Đề thi cuối kì 2 lịch sử 9 kết nối tri thức (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 học kì 2 môn Lịch sử 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào

A. “đánh nhanh tiến nhanh, đánh chắc tiến chắc”.

B. “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

C. “tất cả vì miền Nam thân yêu”.

D. “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 2. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.

C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước.

Câu 3. Quốc gia nào đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ?   

A. Liên Bang Nga.

B. Đức.

C. Trung Quốc.

D. Pháp.

Câu 4. Quốc gia nào của Đông Bắc Á là một trong bốn “con rồng” châu Á?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

Câu 5. Nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ sau năm 1991 đến nay là gì?

A. Đổi mới, phát triển và hội nhập.

B. Xây dựng cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp.

C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

Câu 6. Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ hiện đại là làm xuất hiện xu thế

A. Chiến tranh lạnh.

B. Toàn cầu hóa.

C. Công nghiệp hóa.

D. Hòa bình, hòa hoãn.

Câu 7. Chiến thắng nào sau đây không phải là thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?

A. Chiến thắng Bình Giã (2/1964).

B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).

C. Chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).

D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước (1975)?

A. Là căn cứ địa cách mạng của cả nước.

B. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Lào.

C. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Campuchia.

D. Là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.

Câu 9. Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mỹ?

A. Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao.

B. Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ.

C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác.

D. Tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang.

Câu 10. Các quốc gia/ vùng lãnh thổ nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á?

A. Hồng Công, Đài Loan.

B. Triều Tiên, Hàn Quốc.

C. Thái Lan, Ấn Độ.

D. Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 11. Chính sách nào đã giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu?

A. Chính sách về giáo dục miễn phí.

B. Chính sách giảm nghèo.

C. Chính sách Đổi mới kinh tế.

D. Chính sách bảo vệ môi trường.

Câu 12. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân đã chứng tỏ điều gì?

A. Khoa học - kĩ thuật phát triển là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.

B. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật cũng có thể trở thành mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống của con người.

C. Con người đã đạt đến đỉnh cao mới về trình độ chinh phục tự nhiên.

D. Các loại vũ khí trước đó của con người đã không còn được sử dụng.

...........................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc tư liệu sau đây:

       “Nhằm định hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, cam kết xây dựng cộng đồng hòa bình, ổn định và tự cường, ứng phó hiệu quả với các thách thức.

Chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng rằng, hình ảnh một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững nhất định sẽ trở thành hiện thực trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI”.

(Hồng Phong, Tìm hiểu về ASEAN, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.151)

a) Nội dung tư liệu khẳng định triển vọng phát triển của Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

b) Tháng 11-2015, cùng với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.

c) Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 nhằm xây dựng ASEAN thành cộng đồng mạnh về kinh tế và quân sự.

d) Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, ASEAN sẽ trở thành một tổ chức khu vực mạnh nhất toàn cầu.

...........................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 9  –  KẾT NỐI TRI THỨC

...........................................

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

5

1

3

0

0

1

Nhận thức và tư duy lịch sử

1

5

1

0

3

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

6

6

4

0

0

0

TỔNG

16

4

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

24

16

24

16

Bài 17. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975 

Nhận biết

Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1965 – 1975 (chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ).   

1

C1

Thông hiểu

Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

Mô tả được các thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 – 1975. 

1

C7

Vận dụng 

Nêu những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

1

C13

Bài 18. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 

Nhận biết

Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. 

Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. 

1

C2

Thông hiểu

Nêu được kết quả, ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. 

Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, giải thích được nguyên nhân công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. 

1

C8

Vận dụng

Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. 

1

C14

Bài 19. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay 

Nhận biết

Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. 

1

C3

Thông hiểu

Nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay. 

Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. 

1

C9

Vận dụng

Tìm hiểu trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. 

1

C15

Bài 20. Châu Á từ năm 1991 đến nay 

Nhận biết

Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay. 

1

1

C4

C1a

Thông hiểu 

Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN. 

1

3

C10

C1b, C1c, C1d

Vận dụng 

Nêu những việc làm góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới. 

1

C16

Bài 21. Việt Nam từ năm 1991 đến nay 

Nhận biết 

Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh, ...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay. 

1

C5

Thông hiểu 

Trình bày được khái lược các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay.  

1

C11

Bài 22. Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa 

Nhận biết 

Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. 

1

C6

Thông hiểu 

Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam. 

1

C12

Vận dụng 

Liên hệ với bản thân trong việc phát triển xã hội toàn cầu hóa. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay