Đề thi cuối kì 2 lịch sử 9 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Lịch sử 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976) đã quyết định tên nước là
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Việt Nam Cộng hòa.
D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam.
Câu 2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ra đời sau thất bại của chiến lược nào?
A. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B. “Chiến tranh đơn phương”.
C. “Chiến tranh đặc biệt”.
D. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa là gì?
A. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
B. Nền kinh tế thị trường.
C. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
D. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Từ năm 1991, xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh được thay thế bằng:
A. Xu thế chiến tranh trực tiếp.
B. Xu thế đối thoại.
C. Xu thế bạo lực cách mạng.
D. Xu thế thuộc địa.
Câu 5. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế
A. toàn cầu hóa. | B. đa dạng hóa. |
C. hợp tác và đấu tranh. | D. hòa hoãn tạm thời. |
Câu 6. Nội dung của công cuộc Đổi mới của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011 là
A. Phá thế bị bao vây, cô lập.
B. Hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới.
D. Vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh thuận lợi của cách mạng nước ta sau năm 1975?
A. Đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất về lãnh thổ.
C. Uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 8. Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân hai miền.
D. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.
Câu 9. Trong giai đoạn 1991 – 2000, Nhật Bản đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
D. Hòa bình, thân thiện và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 10. T Nội dung nào phản ánh đúng nhất về diện mạo nền kinh tế Mỹ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?
A. Tăng trưởng liên tục, địa vị Mỹ dần phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.
B. Giảm sút nghiêm trọng, Mỹ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới.
C. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
D. Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng.
Câu 11. Đặc điểm điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với quy mô lớn với tốc độ nhanh.
Câu 12. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc tư liệu sau đây:
“... Ngày 3-2-1994, Chinh phủ Mỹ tuyên bổ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam và hai bên mở cửa cơ quan đại diện của nhau. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, và là bước ngoặt phát triển quan hệ Việt-Mỹ.
Sự kiện quan trọng nhất, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ — Việt là ngày 11-7-1995, Tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Như vậy, cho đến thời điểm này, Mỹ là nước lớn cuối cùng trên thế giới đã bình thường hoá quan hệ với Việt Nam".
(Đinh Xuân Lý, Đối ngoại Việt Nam qua các thời kì lịch sử (1945 - 2012),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.254)
a) Sau sự kiện ngày 11-7-1995, Việt Nam đã có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn trên thế giới.
b) Việc Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam là một bước ngoặt trong quan hệ Việt - Mỹ.
c) Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác toàn diện và tin cậy từ sau năm 1995.
d) Việc Mỹ và Việt Nam mở cửa cơ quan đại diện của nhau đã chính thức đưa quan hệ hai nước bước vào thời kì thân thiện, hợp tác.
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 1 | 3 | 2 | 0 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 1 | 5 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 6 | 6 | 4 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG | 16 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
24 | 16 | 24 | 16 | |||||
Bài 17. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975 | Nhận biết | Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1965 – 1975 (chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ). | 1 | C2 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | Mô tả được các thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 – 1975. | 1 | C8 | ||||
Vận dụng | Nêu những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn, tri ân của em đến các anh hùng liệt sĩ và những người có đóng góp tiêu biểu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). | 1 | C14 | |||||
Bài 18. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 | Nhận biết | Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. | Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. | 1 | C1 | |||
Thông hiểu | Nêu được kết quả, ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, giải thích được nguyên nhân công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. | 1 | C7 | ||||
Vận dụng | Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. | 1 | C13 | |||||
Bài 19. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. | 1 | C4 | ||||
Thông hiểu | Nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay. | Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. | 1 | C10 | ||||
Vận dụng | Tìm hiểu trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. | 1 | C16 | |||||
Bài 20. Châu Á từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay. | 1 | C3 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN. | 1 | C9 | |||||
Vận dụng | Nêu những việc làm góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới. | 1 | C15 | |||||
Bài 21. Việt Nam từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh, ...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay. | 1 | 2 | C6 | C1a, C1c | ||
Thông hiểu | Trình bày được khái lược các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. | 1 | 2 | C12 | C1b, C1d | |||
Bài 22. Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa | Nhận biết | Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. | 1 | C5 | ||||
Thông hiểu | Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam. | 1 | C11 | |||||
Vận dụng | Liên hệ với bản thân trong việc phát triển xã hội toàn cầu hóa. |