Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 chân trời sáng tạo (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Lịch sử 6 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ kí của GK1 | Chữ kí của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Năm 179 TCN – 938.
B. Năm 179 – 938.
C. Năm 111 TCN – 905.
D. Năm 111 – 905.
Câu 2 (0,25 điểm). Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Việt.
C. Đại Ngu.
D. Vạn Xuân.
Câu 3 (0,25 điểm). Ngô Quyền đã tổ chức trận quyết chiến nhằm đánh bại quân Nam Hán trên
A. sông Bạch Đằng.
B. sông Hồng.
C. sông Mã.
D. sông Cả.
Câu 4 (0,25 điểm). Tại sao người Chăm chọn Trà Kiệu (Simhapura) làm kinh đô trong thời kì đầu của Chăm-pa?
A. Vị trí thuận lợi cho giao thương đường biển và phòng thủ.
B. Là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên.
C. Nằm gần trung tâm của văn hóa Ấn Độ.
D. Là nơi tập trung đông người Hán di cư.
Câu 5 (0,25 điểm). Sự giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Hán trong thời kì Bắc thuộc có tác động gì đến văn hóa Việt Nam?
A. Văn hóa Việt bị mất hoàn toàn bản sắc.
B. Văn hóa Việt tiếp thu một số yếu tố mới từ Trung Hoa nhưng vẫn giữ bản sắc riêng.
C. Văn hóa Việt bị phong kiến phương Bắc áp đặt hoàn toàn.
D. Văn hóa Việt trở thành một phần của văn hóa Trung Hoa.
Câu 6 (0,25 điểm). Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam.
C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.
D. Nâng cao trình độ nhận thức cho người Việt.
Câu 7 (0,25 điểm). Lăng Ngô Quyền được xây ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) có ý nghĩa gì?
A. Đường Lâm là nơi Ngô Quyền mất.
B. Đường Lâm là nơi Ngô Quyền xưng vương.
C. Kinh đô của đất nước là vùng đất Đường Lâm.
D. Nhân dân Việt Nam luôn nhớ đến công lao của Ngô Quyền.
Câu 8 (0,25 điểm). Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa…
B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
C. Nhuộm răng đen, xăm mình.
D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Trình bày biểu hiện của đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc?
Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43).
Câu 3 (0,5 điểm). Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | ||
Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 1,5 | ||
Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước TK X | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,75 | ||
Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | ||
Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ TK II đến TK X | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 0,75 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 | ||
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,5 | 1,0 | 0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5 điểm 50% | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ….........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 16 | 2 | 0 | ||||
Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | Nhận biết | - Nhận biết được ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | - Xác định được sự giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Hán trong thời kì Bắc thuộc có tác động gì đến văn hóa Việt Nam. | 1 | C5 | |||
Bài 17 | 2 | 1 | ||||
Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Nhận biết | - Nhận biết được các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì. - Nhận biết được biểu hiện của đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc. | 1 | 1 | C6 | C1 |
Vận dụng | - Xác định được yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc. | 1 | C8 | |||
Bài 18 | 1 | 1 | ||||
Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước TK X | Nhận biết | - Nhận biết được sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là gì. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43). | 1 | C2 | |||
Bài 19 | 2 | 0 | ||||
Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | Nhận biết | - Nhận biết được Ngô Quyền đã tổ chức trận quyết chiến nhằm đánh bại quân Nam Hán ở đâu. | 1 | C3 | ||
Vận dụng | - Xác định được ý nghĩa của Lăng Ngô Quyền được xây ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). | 1 | C7 | |||
Bài 20 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Chăm-pa từ TK II đến TK X | Vận dụng | - Xác định được tại sao người Chăm chọn Trà Kiệu (Simhapura) làm kinh đô trong thời kì đầu của Chăm-pa. | 1 | C4 | ||
Vận dụng cao | - Xác định được di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. | 1 | C3 |