Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Sinh học 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Theo Darwin, sự đa dạng của các giống vật nuôi và cây trồng là kết quả của quá trình
A. chọn lọc nhân tạo.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. phát sinh biến dị cá thể.
D. chăm sóc, nuôi dưỡng của con người.
Câu 2. Quần thể sinh vật được hiểu là:
A. Tất cả các sinh vật sống trong cùng một môi trường
B. Tập hợp các loài sinh vật khác nhau sống chung với nhau
C. Tập hợp cá thể cùng loài, sống trong không gian, thời gian xác định và có khả năng sinh sản
D. Nhóm cá thể sống cùng nơi nhưng không liên quan đến nhau
Câu 3. Loài có số lượng lớn nhất hoặc sinh khối cao nhất trong quần xã được gọi là gì?
A. Loài ưu thế
B. Loài yếu thế
C. Loài đặc trưng
D. Loài chủ chốt
Câu 4. Loài người xuất hiện sau cùng và tồn tại cho đến ngày nay có tên gọi là
A. Homo erectus.
B. Homo sapiens.
C. Homo habilis.
D. Homo denisova.
Câu 5: Xác côn trùng trong hổ phách được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây?
A. Hóa thạch.
B. Tế bào học.
C. Sinh học phân tử.
D. Giải phẫu so sánh.
Câu 6. Hiện trạng của các hệ sinh thái thời gian gần đây diễn ra như thế nào?
A. Đang bị suy thoái nhanh
B. Đang phục hồi nhanh
C. Đang có hiện tượng suy giảm số lượng
D. Đang trên đà phát triển
Câu 7. Mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A. Cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về thức ăn
B. Cá thể bảo vệ, chăm sóc lẫn nhau giúp tăng khả năng sống sót
C. Các loài khác nhau săn mồi
D. Cá thể di cư khỏi quần thể
Câu 8. Các hoạt động bảo vệ và gìn giữ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên được gọi là gì?
A. Sinh học bảo tồn
B. Bảo tồn đa dạng sinh vật
C. Bảo tồn sinh thái học
D. Sinh thái học bảo tồn
Câu 9. Tại sao việc phục hồi rừng ngập mặn giúp tăng trữ lượng thủy sản ở ven biển?
A. Vì ngập mặn cung cấp nhiều oxy cho cá
B. Vì rừng ngập mặn ngăn cản tàu thuyền đánh bắt cá\
C. Vì làm tăng độ mặn trong nước biển
D. Vì tạo nơi cư trú, sinh sản và nguồn thức ăn cho nhiều loài thủy sinh
Câu 10. Kiểu phân bố nào giúp sinh vật tận dụng tối đa nguồn sống của môi trường?
A. Phân bố theo nhóm
B. Phân bố đồng đều
C. Phân bố ngẫu nhiên
D. Phân bố theo tuổi
Câu 11: Loài chỉ phân bố hoặc tập trung nhiều ở một số sinh cảnh nhất định nhưng có vai trò quan trọng trong quần xã được gọi là:
A. Loài đặc trưng
B. Loài chủ chốt
C. Loài ưu thế
D. Loài yếu thế
Câu 12: Khu bảo tồn rạn san hô ở Phú Quốc đang bị ô nhiễm. Biện pháp nào là phù hợp và thiết thực?
A. Đào hồ nhân tạo để thay thế san hô
B. Sử dụng lưới chắn rác lớn quanh rạn
C. Kiểm soát du lịch, giảm chất thải và phục hồi san hô nhân tạo
D. Không cho ngư dân đánh cá trong vòng 10 năm
Câu 13: Lượng năng lượng trong một chuỗi thức ăn chỉ còn lại khoảng 10% khi chuyển từ bậc dinh dưỡng này sang bậc dinh dưỡng kế tiếp. Nếu sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái cung cấp 50.000 Kcal, lượng năng lượng có thể cung cấp cho sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bao nhiêu Kcal?
A. 5.000 Kcal
B. 500 Kcal
C. 50 Kcal
D. 5 Kcal
Câu 14. Tại sao rừng ngập mặn ven biển lại có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu thiệt hại do bão và sóng lớn?
A. Do có rễ cứng chống bão
B. Vì hấp thụ khí CO₂ tốt hơn
C. Vì cấu trúc không gian tầng của cây giúp giảm sức gió và chống xói mòn
D. Vì có nhiều loài thủy sinh sống
Câu 15. ...........................................
...........................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Phương pháp mô phỏng mô hình sinh thái về sự biến đổi kích thước quần thể của 3 loài chim, chuột và mèo rừng được thực hiện trên một hòn đảo với số lượng cá thể ban đầu của mỗi loài lần lượt là 100 000, 100 và 10. Biến động số lượng cá thể mỗi loài sau một thời gian được biểu thị ở Hình 5 (Thí nghiệm 1). Biết rằng, chim là thức ăn của chuột; cả chim và chuột là thức ăn của mèo rừng.
Khi quần xã trong Thí nghiệm 1 đạt trạng thái ổn định, người ta tiến hành loại bỏ hoàn toàn các cá thể mèo rừng và thu được số liệu về sự biến động số lượng cá thể các loài trong quần xã như biểu thị ở Hình 6 (Thí nghiệm 2).

a) Mối quan hệ sinh thái giữa loài chim và loài chuột là cạnh tranh khác loài.
b) Mèo rừng là loài chủ chốt trong quần xã.
c) Trong Thí nghiệm 1, tổng số cá thể của quần xã đạt giá trị cao nhất khi quần xã đạt trạng thái ổn định.
d) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ một loài có thể xác định được vai trò sinh thái của loài đó trong quần xã.
Câu 2. Vào mùa thu năm 1911, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa 25 con tuần lộc (4 con đực và 21 con cái) đến đảo St. Paul, nơi vốn chưa từng có sự hiện diện của tuần lộc, để cung cấp cho cộng đồng dân cư bản địa một nguồn thịt tươi lâu dài. Số lượng cá thể của đàn tuần lộc được ghi nhận liên tục trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1951 được thể hiện ở hình bên. Trong suốt khoảng thời gian đó, các hoạt động săn bắn tuần lộc bị cấm tuyệt đối. Ngoài ra, các nguồn thông tin đáng tin cậy từ chính phủ Hoa Kỳ cũng cho thấy không có bất cứ thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nào và cũng không có sự xuất hiện của bất cứ loài ngoại lai nào khác trên đảo, Phân tích các dữ liệu trên và cho biết các phát biểu sau đây là Đúng hay Sai?

a) Từ năm 1911 đến năm 1938, số lượng cá thể tuần lộc tăng mạnh.
b) Từ năm 1939 đến năm 1951, việc giảm mạnh số lượng cá thể tuần lộc là do sự khai thác nguồn sống quá mức.
c) Một số quần thể sinh vật ngoại lai xuất phát với số lượng cá thể rất ít, đa dạng di truyền thấp, nhưng vẫn phát triển và sinh sản mạnh là vì những cá thể này có thể tự biến đổi hệ gene để thích ứng với môi trường mới.
d) Theo thời gian, quần thể sinh vật ngoại lai sẽ tăng dần về số lượng và mở rộng phạm vi phân bố do đó sẽ tăng dần độ đa dạng di truyền.
Câu 3. Năm 2005, ít nhất 10 gấu xám ở hệ sinh thái Yellowstone bị chết khi tiếp xúc với con người. Ba điều gây nên những cái chết này: va chạm với ô tô, thợ săn (không phải là người săn gấu) bắn khi họ bị gấu cái có con bên cạnh tấn công và các nhà quản lí bảo tồn giết vì gấu tấn công vật nuôi nhiều lần. Để bảo tồn gấu xám ở Yellowstone, những việc làm sau đây đúng hay sai?
a) Tích cực ngăn cản sự tiếp xúc giữa người và gấu.
b) Đưa ra khuyến cáo để tăng tốc độ giới hạn trên đường trong vườn quốc gia.
c) Quy định thời gian và địa điểm của các mùa săn để giảm tiếp xúc giữa gấu mẹ và gấu con.
d) Cung cấp tài chính để khích lệ các chủ trang trại tìm cách thức khác bảo vệ vật nuôi.
