 7.
Câu 11. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:
- Thủy tinh. B. Kim tinh. C. Mộc tinh. D. Hỏa tinh.
Câu 12. Tại sao động vật lại phân bố khắp nơi trên trái đất?
- Do con người mang chúng đi khắp nơi.
- Do có nhiều loài động vật xuất hiện từ rất sớm.
- Do môi trường sống của động vật vô cùng phog phú, đa dạng.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 13. Phương pháp cô cạn là:
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 14. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
- Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
- Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
- Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
- Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
Câu 15. Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên ?
- Cung cấp lượng thực, thực phẩm cho con người, động vật.
- Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.
- Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng.
- Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu 16. Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
- Bệnh ung thư ở người . B. Hiệu ứng nhà kính.
- Biến đổi khí hậu. D. Tuyệt chủng động, thực vật.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây là sai?
- Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
- Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Câu 18. Vì sao trên bao bì một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?
- Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng nhũ tương. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
- Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng huyền phù. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
- Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng dung dịch. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
- Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng hỗn hợp. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
Câu 19. Các nhà sản xuất ô tô và các phương tiện giao thông khác luôn quan tâm đến việc cải tiến kiểu dáng bên ngoài của chúng. Việc cải tiến kiểu dáng hợp lí cho các loại phương tiện giao thông đã đem lại lợi ích gì?
- Giảm lực cản không khí. B. Tránh lãng phí năng lượng.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 20. Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt Trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?
- Bằng nhau. B. Lớn hơn.
- Nhỏ hơn. D. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
- Nêu đặc điểm của nhóm thực vật không có mạch?
- Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau?
Câu 2. (1,5 điểm)
- Theo em chúng ta có nên dừng hẳn các hoạt động khai thác tự nhiên hay không? Giải thích?
- Hãy cho biết sự đa dạng màu sắc của tắc kè có ý nghĩa gì đối với chúng?
Câu 3. (1,5 điểm)
- Nêu nguyên tắc tách chất? Phương pháp lọc được sử dụng khi nào? Nêu cách thực hiện?
- Đun vỏ bưởi tươi trong nước, thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu bưởi và nước. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu bưởi.
Câu 4. (1,0 điểm)
Cho bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của bóng đèn compact như sau:
Loại đèn | Thời gian thắp sáng tối đa | Điện năng tiêu thụ trong 1h | Giá |
Compact (220V-20W) | 5000 giờ | 0,020 kW.h | 40.000đ |
Dựa vào bảng số liệu, tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng bóng đèn compact trong 1 năm.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề |
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Thực vật | 0,5 câu (1,25đ) | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) | 1 câu | 3 câu 2,4 điểm 24% | |||||
Động vật | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Đa dạng sinh học | 1 câu | 1 câu | 0,5 câu (1,0đ) | 1 câu | 0,5 câu (0,5đ) | 4 câu 2,1 điểm 21% | |||||
Phần hóa học | |||||||||||
Hỗn hợp – Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Hỗn hợp các chất | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | ||||||
Tách chất ra khỏi hỗn hợp | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) | 3 câu 1,9 điểm 19% | ||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Năng lượng và cuộc sống Trái đất và bầu trời | Năng lượng hao phí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng | 1 câu | 1 câu (1,0đ) | 2 câu 1,2 điểm 12% | |||||||
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Mặt Trăng | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Hệ Mặt Trời. Ngân Hà | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 7 câu 3,2 điểm 32% | 8 câu 3,15 điểm 31,5% | 8 câu 2,65 điểm 26,5% | 1 câu 1,0 điểm 10% | |||||||