Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Lịch sử 6 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

     Câu 1. Những con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc cổ đại là:

  1. Sông Nin và sông Hằng.
  2. Sông Ấn và Sông Hằng.
  3. Trường Giang và Dương Tử.
  4. Hoàng Hà và Trường Giang.

     Câu 2. Hai tác phẩm văn học I-li-át và Ô-đi-xê thuộc thể loại:

  1. Truyền thuyết.
  2. Sử thi.
  3. Văn xuôi.
  4. Truyện ngắn.

     Câu 3. Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp là:

  1. Có nhiều vũng, vịnh kín gió.
  2. Có nguồn khoáng sản phong phú.
  3. Lãnh thổ trải rộng cả ba châu lục.
  4. Nền kinh tế điền trang phát triển.

     Câu 4. Đông Nam Á ngày nay có:

  1. 10 nước.
  2. 11 nước.
  3. 12 nước.
  4. 9 nước.

     Câu 5. Đâu là một sản vật của Đông Nam Á:

  1. Nước ngọt.
  2. Gạo.
  3. Đậu khấu.
  4. Lúa mì.

     Câu 6. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là:

  1. Nơi đóng đô.                                                       
  2. Nông nghiệp và sản xuất.
  3. Tục lệ sinh sống.
  4. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.

     Câu 7. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang hiện không còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay:

  1. Gói bánh chưng, làm bánh giày.
  2. Ăn trầu.
  3. Nhuộm răng đen, xăm mình.
  4. Mặc váy yếm trong cuộc sống hằng ngày.

      Câu 8. Người Văn Lang, Âu Lạc thường sử dụng nhà sàn để:

  1. Cư dân làm nhà ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi nên cần tránh thú dữ.
  2. Tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.
  3. Nguyên vật liệu làm nhà dễ tìm kiếm.
  4. Theo truyền thống có từ xa xưa.
  1. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy cho biết:

  1. Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã có điểm gì khác nhau?
  2. Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy?     

      Câu 2 (2.0 điểm). Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Xác định vị trí kinh đô Âu Lạc và nêu chức năng của kinh đô đó.    

      Câu 3 (2.0 điểm)

  1. Nhận xét về quá trình giao lưu văn hóa ở khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên.
  2. Kể tên một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam mà em biết.

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

     

            CẤP  ĐỘ

Tên chủ đề

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

    

      VẬN DỤNG CAO

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1:

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 2:

Hy Lạp cổ đại

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Thành tựu văn học của Hy Lạp cổ đại

Đặc điểm nhà nước thành bang Hy Lạp

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 3:

La Mã cổ đại

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp

Đặc điểm nhà nước đế chế La Mã

Số câu: 1.0

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 4:

Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Các nước Đông Nam Á ngày nay

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 5:

Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

Số câu: 1

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

Một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 6:

Nước Văn Lang, Âu Lạc

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 25%

Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc, vị trí kinh đô và chức năng kinh đô của Âu Lạc

Điểm khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc

Phong tục tập quán thời Văn Lang, Âu Lạc đến nay không còn được người Việt lưu giữ

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 7

Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Đời sống vật chất của người Âu Lạc

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

4.5

5.0

50%

4.0

3.5

35%

2.0

1.0

10%

0.5

0.5

5%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay