Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 7 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Công nghệ 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 1

 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng có loại

  1. Cây lương thực.
  2. Cây thực phẩm.
  3. Cây ăn quả.
  4. Cây lâu năm.

Câu 2. Đâu không phải lợi thế của Việt Nam khi phát triển trồng trọt?

  1. Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, địa hình).
  2. Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động).
  3. Tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đường lối chính sách và thị trường.
  4. Có nhiều hoang mạc, phù hợp trồng các loại cây ăn quả.

Câu 3. Những cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?

  1. Chè, cà phê, cao su.
  2. Bông, hồ tiêu, vải.
  3. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.
  4. Bưởi, nhãn, chôm chôm.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về trồng trọt?

  1. Khi trồng trọt ngoài tự nhiên, cây trồng dễ bị tác động bởi sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết.
  2. Trồng trọt trong nhà có mái che được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
  3. Trồng trọt trong nhà có mái che giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.
  4. Trồng trọt trong nhà có mái che giúp cây trồng không phải chăm sóc.

Câu 5. Trong trồng trọt không có ngành nghề

  1. Kĩ sư trồng trọt.
  2. Kĩ sư bảo vệ thực vật.
  3. Kĩ sư chọn giống cây trồng.
  4. Kĩ sư cơ khí.

Câu 6. Đâu không phải lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt?

  1. Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
  2. Chủ động trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản.
  3. Giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sây bệnh, đảm bải an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình.
  4. Góp phần vào hiệu ứng nhà kính, tăng phát thải carbon dioxide.

Câu 7. Đất trồng không có vai trò

  1. Giúp cây trồng đứng vững.
  2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  3. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng.
  4. Cung cấp nước cho cây trồng.

Câu 8. Bón phân lót cho cây trồng được thực hiện vào thời điểm nào?

  1. Bón trước khi trồng cây.
  2. Bón trước khi thu hoạch.
  3. Bón sau khi cây ra hoa.
  4. Bón sau khi cây đậu quả.

Câu 9. Khi đào hố trồng cây trên đất dốc, cần lưu ý đến loại kích thước nào của hố?

  1. Kích thước chiều rộng và chiều sâu của hố.
  2. Chu vi của hố.
  3. Diện tích của hố.
  4. Thể tích của hố.

Câu 10. Đề xuất quy trình chuẩn bị đất để trồng cây khoai lang trong vườn

  1. Bước 1: Cuốc đất vườn cho tơi xốp, thoáng khí; Bước 2: Lên luống; Bước 3: Băm đất cho nhỏ.
  2. Bước 1: Cuốc đất vườn cho tơi xốp, thoáng khí; Bước 2: Băm đất cho nhỏ; Bước 3: Lên luống.
  3. Bước 1: Lên luống; Bước 2: Băm đất cho nhỏ; Bước 3: Cuốc đất vườn cho tơi xốp.
  4. Bước 1: Lên luống; Bước 2: Cuốc đất vườn cho tơi xốp; Bước 3: Băm đất cho nhỏ.

Câu 11. Quan sát hình vẽ và nêu các cách bón phân lót tương ứng với mỗi hình

  1. Hình a: bón theo hàng; Hình b: bón theo hốc trồng; Hình c: bón lên mặt ruộng.
  2. Hình a: bón lên mặt ruộng; Hình b: bón theo hàng; Hình c: bón theo hốc trồng.
  3. Hình a: bón theo hốc trồng; Hình b: bón theo hàng; Hình c: bón lên mặt ruộng.
  4. Hình a: bón theo hàng, Hình b: bón lên mặt ruộng: Hình c: bón theo hốc trồng.

Câu 12. Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

  1. Cây sẽ chết do sinh trưởng, phát triển kém.
  2. Xuất hiện sâu, bệnh hại phá hoại mùa màng.
  3. Đất có nhiều cỏ dại, chất độc hại ảnh hưởng đến cây trồng.
  4. Đất không tơi xốp, thiếu dinh dưỡng cho cây.

Câu 13. Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công?

  1. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
  2. Vệ sinh đồng ruộng.
  3. Dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
  4. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại.

Câu 14. Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hóa học, yêu cầu “Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định” nghĩa là gì?

  1. Đảm bảo thời gian cách li người phun thuốc với những người khác trong gia đình.
  2. Đảm bảo thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch.
  3. Đảm bảo thời gian giữa hai lần phun thuốc.
  4. Đảm bảo thời gian từ khi trồng đến khi phun thuốc.

Câu 15. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cây bị thiếu nước là gì?

  1. Lá cây bị vàng úa.
  2. Lá cây bị rụng.
  3. Lá cây bị héo.
  4. Lá cây bị đốm.

Câu 16. Đâu không phải tiêu chí của hạt giống đem gieo trồng?

  1. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
  2. Không có sâu, bệnh.
  3. Kích thước hạt to.
  4. Là giống quý hiếm.

Câu 17. Đâu không phải là nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh?

  1. Phòng là chính.
  2. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
  3. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
  4. Chủ yếu sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật.

Câu 18. Mục đích của dặm cây là

  1. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
  2. Loại bỏ các cây trồng bị sâu bệnh.
  3. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng.
  4. Nâng cao chất lượng nông sản.

Câu 19. Con người thường thu hoạch khoai tây, khoai lang bằng phương pháp

  1. Hái.
  2. Cắt.
  3. Xúc.
  4. Đào.

Câu 20. Mục đích của thu hoạch sản phẩm trồng trọt là

  1. Đảm bảo sự tổn thất lớn nhất.
  2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất.
  3. Đảm bảo thời gian cần dùng ít nhất.
  4. Giảm chi phí thuê máy móc.

Câu 21. Loại sản phẩm trồng trọt nào sau đây thường được thu hoạch bằng phương pháp cắt?

  1. Ngô, su hào, hạt điều.
  2. Mít, ổi, khoai lang.
  3. Cà rốt, xoài, cam.
  4. Hoa, bắp cải, lúa.

Câu 22. Không bảo quản sản phẩm trồng trọt sẽ

  1. Chỉ hao hụt về số lượng.
  2. Chỉ hao hụt về chất lượng.
  3. Hao hụt về số lượng và chất lượng.
  4. Sản phẩm không bị ảnh hưởng gì về chất lượng và số lượng.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

  1. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm.
  2. Nhanh gọn, cẩn thận.
  3. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.
  4. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.

Câu 24. Hình ảnh dưới đây là phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt nào?

  1. Bảo quản lạnh.
  2. Bảo quản thường trong kho. 
  3. Bảo quản bằng hút chân không.
  4. Bảo quản kín.
  5. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Hãy cho biết tác dụng của các biện pháp canh tác.

Câu 2 (2 điểm). Trình bày yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay