Đề thi cuối kì 2 sinh học 8 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Sinh học 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nhóm các nhân tố hữu sinh là
- cỏ, nhiệt độ, chim sâu, sóc, nước.
- ánh sáng, chất thải động vật, lá cây, nấm.
- vi khuẩn, con người, chim ưng, cây xanh.
- không khí, bọ cánh cứng, đất, gió.
Câu 2. Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?
- Các cây lúa trong một ruộng lúa.
- Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.
- Các cây sen trong một đầm sen.
- Các con kiến trong một tổ kiến.
Câu 3. Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải trong hệ sinh thái?
- Châu chấu. B. Cỏ. C. Ếch. D. Vi khuẩn.
Câu 4. Hệ động, thực vật với các đại diện là cây bao báp và các đàn động vật ăn cỏ lớn như ngựa vằn, linh dương,... là đặc trưng của khu sinh học
- thảo nguyên. B. savan.
- hoang mạc. D. rừng nhiệt đới.
Câu 5. Thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ đâm sâu hoặc lan rộng. Nhân tố sinh thái nào không ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này?
- Nước và độ ẩm. B. Nhiệt độ.
- Gió. D. Ánh sáng.
Câu 6. Quần xã nào dưới đây có độ đa dạng cao nhất?
- Rừng nhiệt đới. B. Rừng ôn đới lá kim.
- Sa mạc. D. Đồng rêu đới lạnh.
Câu 7. Hầu hết các khu rừng ở Việt Nam thuộc khu sinh học nào sau đây?
- Rừng lá kim. B. Rừng mưa nhiệt đới.
- Rừng ôn đới. D. Savan.
Câu 8. Cho các nhóm sinh vật sau:
(1) Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn.
(2) Cây tràm trong quần xã rừng U Minh.
(3) Bò rừng Bison sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mỹ.
(4) Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ.
(5) Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới.
Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?
- (1) và (2). B. (1), (3) và (5).
- (2), (4) và (5). D. (1) và (3).
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). a) Vẽ sơ đồ minh họa kiểu phân bố theo nhóm và ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể. Trình bày nguyên nhân dẫn đến các kiểu phân bố trên.
- b) Người ta tiến hành thả một số cá thể chuột đồng vào một cánh đồng cỏ, lúc đầu số lượng chuột đồng tăng lên nhanh chóng, nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng chuột đồng càng ít thay đổi. Em hãy giải thích sự thay đổi trên.
Câu 2 (1,5 điểm). Một khu rừng trồng có phải là một hệ sinh thái không? Giải thích.
Câu 3 (1,5 điểm). Cần làm gì để tăng năng suất trong hệ sinh thái nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường?
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 |
| 1 |
2. Quần thể sinh vật |
| 1 ý |
|
|
|
|
| 1 ý |
| 1 | 3,0 |
3. Quần xã sinh vật | 1 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 3 |
| 1,5 |
4. Hệ sinh thái | 1 |
|
| 1 |
|
|
|
| 1 | 1 | 2 |
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 | 1,5 |
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 |
| 1 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 3 | 1 | 1 | 1 |
| 1 ý | 8 | 3 | 11 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG 8. SINH THÁI | 4 | 6 |
| |||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | Nhận biết | Nêu được các nhân tố sinh thái. |
| 1 |
| C1 |
Thông hiểu | Phân biết được tác động của các nhân tố sinh thái. |
| 1 |
| C5 | |
2. Quần thể sinh vật | Nhận biết | Nêu được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể. | 1 |
| C1a |
|
Vận dụng | Liên hệ kiến thức thực tiễn để kích thước của quần thể sinh vật. | 1 |
| C1b |
| |
3. Quần xã sinh vật | Nhận biết | Nhận biết được quần xã sinh vật. |
| 1 |
| C2 |
Thông hiểu | So sánh được độ đa dạng của các quần xã. |
| 1 |
| C6 | |
Vận dụng | Liên hệ các quần xã trong thực tiễn. |
| 1 |
| C8 | |
4. Hệ sinh thái | Nhận biết | Nhận biết các thành phần của một lưới thức ăn hoàn chỉnh. |
| 1 |
| C3 |
Thông hiểu | Giải thích được một khu rừng trồng là một hệ sinh thái. | 1 |
| C2 |
| |
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Vận dụng | Đề xuất các biện pháp tăng năng suất mà không gây ô nhiễm môi trường. | 1 |
| C3 |
|
CHƯƠNG 9. SINH QUYỂN | 0 | 2 |
|
| ||
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | Nhận biết | Nhận biết đặc điểm của các khu sinh học. |
| 1 |
| C4 |
Thông hiểu | Sắp xếp được ví dụ trong thực tiễn về các khu sinh học. |
| 1 |
| C7 |