Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là
A. đặc tính biến dị và thích nghi của sinh vật.
B. đặc tính di truyền và thích nghi của sinh vật.
C. đặc tính biến dị và sinh sản của sinh vật.
D. đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 2: Cho một số giống cây trồng sau đây: (1) Súp lơ trắng; 2) Bắp cải; 3) Cần tây; 4) Su hào; 5) Hành lá. Có bao nhiêu giống cây trồng được tạo ra do chọn lọc nhân tạo từ cây cải dại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất hiện các allele mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gene.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến và di – nhập gene.
Câu 4: Tiến hóa hóa học là
A. giai đoạn tiến hóa hình thành nên các tế bào nguyên thủy.
B. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào nguyên thủy thành các tế bào nhân sơ đơn giản.
C. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào đơn giản thành các sinh vật.
D. giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Câu 5: Một bản sao tối giản của tế bào sống, được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hóa thành dạng tế bào nhân sơ đơn giản, cổ nhất được gọi là
A. tế bào tiền nhân sơ.
B. tế bào nhân thực.
C. tế bào nguyên thủy.
D. tế bào tiền nhân thực.
Câu 6: Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là
A. đào thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
B. đảo thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho con người.
C. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho sinh vật.
D. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho con người.
Câu 7: Theo Darwin, nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và đấu tranh sinh tồn, tạo động lực để tiến hóa diễn ra liên tục là
A. biến dị cá thể.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc nhân tạo.
D. ngoại cảnh.
Câu 8: Ở loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là biểu hiện của nhân tố tiến hóa nào?
A. Yếu tố ngẫu nhiên.
B. Di – nhập gene.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 9: Theo Darwin, nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và đấu tranh sinh tồn, tạo động lực để tiến hóa diễn ra liên tục là
A. biến dị cá thể.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc nhân tạo.
D. ngoại cảnh.
Câu 10: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liệu lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc vì
A. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
B. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
D. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
Câu 11: Tế bào nguyên thủy được hình thành trong giai đoạn
A. tiến hóa tiền hóa học.
B. tiến hóa hóa học.
C. tiến hóa tiền sinh học.
D. tiến hóa sinh học.
Câu 12: Các nhân tố tiến hóa gồm:
A. đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.
B. đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
D. đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.
Câu 13: Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là
A. hình thành nên các tế bào nguyên thủy.
B. hình thành các đại phân tử hữu cơ.
C. hình thành nên tế bào nhân sơ.
D. hình thành nên tế bào nhân thực.
Câu 14: Sự xuất hiện ti thể và lạp thể trong các tế bào nhân thực được giải thích bằng cơ chế
A. nội sinh.
B. cộng sinh.
C. ngoại sinh.
D. nội cộng sinh.
Câu 15: Sắp xếp các nội dung sau đây để hoàn thành quá trình hình thành đặc điểm thích nghi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên:
(1) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi.
(2) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài.
(4) Sự cạnh tranh về khả năng ngụy trang giữa các cá thể mang các kiểu hình khác nhau.
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (3) → (1) → (4) → (2).
C. (2) → (4) → (1) → (3).
D. (4) → (3) → (2) → (1).
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động lựa chọn và nhân giống những cá thể có đặc tính mong muốn. Em hãy chọn đúng/sai về chọn lọc nhân tạo?
a) Chọn lọc nhân tạo chỉ áp dụng được cho động vật.
b) Giống chó ta có ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo từ loài sói.
c) Chọn lọc nhân tạo luôn tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi hoàn hảo không có nhược điểm.
d) Chọn lọc nhân tạo diễn ra nhanh hơn so với chọn lọc tự nhiên.
Câu 2: Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về nguồn biến dị di truyền của quần thể?
a) Đột biến và biến dị tổ hợp là hai nguồn chính tạo ra biến dị di truyền trong quần thể.
b) Biến dị tổ hợp là kết quả của quá trình giao phối.
c) Tất cả các đột biến đều có lợi cho sinh vật.
d) Di nhập gen không làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................