Câu 4. ...........................................
...........................................
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Chọn lọc nhân tạo tác động mạnh mẽ đến việc loại bỏ những biến dị di truyền không cần thiết cho con người, ví dụ như ở ngựa, chọn lọc nhân tạo làm gia tăng tốc độ hình thành dòng thuần chủng mang những đặc điểm mong muốn. Tuy nhiên, nhiều tính trạng ví dụ như tốc độ (tính trạng số lượng), thường có nhiều biến thể di truyền. Điều này cũng đúng ngay cả với những tính trạng mà chúng ta biết là chịu áp lực chọn lọc mạnh.
Các biến dị di truyền này xuất hiện từ đâu và nó tương quan như thế nào với tác động của chọn lọc tự nhiên. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện dưới đây theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi:
1. Khi áp lực chọn lọc mạnh, chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại ra khỏi quần thể.
2. Đột biến có mối tương quan chặt chẽ với chọn lọc tự nhiên: chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm giảm các biến dị di truyền không thích nghi sao cho tính trạng thích nghi nhất được duy trì trong quần thể.
3. Sự kết hợp giữa đột biến và chọn lọc tự nhiên giúp nhanh chóng tạo ra kiểu hình thích nghi và lan rộng biến dị có lợi này trong quần thể.
4. Biến dị di truyền xuất hiện do đột biến, ngay cả khi không có tác động của môi trường cũng như chọn lọc tự nhiên.
Câu 2: Ở vùng Manchester nước Anh, trước năm 1848, khi môi trường chưa bị ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu trắng và quần thể bướm sâu đo sống trên thân cây chủ yếu là các cá thể màu sáng, chỉ một vài cá thể màu sẫm. Từ năm 1848 trở đi, khi môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi than, thân cây bạch dương chuyển màu sẫm. Khoảng 50 năm sau, số lượng cá thể màu sẫm chiếm khoảng 98% trong quần thể. Biết rằng, tính trạng màu sắc thân bướm do một gene có 2 allele trội lặn hoàn toàn quy định. Cho các sự kiện sau đây:
1. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các cá thể màu sẫm có ưu thế thích nghi.
2. Các cá thể màu sẫm ngày càng tăng số lượng, hình thành quần thể thích nghi.
3. Thông qua sinh sản, các allele đột biến được nhân lên và kiểu hình biến dị phát tán trong quần thể.
4. Trước năm 1848, trong quần thể bướm đã phát sinh đột biến gene quy định kiểu hình màu sẫm.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Câu 3. Trong các hệ sinh thái sau: (a) Rừng mưa nhiệt đới, (b) Ruộng lúa, (c) Hồ tự nhiên, (d) Công viên đô thị, (e) Rạn san hô, có bao nhiêu hệ sinh thái tự nhiên?
Câu 4. Cho bảng số liệu sau về sự biến động thành phần loài và diện tích rừng ở nước ta:

\
Từ bảng số liệu trên, có một số nhận xét sau đây:
(1) Nước ta có thành phần loài đa dạng phong phú nhưng đang bị suy giảm.
(2) Diện tích rừng từ năm 1943 - 1983 bị thiệt hại nghiêm trọng nhưng sang đến năm 2005 lại có dấu hiệu phục hồi nguyên nhân chính là do điều kiện thiên nhiên nước ta thuận lợi, rừng tái sinh lại nhanh chóng.
(3) Sự suy giảm diện tích rừng đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học.
(4) Nguyên nhân chính của sự suy giảm rừng và thành phần loài là do con người tác động.
