Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Lịch sử 6 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:
- Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
- Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
- Nhu cầu chống ngoại xâm.
- Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
Câu 2. Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cây trồng:
- Nho, ô liu.
- Lúa nước.
- Bạch dương.
- Ngô đồng.
Câu 3. Người La Mã sáng tạo ra hệ thống chữ cái La-tinh gồm:
- 25 chữ cái.
- 26 chữ cái.
- 27 chữ cái.
- 28 chữ cái.
Câu 4. Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các vương quốc cổ:
- Có những dòng sông lớn đổ ra biển.
- Sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên.
- Bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc.
Câu 5. Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo:
- Ấn Độ.
- Trung Quốc.
- Cam-pu-chia.
- In-đô-nê-xi-a.
Câu 6. Một trong những chiếc trống đồng có hoa văn phong phú nhất minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ, được phát hiện vào năm 1893 ở tỉnh Hà Nam là:
- Trống đồng Vạn Gia Bá.
- Trống đồng Đông Sơn.
- Trống đồng Cảnh Thịnh.
- Trống đống Ngọc Lũ.
Câu 7. Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.
Cột A | Cột B |
1. Năm 221 TCN | a. Là tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc. |
2. Kinh Thi | b. Là công trình sử học đồ sộ trong thời cổ đại. |
3. Cuối thế kỉ VI | c. Tần Doanh Chính lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng, thực hiệu nhiều chính sách, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau. |
4. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên | d. Nhà Tùy đã thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến. |
- PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). So sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và tổ chức nhà nước của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Câu 2 (2.0 điểm). Miêu tả một số nét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Câu 3 (2.0 điểm)
- Trình bày sơ lược vị trí địa lí của các nước Đông Nam Á. Vị trị địa lí đó đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?
- Nêu một số câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo mà em biết.
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
Chủ đề 1: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Thành tựu văn học của Trung Quốc cổ đại | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | ||||||||
Chủ đề 2: Hy Lạp cổ đại Số câu: 1.5 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại | Điều kiện tự nhiên, tổ chức nhà nước của Hy Lạp cổ đại | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0.5 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | |||||||
Chủ đề 3: La Mã cổ đại Số câu: 1.5 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Thành tựu văn hóa tiêu biểu của La Mã cổ đại | Điều kiện tự nhiên, tổ chức nhà nước của La Mã cổ đại | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0.5 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | |||||||
Chủ đề 4: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X Số câu: 2 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | Vị trí địa lí của khu vực ĐNA, ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển khu vực ĐNA | Sự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á | Thành ngữ , tục ngữ của người Việt Nam liên quan đến lúa gạo | |||||
Số câu: 0.5 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0.5 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||
Chủ đề 5: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X) Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Tác động của quá trình giao lưu văn hóa ở ĐNA | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 6: Nước Văn Lang, Âu Lạc Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Sự ra đời của nhà nước Văn Lang | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 7 Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc Số câu: 2 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc | Chiếc trống đồng đại diện cho văn minh người Việt cổ | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 4.5 5.5 55% | 4.0 3.5 35% | 1.0 0.5 5% | 0.5 0.5 5% |