Đề thi giữa kì 1 công dân 7 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 cánh diều giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn GDCD 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). “Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Phong tục tập quán. B. Truyền thống quê hương.
  2. Thuần phong, mĩ tục. D. Bản sắc văn hóa.

Câu 2 (0,25 điểm). Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

  1. Yêu nước; tương thân, tương ái; hiếu học.
  2. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất, kiên cường.
  3. Cần cù lao động; ích kỉ; đoàn kết chống ngoại xâm.
  4. Hiếu học; lười biếng; vị tha; bao dung.

Câu 3 (0,25 điểm). Kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?

  1. Tương thân, tương ái. B. Hiếu học.
  2. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 4 (0,25 điểm). Biết ơn công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?

  1. Hiếu thảo. B. Hiếu học. C. Chăm chỉ.                                D. Yêu nước.

Câu 5 (0,25 điểm). Làm cốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?

  1. Làng Vòng (Hà Nội). B. Làng Bát Tràng (Hà Nội).
  2. Làng Chu Đậu (Hải Dương). D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).

Câu 6 (0,25 điểm). Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của cư dân ở tỉnh nào sau đây?

  1. Thừa Thiên Huế. B. Hà Nội.
  2. Phú Thọ. D. Bắc Ninh.

Câu 7 (0,25 điểm). Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  1. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
  2. Vì sự nỗ lực của bản thân nên K luôn đạt thành tích cao trong học tập
    C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
    D. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

Câu 8 (0,25 điểm). Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

  1. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
  2. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
    C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
    D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 9 (0,25 điểm). Hành động: mở các “siêu thị 0 đồng” để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?

  1. Cần cù lao động. B. Tôn sư trọng đạo.
  2. Tương thân, tương ái. D. Dũng cảm, kiên cường.

Câu 10 (0,25 điểm). Chị M sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị M phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.

Trường hợp này cho thấy: chị M là người như thế nào?

  1. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  2. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.
  3. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  4. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Câu 11 (0,25 điểm). Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ

  1. thế hệ này qua thế hệ khác. B. địa phương này qua địa phương khác.
  2. đất nước này qua đất nước khác. D. dân tộc này qua dân tộc khác.

Câu 12 (0,25 điểm). Di sản văn hóa bao gồm:

  1. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
  2. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  3. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
  4. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.

Câu 13 (0,25 điểm). Di sản văn hóa vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?

  1. Làn điệu dân ca. B. Danh lam thắng cảnh.
  2. Di tích lịch sử - văn hóa. D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 14 (0,25 điểm). Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

  1. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Thành nhà Hồ.
  2. Đờn ca tài tử Nam Bộ. D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

  1. Bạn M tham gia lớp học để rèn luyện kĩ thuật hát Xoan.
  2. Chị P không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
  3. Anh K có hành vi vứt rác tại khu di tích lịch sử.
  4. Ông N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.

Câu 16 (0,25 điểm). Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?

  1. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
  2. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  3. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.
  4. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Câu 17 (0,25 điểm). Trên đường đi học về, em phát hiện một nhóm thanh niên có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Đứng xem quá trình đập phá khu di tích.
  2. Mặc kệ vì không liên quan đến bản thân.
  3. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi nhóm thanh niên.
  4. Nhanh chóng báo với cơ quan chính quyền địa phương.

Câu 18 (0,25 điểm). Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Đồng cảm.                                D. Thấu hiểu.

Câu 19 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “….. là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó”.

  1. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Cảm thông.                                D. Thấu hiểu.

Câu 20 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  1. An ủi. B. Động viên. C. Hỏi thăm.                                D. Mỉa mai.

Câu 21 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  1. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
  2. Uống nước nhớ nguồn. D. Ở hiền gặp lành.

Câu 22 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  1. Chỉ cần cảm thông với những người nghèo, người yếu thế trong xã hội.
  2. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  3. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  4. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 23 (0,25 điểm). Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

  1. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen.
  2. Sống khép mình, không quan tâm mọi người.
  3. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.
  4. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.

Câu 24 (0,25 điểm). Gia đình bạn T có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ T phải một mình làm lụng nuôi hai anh em T ăn học. Gần đây, mẹ của T bị ốm nên T thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của T em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Lôi kéo các bạn trong lớp cô lập, xa lánh T.
  2. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ T.
  3. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
  4. Khuyên T nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau? Chúng ta cần làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?

Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy đọc các tình huống và trả lời câu hỏi:

  1. Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!”.

Nếu là Q, em sẽ làm gì?

  1. Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may.

Nếu là C, em sẽ làm gì?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

    

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ CÁNH DIỀU

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

4

0

4

0

0

0

2

0

10

0

2,5

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

2

0

4

0

0

1

1

0

7

1

3,75

Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

2

1

4

 0

0

0

1

0

7

1

3,75

Tổng số câu TN/TL

8

1

12

0

0

1

4

0

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

3,0

0

0

2,0

1,0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay