Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 7 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công nghệ 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 1

 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Quan sát hình vẽ và nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình (theo thứ tự a, b, c, d).

  1. Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
  2. Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ; Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
  3. Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
  4.  Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

Câu 2. Vải thuộc nhóm

  1. Cây lương thực.
  2. Cây công nghiệp.
  3. Cây ăn quả.
  4. Cây lấy gỗ.

Câu 3. Trồng trọt trong nhà có mái che thường được tiến hành ở nơi

  1. Có hoang mạc.
  2. Có điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
  3. Có nhiều sông hồ bao quanh.
  4. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 4. Phương thức trồng trọt nào đòi hỏi phải đầu tư lớn?

  1. Trồng trọt ngoài tự nhiên.
  2. Trồng trọt trong nhà có mái che.
  3. Trồng trọt kết hợp.
  4. Trồng thủy canh.

Câu 5. Các cây chè, lúa trồng trong vụ đông ở miền Bắc thường được trồng theo phương thức

  1. Trồng trọt ngoài tự nhiên.
  2. Trồng trọt xen canh với các loài cây khác.
  3. Trồng trọt kết hợp.
  4. Trồng thủy canh

Câu 6. A yêu thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng, thích khám phá quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng. A có thể làm

  1. Kĩ sư trồng trọt.
  2. Kĩ sư bảo vệ thực vật.
  3. Kĩ sư chọn giống cây trồng.
  4. Kĩ sư chọn đất.

Câu 7. Ưu điểm của cày, bừa đất bằng máy so với sử dụng trâu, bò là gì?

  1. Cần có dụng cụ máy móc phức tạp.
  2. Làm nhanh, ít tốn công.
  3. Chi phí cao.
  4. Dụng cụ đơn giản.

Câu 8. Thành phần nào của đất trồng giúp rễ cây hấp thụ khí oxygen tốt hơn?

  1. Phần rắn.
  2. Phần lỏng.
  3. Phần khí.
  4. Phần nước.

Câu 9. Khi cày đất, ta làm xáo trộn mặt đất ở độ sâu khoảng

  1. 20 – 30 cm.
  2. 50 – 60 cm.
  3. 80 – 90 cm.
  4. 100 – 120 cm.

Câu 10. Cây trồng trong vườn nhà H dễ đổ. Để giúp cây đứng vững, H nên bổ sung thành phần nào của đất?

  1. Phần khí.
  2. Phần rắn.
  3. Phần lỏng.
  4. Dinh dưỡng.

Câu 11. G muốn giúp mẹ trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộng, G phải làm công việc

  1. Cày đất.
  2. Bừa/đập đất.
  3. Lên luống.
  4. Tỉa cành.

Câu 12. Đối với các vùng đất trũng thấp, để tránh ngập úng, ta nên

  1. Bừa đất.
  2. Bón phân lót.
  3. Lên luống.
  4. Tỉa lá bị sâu, bệnh.

Câu 13. Cần phải làm gì trước khi bón phân thúc cho cây trồng?

  1. Tưới nước.
  2. Vun xới đất.
  3. Làm cỏ dại.
  4. Phun thuốc trừ sâu.

Câu 14. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học phòng trừ sâu và bệnh hại cần đảm bảo các yêu cầu nào sau đây?

  1. Sử dụng đúng loại thuốc.
  2. Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng.
  3. Lúc đầu sử dụng nồng độ thấp, sau đó giảm dần nồng độ.
  4. Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định.
  5. Không phun ngược chiều gió.
  6. Sử dụng nồng độ thấp để tiết kiệm thuốc và tránh ô nhiễm môi trường.
  7. 1, 2, 4, 5
  8. 2, 3, 4, 6
  9. 1, 2, 4, 6
  10. 1, 2, 5, 6

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Làm cỏ giúp giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng.
  2. Làm cỏ giúp hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.
  3. Làm cỏ giúp tăng độ ẩm cho đất.
  4. Vun gốc giúp cây trồng đứng vững.

Câu 16. Quan sát hình vẽ dưới đây, nêu hình thức gieo trồng ở mỗi hình (theo thứ tự a, b, c, d)

  1. Trồng bằng đoạn thân; Trồng bằng hạt; Trồng bằng cây con; Trồng bằng củ.
  2. Trồng bằng hạt; Trồng bằng cây con; Trồng bằng đoạn thân; Trồng bằng củ.
  3. Trồng bằng đoạn thân; Trồng bằng hạt; Trồng bằng củ; Trồng bằng cây con.
  4. Trồng bằng hạt; Trồng bằng cây con; Trồng bằng củ; Trồng bằng đoạn thân.

Câu 17. Phát biểu nào không đúng về các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Biện pháp thủ công đơn giản, dễ thực hiện.
  2. Biện pháp hoá học có tác dụng diệt sâu, bệnh hại nhanh và ít tốn công.
  3. Biện pháp sinh học có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường.
  4. Biện pháp hoá học thân thiện với môi trường và an toàn với con người.

Câu 18. Theo em, cây lúa, ngô, đậu tương, mướp, bí,… sẽ sử dụng phương pháp gieo trồng nào?

  1. Gieo bằng hạt.
  2. Gieo bằng củ.
  3. Gieo bằng cây con.
  4. Gieo bằng đoạn thân.

Câu 19. Nhãn, vải, chôm chôm thường được thu hoạch bằng cách

  1. Hái.
  2. Nhổ.
  3. Đào.
  4. Đập.

Câu 20. Trong quy trình trồng trọt, thu hoạch sản phẩm là bước

  1. Đầu tiên.
  2. Cuối cùng.
  3. Thứ hai.
  4. Thứ ba.

Câu 21. Áp dụng máy thu hoạch trong sản xuất không giúp

  1. Nâng cao hiệu quả thu hoạch.
  2. Tiết kiệm thời gian.
  3. Tiết kiệm sức lao động.
  4. Tăng dưỡng chất có trong sản phẩm.

Câu 22. Phương pháp thu hoạch trong hình là

  1. Hái.
  2. Nhổ.
  3. Cắt.
  4. Đào.

Câu 23. Nhược điểm của biện pháp hóa học là

  1. Tốn công, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnh.
  2. Thường gây ô nhiễm môi trường.
  3. Ít tốn công.
  4. Tiêu diệt sâu, bệnh nhanh.

Câu 24. Các biện pháp canh tác không có tác dụng

  1. Hạn chế mầm sâu, bệnh.
  2. Tránh thời kì sâu, bệnh phát triển mạnh.
  3. Giúp cây trồng phát triển, tăng khả năng hấp thu chất béo.
  4. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh.
  5. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Thế nào là biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu bệnh? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của biện pháp này.

Câu 2 (2 điểm). Biện pháp sinh học là gì? Vì sao biện pháp này được áp dụng rộng rãi trong sản xuất?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay