Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Sinh học 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Thành phần loài được thể hiện qua điều gì?
A. Số lượng cá thể trong quần xã
B. Số lượng loài trong quần xã
C. Số lượng loài trong quần thể
D. Số lượng cá thể trong quần thể
Câu 2. Một hệ sinh thái bị suy thoái thường có đặc điểm:
A. Số lượng loài tăng mạnh
B. Cấu trúc lưới thức ăn trở nên đơn giản, dễ đứt gãy
C. Quần xã phong phú và đa dạng hơn
D. Vòng tuần hoàn vật chất được đẩy mạnh
Câu 3. Thành phần nào sau đây thuộc yếu tố sinh cảnh?
A. Sinh vật tiêu thụ
B. Sinh vật phân giải
C. Sinh vật sản xuất
D. Khí hậu
Câu 4. Trong quá trình diễn thế sinh thái, khi quần xã đạt đến trạng thái ổn định, sự đa dạng loài của nó:
A. Giảm dần.
B. Tăng dần.
C. Giữ nguyên không thay đổi.
D. Đạt được mức độ tối đa.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Trong hai cây phát sinh chủng loại trong hình dưới đây, các chữ cái (A - F) đại diện cho các loài.
Câu 5: Các quần thể trong tự nhiên thường có xu hướng như thế nào?
A. Phát tán quần thể
B. Phát tán cá thể
C. Phát tán cơ thể
D. Phát tán chất dinh dưỡng
Câu 6. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Cách li địa lí.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 7. Ốc bươu vàng gây hại mùa màng vì sinh sản nhanh, ít thiên địch. Đây là hậu quả của:
A. Phân li ổ sinh thái
B. Loài chủ chốt bị tuyệt diệt
C. Di nhập loài ngoại lai không kiểm soát
D. Hỗ trợ giữa các loài bị mất
Câu 8. Các hoạt động có chủ đích nhằm khởi xướng hoặc thúc đẩy sự khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi sức khoẻ, tính toàn vẹn và tính bền vững của các hệ sinh thái đó, được gọi là gì?
A. Phục hồi sinh khí
B. Phục hồi sinh thái
C. Phục hồi sinh quyển
D. Phục hồi sinh học
Câu 9. Cánh dơi và tay người có kiểu cấu tạo xương giống nhau do chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên thuộc bằng chứng tiến hóa
A. sinh học phân tử.
B. giải phẫu so sánh.
C. tế bào học.
D. hóa thạch.
Câu 10. Trong nhóm nhân tố hữu sinh, nhân tố nào có ảnh hưởng lớn đến cả nhân tố vô sinh và hữu sinh?
A. Thực vật
B. Động vật
C. Môi trường
D. Con người
Câu 11: Trong một hệ sinh thái, việc tăng mạnh quần thể sinh vật tiêu thụ bậc 3 có thể gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Tăng sinh vật sản xuất
B. Giảm sinh vật phân giải
C. Suy giảm sinh vật tiêu thụ bậc 2
D. Mất cân bằng nhân tố vô sinh
Câu 12: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là ví dụ của phiêu bạt di truyền?
A. Allele quy định khả năng tích luỹ melanine tăng lên ở một quần thể kích thước nhỏ vì các cá thể này có khả năng sống sót cao hơn trong điều kiện bức xạ mặt trời mạnh.
B. Đột biến ngẫu nhiên làm tăng tần số allele A trong một quần thể nhưng không xảy ra ở quần thể khác.
C. Allele D đạt tần số là 1 do các cá thể có kiểu gene dd không có khả năng sinh sản.
D. Dịch bệnh do virus xảy ra làm chết phần lớn cá thể của quần thể, chỉ một số ít cá thể sống sót và ngẫu nhiên không mang allele a, do đó tần số allele a bằng 0.
Câu 13: Nhóm nào sau đây thuộc nhân tố sinh thái?
A. Nhân tố vô cơ
B. Nhân tố hữu cơ
C. Nhân tố vô sinh
D. Nhân tố vô hình
Câu 14. Một số loài hoa chỉ nở vào một khung giờ nhất định trong ngày là biểu hiện của:
A. Sự thích nghi di truyền
B. Sự cạnh tranh giữa các loài
C. Nhịp sinh học của sinh vật
D. Sự biến đổi môi trường
Câu 15. ...........................................
...........................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Các bằng chứng tiến hóa như hóa thạch, giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh học phân tử giúp chứng minh sự tiến hóa và mối quan hệ giữa các loài sinh vật.
a) Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy các loài sinh vật đã từng tồn tại và tiến hóa qua thời gian.
b) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có hình dạng và chức năng giống nhau ở tất cả các loài sinh vật.
c) Cấu trúc thoái hóa là những cấu trúc không còn chức năng rõ ràng ở sinh vật hiện tại nhưng lại giống với cấu trúc có chức năng ở tổ tiên.
d) Các cấu trúc tương tự ở các loài là bằng chứng cho thấy chúng có cùng tổ tiên chung.
Câu 2. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phân bố và hoạt động sống của sinh vật trong tự nhiên thông qua những quy luật sinh thái đặc trưng.
a) Nếu một loài cá chỉ có thể sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 20°C đến 30°C, thì 20°C và 30°C là giới hạn trên và dưới của giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài đó.
b) Một loài thực vật ưa sáng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng yếu để tránh bị khô héo.
c) Việc mất đi một loài động vật ăn cỏ trong hệ sinh thái có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài động vật ăn thịt cùng sống trong môi trường đó.
d) Một loài thực vật có thể ra hoa tốt trong điều kiện nhiệt độ ban ngày là 25°C, nhưng lại không tích lũy đủ chất dinh dưỡng nếu đêm quá lạnh (dưới 10°C). Đây là ví dụ về quy luật tác động không đồng đều của một nhân tố sinh thái.
Câu 3. Phát triển bền vững là chiến lược toàn diện kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai.
a) Việc sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió giúp giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
b) Phát triển nông nghiệp bền vững chỉ tập trung vào việc nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản, không liên quan đến bảo vệ môi trường hay công bằng xã hội.
c) Phát triển bền vững là sự phát triển chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa các hoạt động khai thác tài nguyên.
d) Chính sách dân số hợp lý giúp ổn định lực lượng lao động, góp phần lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường trong dài hạn.
Câu 4. ...........................................
...........................................
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy viết liền các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn mô tả đúng về đặc điểm của quần thể được khôi phục.
(1) Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
(2) Có tần số kiểu gene, tần số allele giống với quần thể ban đầu.
(3) Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
(4) Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.
Câu 2: Một cây trồng sinh trưởng tốt nhất ở cường độ ánh sáng từ 6000 lux đến 10000 lux. Vào ngày trời âm u, cường độ ánh sáng giảm xuống còn 3000 lux.
Hỏi cường độ này nằm trong khoảng nào?
thuận lợi
khoảng ức chế
ngoài giới hạn sinh thái
Câu 3. Sau một vụ cháy rừng, diện tích 100 ha bị thiệt hại hoàn toàn. Trong giai đoạn đầu của quá trình diễn thế sinh thái thứ sinh, loài thực vật tiên phong như cỏ và cây bụi chiếm khoảng 60% diện tích khu vực bị cháy. Sau 5 năm, tỉ lệ cây thân gỗ trong khu vực này chiếm 30% diện tích, còn lại là cỏ và cây bụi.
Hãy tính diện tích cỏ, cây bụi sau 5 năm.
Câu 4. Các phát biểu về tác động của sinh vật ngoại lai và các biện pháp bảo tồn
Sinh vật ngoại lai có thể gây mất cân bằng sinh thái nếu phát triển quá nhanh trong môi trường mới.
Bảo tồn nguyên vị giữ gìn sinh vật tại nơi sống tự nhiên, còn bảo tồn chuyển vị đưa sinh vật đến nơi sống nhân tạo.
Việc trồng nhiều cây ngoại lai sinh trưởng nhanh luôn có lợi cho việc phục hồi rừng.
Vườn quốc gia là ví dụ điển hình của bảo tồn chuyển vị.
Một số loài ngoại lai có thể trở thành loài xâm lấn nếu không được kiểm soát.
Số phát biểu đúng là (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn).
Câu 5: ...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức sinh học | 5 23344 | 4 1 | 2 1,2 | ||||||
2. Tìm hiểu thế giới sống | 4 1122 | 3 234 | 1 4 | 4 3 | 1 3,4 | 1 2 | |||
3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học | 1 1 | 1 3 | 3 234 | 3 2 | 4 4 | 1 2 | 1 3 | 3 | |
Tổng | 10 | 4 | 4 | 3 | 12 | 1 | 3 | 2 | 1 |
45% | 40% | 15% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức sinh học | Tìm hiểu thế giới sống | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
PHẦN NĂM: TIẾN HÓA | ||||||||||
1. BẰNG CHỨNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA | Biết | - Nhận biết các bằng chứng tiến hóa. - Nhận biết được quan điểm của Darwin về CLTN và hình thành loài. - Nhận biết các nhân tố tiến hóa. - Tìm hiểu các cơ chế hình thành loài. Nhận biết được sự kiện tiến hóa lớn | Phân tích đặc điểm quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Tìm hiểu quá trình phát sinh loài người. | Dựa vào kiến thức đã học, phân tích sự tác động của các nhân tố tiến hóa dựa trên cấu trúc di truyền của quần thể. Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về mối quan hệ tiến hóa giữa các loài. | 3 | 1 | C6, 9,12 | C6 | ||
Hiểu | Phân tích được đặc điểm của các bằng chứng tiến hóa. Phân tích được đặc điểm của các nhân tố tiến hóa. Tìm hiểu thí nghiệm của Miller và Urey. | Phân tích mối liên quan giữa các vết tích của bằng chứng tiến hóa. Hình thành giả thuyết về học thuyết tiến hóa của Darwin. - Tìm hiểu những yếu tố đã đóng góp vào sự thay đổi kiểu hình màu sắc của bướm đêm trong rừng cây bạch dương. - Hình thành giả thuyết nghiên cứu cơ chế hình thành loài. | Xác định được cây phát sinh chủng loại phản ánh mối quan hệ của các loài. | 1 | C1abcd | |||||
VD | Hình thành những luận điểm dựa trên kết quả thí nghiệm nghiên cứu bằng chứng tiến hóa. Xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên thí nghiệm phân tích trình tự DNA của 4 loài động vật có quan hệ họ hàng. | Vận dụng kiến thức, kĩ năng phân tích của tác động lên một quần thể. | ||||||||
PHẦN SÁU: SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG | ||||||||||
2. MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ | Biết | Phát biểu được khái niệm môi trường sống của sinh vật. Trình bày được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể. Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | 3 | 3 | 2 | C5 C10 C13 | C2abc | C1 C2 | ||
Hiểu | Lấy được ví dụ chứng minh sự ổn định của quần thể phụ thuộc sự ổn định của các đặc trưng của quần thể. | 1 | 1 | C14 | ||||||
VD | Giải thích được nhịp sinh học chính là sự thích nghi của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Tìm hiểu được nhịp sinh học của chính cơ thể mình. | Giải thích được cơ chế điều hoà mật độ của quần thể. Phân tích được các ứng dụng hiểu biết về quần thể trong thực tiễn (trồng trọt, chăn nuôi, bảo tồn,...). | 1 | C18 | C2d | |||||
3. SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ | Biết | Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật. Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. | Trình bày được khái niệm mối quan hệ giữa các loài trong quần xã | 2 | 1 | C1 C3 | C3 | |||
Hiểu | Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái. | Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã | Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái, từ đó nêu được dạng nào có bản chất là sự tiến hoá thiết lập trạng thái thích nghi cân bằng của quần xã. Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn. | 2 | 1 | 1 | C7 C11 | C4abcd | C5 | |
VD | Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ quần xã. | 2 | 1 | C4 C15 | C3 | |||||
4. SINH THÁI HỌC PHỤC HỔI, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | Biết | Nêu được khái niệm sinh thái học phục hồi, bảo tồn. Trình bày được khái niệm và các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Nêu được khái niệm và vai trò phát triển nông nghiệp bền vững. | 2 | C8 C16 | ||||||
Hiểu | Phân tích được vai trò và các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, năng lượng). | 1 | 1 | 1 | C2 | C3abcd | C4 | |||
Vận dụng | Tìm hiểu về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn, những biện pháp chủ yếu hạn chế gây ô nhiễm môi trường | 1 | C17 |