(5) Để khắc phục tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
Câu 5: ...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức sinh học | 6 123344 | 4 1 | 2 1,2 | ||||||
2. Tìm hiểu thế giới sống | 3 122 | 3 234 | 1 4 | 4 3 | 1 4 | 1 2 | |||
3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học | 1 1 | 1 3 | 3 234 | 3 2 | 4 4 | 1 2 | 1 3 | 1 | |
Tổng | 10 | 4 | 4 | 3 | 12 | 1 | 3 | 2 | 1 |
45% | 40% | 15% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức sinh học | Tìm hiểu thế giới sống | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
PHẦN NĂM: TIẾN HÓA | ||||||||||
1. BẰNG CHỨNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA | Biết | - Nhận biết các bằng chứng tiến hóa. - Nhận biết được quan điểm của Darwin về CLTN và hình thành loài. - Nhận biết các nhân tố tiến hóa. - Tìm hiểu các cơ chế hình thành loài. Nhận biết được sự kiện tiến hóa lớn | Phân tích đặc điểm quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Tìm hiểu quá trình phát sinh loài người. | Dựa vào kiến thức đã học, phân tích sự tác động của các nhân tố tiến hóa dựa trên cấu trúc di truyền của quần thể. Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về mối quan hệ tiến hóa giữa các loài. | 3 | 1 | C1, 4, 5 | C1 | ||
Hiểu | Phân tích được đặc điểm của các bằng chứng tiến hóa. Phân tích được đặc điểm của các nhân tố tiến hóa. Tìm hiểu thí nghiệm của Miller và Urey. | Phân tích mối liên quan giữa các vết tích của bằng chứng tiến hóa. Hình thành giả thuyết về học thuyết tiến hóa của Darwin. - Tìm hiểu những yếu tố đã đóng góp vào sự thay đổi kiểu hình màu sắc của bướm đêm trong rừng cây bạch dương. - Hình thành giả thuyết nghiên cứu cơ chế hình thành loài. | Xác định được cây phát sinh chủng loại phản ánh mối quan hệ của các loài. | 1 | C4abcd | |||||
VD | Hình thành những luận điểm dựa trên kết quả thí nghiệm nghiên cứu bằng chứng tiến hóa. Xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên thí nghiệm phân tích trình tự DNA của 4 loài động vật có quan hệ họ hàng. | Vận dụng kiến thức, kĩ năng phân tích của tác động lên một quần thể. | ||||||||
PHẦN SÁU: SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG | ||||||||||
2. MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ | Biết | Phát biểu được khái niệm môi trường sống của sinh vật. Trình bày được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể. Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | 3 | 3 | 1 | C2 C7 C10 | C2abc | C3 | ||
Hiểu | Lấy được ví dụ chứng minh sự ổn định của quần thể phụ thuộc sự ổn định của các đặc trưng của quần thể. | 1 | 1 | C15 | C2 | |||||
VD | Giải thích được nhịp sinh học chính là sự thích nghi của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Tìm hiểu được nhịp sinh học của chính cơ thể mình. | Giải thích được cơ chế điều hoà mật độ của quần thể. Phân tích được các ứng dụng hiểu biết về quần thể trong thực tiễn (trồng trọt, chăn nuôi, bảo tồn,...). | 1 | 1 | C18 | C2d | ||||
3. SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ | Biết | Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật. Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. | Trình bày được khái niệm mối quan hệ giữa các loài trong quần xã | 2 | 2 | C3 C11 | C5 | |||
Hiểu | Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái. | Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã | Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái, từ đó nêu được dạng nào có bản chất là sự tiến hoá thiết lập trạng thái thích nghi cân bằng của quần xã. Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn. | 2 | 1 | 1 | C14 C16 | C1abcd | ||
VD | Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ quần xã. | 2 | 2 | C13 C17 | C6 | |||||
4. SINH THÁI HỌC PHỤC HỔI, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | Biết | Nêu được khái niệm sinh thái học phục hồi, bảo tồn. Trình bày được khái niệm và các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Nêu được khái niệm và vai trò phát triển nông nghiệp bền vững. | 2 | C6 C8 | ||||||
Hiểu | Phân tích được vai trò và các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, năng lượng). | 1 | 1 | 1 | C9 | C3abcd | C4 | |||
Vận dụng | Tìm hiểu về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn, những biện pháp chủ yếu hạn chế gây ô nhiễm môi trường | 1 | C12 |