Đề thi cuối kì 2 KHTN 9 Sinh học Chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn KHTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
SINH HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Bệnh bạch tạng do
A. đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể thường.
B. đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể thường.
D. đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 2. Giống ngô được cấp giấy xác nhận tại Việt Nam năm 2018 để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi có đặc tính
A. chịu hạn.
B. mang gene mã hóa protein kháng thuốc diệt cỏ.
C. mang gene mã hóa enzyme α-amylase.
D. kháng sâu hại thuộc bộ Cánh cứng.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là ứng dụng công nghệ di truyền trong an toàn sinh học?
A. Ứng dụng để phân tích DNA giúp xác định quan hệ họ hàng hoặc xác định được danh tính nạn nhân/tội phạm.
B. Ứng dụng công nghệ kháng thể đơn dòng trong chẩn đoán nhanh người mắc bệnh COVID-19.
C. Sử dụng kĩ thuật tổng hợp đoạn mồi để phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh trên vật nuôi, cây trồng và con người.
D. Sử dụng kĩ thuật giải trình tự gene thế hệ mới để giải nhanh trình tự gene các virus gây bệnh nguy hiểm như SARS, COVID-19,...
Câu 4. Những ví dụ nào sau đây chứng minh sự xác định giới tính ở sinh vật còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài?
(1) Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái gây biến đổi kiểu hình thành giới đực.
(2) Cho cá tầm con ăn thức ăn trộn với hormone estradiol để thay đổi giới tính cá tầm thành cá cái.
(3) Sử dụng ánh sáng xanh để sàng lọc trứng gà mang giống đực và giống cái.
(4) Ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện từ 26 đến 28℃ sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32℃ sẽ nở thành con cái.
Số đáp án đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5. Quan sát hình và cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm?

A. Có hai cặp NST và đều hình que. B. Có bốn cặp NST và đều hình que.
C. Có ba cặp NST hình chữ V. D. Có hai cặp NST hình chữ V.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây?
a) Biến dị di truyền là nguyên liệu cho tiến hóa.
b) Tất cả các biến dị di truyền đều có lợi cho sự tiến hóa của quần thể.
...........................................
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.
Câu 1. Sắp xếp các nội dung sau đây để hoàn thành quá trình hình thành đặc điểm thích nghi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên:
(1) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi.
(2) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài.
(4) Sự cạnh tranh về khả năng ngụy trang giữa các cá thể mang các kiểu hình khác nhau.
Liệt kê đáp án theo số thứ tự đúng (ví dụ: 1234, 2134,…)
Câu 2. Một số nhận xét về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo như sau:
........................................…
TRƯỜNG THCS .............
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
...........................................
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: SINH HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức sinh học | 1 | 1 | |||||||
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ sinh học | 1 | 2 | 2 | 1 | |||||
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 1 | ||||||
TỔNG | 2 | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nhận thức sinh học | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ sinh học | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án | TN đúng sai | TN ngắn | TN nhiều đáp án | TN đúng sai | TN ngắn | ||
Chủ đề 11: Di truyền | ||||||||||
Bài 41. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể | Thông hiểu | - Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh. - Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa. - Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể. | 1 | C5 | ||||||
Bài 43. Di truyền nhiễm sắc thể | Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số hiện tượng thực tiễn về di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập, một số ứng dụng về di truyền liên kết và các bài tập liên quan. | 1 | C4 | ||||||
Bài 44. Di truyền học với con người | Nhận biết | - Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người. - Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. - Kể tên một số hội chứng di truyền ở người. - Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền. | 1 | C1 | ||||||
Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống | Nhận biết | - Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học. - Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền. | 1 | C2 | ||||||
Thông hiểu | - Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương. | 1 | C3 | |||||||
Chủ đề 12: Tiến hoá | ||||||||||
Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc | Thông hiểu | Dựa vào hình ảnh hoặc sơ đồ mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên. | Chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật | 1 | C1 | |||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức tiến hoá và các hình thức chọn lọc để giải thích được một số hiện tượng | 1 | C2 | |||||||
Bài 47. Cơ chế tiến hoá | Nhận biết | - Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa. - Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn). | Trình bày được tính chất sinh học của acetic acid. | 1 | a | |||||
Thông hiểu | Giải thích được cơ chế tiến hóa theo Darwin, Lamarck Phân biệt được các cơ chế tiến hóa | 2 | b, c | |||||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức Cơ chế tiến hoá để giải thích được một số hiện tượng | 1 | d |