Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 chân trời sáng tạo (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Lịch sử 6 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ........................... | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS ........................... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ kí của GK1 | Chữ kí của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Triệu Đà xâm lược và biến Âu Lạc thành một bộ phận lãnh thổ của Nam Việt vào năm nào?
A. Năm 200 TCN.
B. Năm 180 TCN
C. Năm 150 TCN.
D. Năm 179 TCN.
Câu 2 (0,25 điểm). Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra ở đâu?
A. Long Biên.
B. Mê Linh.
C. Hoan Châu (Nghệ An).
D. Châu Ái (Thanh Hóa).
Câu 3 (0,25 điểm). Khúc Thừa Dụ được nhân dân tôn xưng là gì?
A. Tiết độ sứ.
B. Hoàng đế.
C. Quốc công.
D. Đại tướng quân.
Câu 4 (0,25 điểm). Tại sao Chăm-pa không thể duy trì vị thế mạnh mẽ sau thế kỉ X?
A. Sự nổi lên của Đại Việt và các nước Đông Nam Á khác.
B. Mất đi các tuyến giao thương quan trọng.
C. Nội chiến liên miên giữa các vương quốc nhỏ.
D. Chính sách cai trị sai lầm của các vua Chăm.
Câu 5 (0,25 điểm). Điểm khác biệt lớn nhất trong chính sách cai trị của nhà Đường so với nhà Hán ở Việt Nam là gì?
A. Tăng cường đồng hóa văn hóa.
B. Chú trọng phát triển kinh tế ở Việt Nam.
C. Thành lập các đô hộ phủ để cai trị.
D. Áp đặt văn hóa Trung Hoa triệt để hơn.
Câu 6 (0,25 điểm). Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Làm giấy.
B. Đúc trống đồng.
C. Làm gốm.
D. Sản xuất muối.
Câu 7 (0,25 điểm). Ngô Quyền đã tận dụng yếu tố nào để đánh bại quân Nam Hán?
A. Thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng.
B. Địa hình hiểm trở ở vùng núi.
C. Sự yếu kém của quân Nam Hán.
D. Tinh thần bất khuất của binh lính.
Câu 8 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) có ý nghĩa gì về mặt bảo tồn văn hóa?
A. Chống lại ảnh hưởng kinh tế từ Trung Hoa.
B. Bảo vệ tiếng Việt và phong tục truyền thống.
C. Xóa bỏ hoàn toàn Nho giáo ở Việt Nam.
D. Củng cố văn hóa Trung Quốc tại Giao Châu.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến đối với nước ta thất bại phương Bắc?
Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
Câu 3 (0,5 điểm). Bài học lịch sử nào quan trọng nhất từ sự phát triển và những thách thức của Vương quốc Chăm-pa giai đoạn từ thế kỈ II đến thế kỈ X đối với các quốc gia Đông Nam Á hiện đại?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | ||
Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 1 | 1,5 | ||
Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước TK X | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1,75 | ||
Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | ||
Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ TK II đến TK X | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 0,75 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 | ||
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,5 | 1,0 | 0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5 điểm 50% | 5 điểm |
TRƯỜNG THCS ….........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 16 | 2 | 0 | ||||
Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | Nhận biết | - Nhận biết được Triệu Đà xâm lược và biến Âu Lạc thành một bộ phận lãnh thổ của Nam Việt vào năm nào. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | - Xác định được điểm khác biệt lớn nhất trong chính sách cai trị của nhà Đường so với nhà Hán ở Việt Nam. | 1 | C5 | |||
Bài 17 | 2 | 1 | ||||
Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Nhận biết | - Nhận biết được yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc. - Nhận biết được những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến đối với nước ta thất bại phương Bắc. | 1 | 1 | C6 | C1 |
Vận dụng | - Xác định được cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) có ý nghĩa gì về mặt bảo tồn văn hóa. | 1 | C8 | |||
Bài 18 | 1 | 1 | ||||
Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước TK X | Nhận biết | - Nhận biết được khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra ở đâu. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). | 1 | C2 | |||
Bài 19 | 2 | 0 | ||||
Bước ngoặt lịch sử đầu TK X | Nhận biết | - Nhận biết được nhân dân tôn xưng Khúc Thừa Dụ là gì. | 1 | C3 | ||
Vận dụng | - Xác định được Ngô Quyền đã tận dụng yếu tố nào để đánh bại quân Nam Hán. | 1 | C7 | |||
Bài 20 | 1 | 1 | ||||
Vương quốc Chăm-pa từ TK II đến TK X | Vận dụng | - Xác định được tại sao Chăm-pa không thể duy trì vị thế mạnh mẽ sau thế kỉ X. | 1 | C4 | ||
Vận dụng cao | - Xác định được bài học lịch sử nào quan trọng nhất từ sự phát triển và những thách thức của Vương quốc Chăm-pa giai đoạn từ thế kỈ II đến thế kỈ X đối với các quốc gia Đông Nam Á hiện đại. | 1 | C3 |