Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. “Mỗi quốc gia phải thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung” là nội dung của nguyên tắc nào của luật quốc tế? 

A. Nguyên tắc dân tộc tự quyết. 

B. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. 

C. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. 

D. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Câu 2. Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?

A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.

B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.

D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.

Câu 3. Pháp luật quốc tế có vai trò

A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.

B. là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.

C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.

D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.

Câu 4. Sau kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia.

B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế.

C. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau.

D. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia.

Câu 5. Hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia là thuộc nội dung nào dưới đây?       

A. Khái niệm của pháp luật quốc tế. 

B. Vai trò của pháp luật quốc tế. 

C. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. 

D. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. 

Câu 6. Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.

C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

Câu 7. Ý nào sau đây không đúng về pháp luật quốc tế?

A. Là hệ thống nguyên tắc và quy phạm phap luật được các quốc gia và chủ thể khác.

B. Được xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.

C. Vai trò và nguyên tắc đã tạo nên pháp luật quốc tế.

D. Được thể hiện qua Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

Câu 8. Pháp luật quốc tế tác động đến

A. sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.

B. từng quy định của pháp luật quốc gia.

C. sự xuất hiện ngành luật mới của pháp luật quốc gia.

D. các nội dung mới của pháp luật quốc gia.

Câu 9. Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là vùng biển nào dưới đây?

A. Lãnh hải.

B. Đặc quyền kinh tế.

C. Tiếp giáp lãnh hải.

D. Nội thủy.

Câu 10. Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền gì trong lãnh hải của quốc gia ven biển?

A. Qua lại liên tục.

B. Qua lại tự do.

C. Qua lại vô hại.

D. Qua lại hòa bình.

Câu 11. Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm

A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.

B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.

C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.

D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.

Câu 12. Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Lãnh thổ quốc gia.

B. Biên giới quốc gia.

C. Chủ quyền quốc gia.

D. Giới hạn quốc gia.

Câu 13. Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Lãnh hải.

B. Đặc quyền kinh tế.

C. Tiếp giáp lãnh hải.

D. Nội thủy.

Câu 14. Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?

A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.

B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.

C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

Câu 15. Đâu không phải là các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia? 

A. Thềm lục địa.

B. Đặc quyền kinh tế.

C. Tiếp giáp lãnh hải.

D. Nội thủy.

Câu 16. Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:

A. quyền bầu cử, ứng cử, … 

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do kinh doanh.

D. quyền tiếp cận thông tin.

Câu 17. Các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?

A. Thiện chí, trung thực.

B. Tự do hóa thương mại.

C. Tự do giao kết hợp đồng.

D. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết.

Câu 18. Đâu là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới? 

A. Không phân biệt đối xử. 

B. Tự do giao kết hợp đồng. 

C. Thiện chí, trung thực. 

D. Tuân thủ hợp đồng. 

..................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d

         Do tranh chấp lãnh thổ nên xung đột vũ trang đã nổ ra giữa hai nước N và U. Sau khi nổ ra xung đột này, Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết kêu gọi chấm dứt xung đột giữa hai nước và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. 

a. Cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước N và U là sự vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. 

b. Trước những xung đột của hai nước N và U, Liên Hợp Quốc không có trách nhiệm can thiệp vào vấn đề xung đột giữa nước. 

c. Cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước N và U là sự vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế. 

d. Hai nước N và U cần tuân thủ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. 

Câu 2. Đọc các thông tin sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d

         Nước M và nước K là hai quốc gia láng giềng có tranh chấp về đường biên giới trên bộ trong nhiều năm. Lực lượng chấp pháp của hai quốc gia thường xuyên có xung đột nhưng không xảy ra xung đột về vũ trang. Ngàu 15 tháng 6, nước K đột ngột có hành vi bắn rocket vào sâu trong lãnh thổ nước M. Cho rằng đây là hành vi gây chiến, xâm phạm chủ quyền quốc gia nên nước M cũng có những động thái đáp trả tương tự. 

a. Hành vi của nước K đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của nước M. 

b. Trong khi xảy ra tranh chấp, việc nước K đột ngột bắn rocket vào lãnh thổ nước M không vi phạm chủ quyền quốc gia. 

c. Việc nước M có những động thái đáp trả tương đương là bảo vệ quyền lợi chính đáng chủ quyền quốc gia, không vi phạm luật pháp quốc tế. 

d. Hai nước cần áp dụng nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. 

Câu 3. Đọc nội dung sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d. 

         Do hạn chế của hạn ngạch xuất khẩu, Công ty T (Quốc tịch Việt Nam) đã thực hiện hợp đồng ủy thác cho Công ty Thương mại N (Quốc tịch Việt Nam) xuất khẩu 3000 tấn bột ngọt, trị giá 312 000 USD cho đối tác tại Singapore là Công ty Ng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Ng tự ý thay đổi thời gian giao hàng đã giao kết trong hợp đồng trước đó nên Công ty Thương mại N tuyên bố đối tác vi phạm hợp đồng. 

a. Hành vi của Công ty Ng vi phạm nguyên tắc tự do tự do giao kết hợp đồng.  

b. Hành vi của Công ty Ng vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết.

c. Việc Công ty Ng thay đổi thời gian giao hàng không ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty Thương mại N. 

d. Công ty Ng thực hiện đúng nguyên tắc tự do hóa thương mại.   

..................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12  –  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

..................................

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi 

02

01

03

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

14

06

01

06

03

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

04

TỔNG

16

6

2

0

6

10

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi 

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội 

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

24

16

24

16

Bài 14. Khái quát chung về pháp luật quốc tế 

Nhận biết

Nêu được một số   khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. 

6

C1, C2, C3, C4, C5, C22

Thông hiểu

Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia. 

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.   

2

C6, C7

Vận dụng

Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về pháp luật.  

4

C1a, C1b, C1c, C1d

Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia  

Nhận biết 

Nhận biết được một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. 

5

C9, C10, C11, C12, C13

Thông hiểu 

Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia đơn giản. 

2

2

C14, C15

C2a, C2b

Vận dụng 

Tự giác thực hiện các quy định của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia. 

Vận dụng các quy định của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia trong giải quyết các tình huống thực tiễn.

2

6

C16

C2c, C2d, C4a, C4b, C4c, C4d

Bài 16.  Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế   

Nhận biết 

Nhận biết được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hợp đồng thương mại quốc tế. 

5

C17, C18, C19, C20, C21

Thông hiểu

Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. 

2

C23, C24

Vận dụng 

Tự giác chấp hành các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

1

4

C8

C3a, C3b, C3c, C3d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay