Đề thi cuối kì 2 lịch sử 9 kết nối tri thức (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Lịch sử 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến thắng Núi Thành.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
D. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
Câu 2. Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước vào thời gian nào?
A. tháng 5/1975. | B. tháng 9/1975. |
C. tháng 7/1976. | D. tháng 12/1976. |
Câu 3. Quốc gia nào đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ?
A. Liên Bang Nga. | B. Đức. | C. Trung Quốc. | D. Pháp. |
Câu 4. Quốc gia nào của Đông Bắc Á là một trong bốn “con rồng” châu Á?
A. Nhật Bản. | B. Trung Quốc. | C. Hàn Quốc. | D. Triều Tiên. |
Câu 5. Nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ sau năm 1991 đến nay là gì?
A. Đổi mới, phát triển và hội nhập.
B. Xây dựng cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp.
C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 6. Cách mạng xanh là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp. | B. Dịch vụ. | C. Nông nghiệp. | D. Xây dựng. |
Câu 7. Chiến thắng nào sau đây không phải là thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?
A. Chiến thắng Bình Giã (2/1964).
B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
C. Chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).
D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước (1975)?
A. Là căn cứ địa cách mạng của cả nước.
B. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Lào.
C. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Campuchia.
D. Là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
Câu 9. Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mỹ?
A. Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao.
B. Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ.
C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác.
D. Tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang.
Câu 10. Các quốc gia/ vùng lãnh thổ nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á?
A. Hồng Công, Đài Loan.
B. Triều Tiên, Hàn Quốc.
C. Thái Lan, Ấn Độ.
D. Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 11. Chính sách nào đã giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu?
A. Chính sách về giáo dục miễn phí.
B. Chính sách giảm nghèo.
C. Chính sách Đổi mới kinh tế.
D. Chính sách bảo vệ môi trường.
Câu 12. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân đã chứng tỏ điều gì?
A. Khoa học - kĩ thuật phát triển là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.
B. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật cũng có thể trở thành mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống của con người.
C. Con người đã đạt đến đỉnh cao mới về trình độ chinh phục tự nhiên.
D. Các loại vũ khí trước đó của con người đã không còn được sử dụng.
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc tư liệu sau đây:
“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả quản lí xã hội. Chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 52-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngày 27 – 9 – 2019)
a) Để tận dụng cơ hội, cần phải nâng cao năng suất lao động, cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế và hiệu quả quản lý xã hội.
b) Mục tiêu là không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn duy trì sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.
c) Việt Nam không cần chủ động phòng ngừa các tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp
d) Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chỉ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển kinh tế.
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 1 | 3 | 0 | 0 | 1 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 1 | 5 | 1 | 0 | 3 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 6 | 6 | 4 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 16 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
24 | 16 | 24 | 16 | |||||
Bài 17. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975 | Nhận biết | Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1965 – 1975 (chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ). | 1 | C1 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | Mô tả được các thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 – 1975. | 1 | C7 | ||||
Vận dụng | Nêu những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). | 1 | C13 | |||||
Bài 18. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 | Nhận biết | Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. | Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. | 1 | C2 | |||
Thông hiểu | Nêu được kết quả, ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, giải thích được nguyên nhân công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | 1 | C8 | ||||
Vận dụng | Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. | 1 | C14 | |||||
Bài 19. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. | 1 | C3 | ||||
Thông hiểu | Nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay. | Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. | 1 | C9 | ||||
Vận dụng | Tìm hiểu trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. | 1 | C15 | |||||
Bài 20. Châu Á từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay. | 1 | C4 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN. | 1 | C10 | |||||
Vận dụng | Nêu những việc làm góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới. | 1 | C16 | |||||
Bài 21. Việt Nam từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh, ...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay. | 1 | C5 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được khái lược các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. | 1 | C11 | |||||
Bài 22. Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa | Nhận biết | Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. | 1 | C6 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam. | 1 | 3 | C12 | C4b, C4c, C4d | |||
Vận dụng | Liên hệ với bản thân trong việc phát triển xã hội toàn cầu hóa. | 1 | C4a |