Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn Lịch sử 6 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.
- Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
- Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
Câu 2. Điểm nổi bật của văn hóa nước ta thời Bắc thuộc là:
- Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.
- Nhân dân ta tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách triệt để.
- Tiếp thu văn hóa Trung Quốc để phát triển dân tộc.
- Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là:
- Khởi nghĩa Bà Triệu.
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Khởi nghĩa Lý Bí.
Câu 4. Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạo thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:
- Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
- Nước ta đã hoàn toàn độc lập.
- Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
- Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Câu 5. Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa:
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ
- Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
- Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Câu 6. Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:
- Dần suy yếu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.
- Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.
- Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.
- Quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 7. Hãy chọn các cụm từ cho sẵn Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), Cửu Chân (Thanh Hóa), Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) để điền vào chỗ trống (…) để phù hợp với nội dung lịch sử.
- Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô, năm 248, tại vùng (1)… Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.
- Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng (2)…
- Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, năm 713 nhân dân (3)…vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan.
- Khoảng năm 776, ở làng (4)…, Phùng Hưng đã hợp quân khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng đất này.
- PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm). Trình bày những việc làm của nhân dân ta để đấu tranh bảo tồn và tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc, phát triển văn hóa Việt trong hàng nghìn năm Bắc thuộc.
Câu 2 (2.5 điểm). Em hãy cho biết:
- Từ Khúc Thừa Dụ đến Ngô Quyền, người Việt đã giành những thắng lợi nào trong cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc?
- Giải thích tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc?
Câu 3 (2.0 điểm). Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? Giới thiệu một vài hiểu biết của em về di tích văn hóa đó và nêu những việc làm để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | |||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chủ đề 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 30% | Những chuyển biến của xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc | ||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||||
Chủ đề 2: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Số câu: 2 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc | Những việc làm của nhân dân ta để đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | ||||||||
Chủ đề 3: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X | ||||||||
Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | |||||||||
Chủ đề 4: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X Số câu: 2 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | Khúc Thừa Dụ xây dựng nền tự chủ | Những thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | ||||||||
Chủ đề 5: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Số câu: 2 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | Sự khác biệt về văn hóa của cư dân Chăm-pa so với cư dân Văn Lang, Âu Lạc | Giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn; Những việc làm đẻ bảo vệ, phát huy giá trị của di tích lich sử | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | ||||||||
Chủ đề 6: Vương quốc Phù Nam Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Sự phát triển của Vương quốc Phù Nam | ||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 6.0 4.5 45% | 2.0 3.0 30% | 1.0 0.5 5% | 1.0 2.0 20% | |||||