Đề thi giữa kì 1 sinh học 10 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 10 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 sinh học 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: SINH HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Tổng số câu

 

Tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Bài 1. Giới thiệu khái quát môn Sinh học

 

3

(0.75)

 

1

(0.25)

 

 

 

 

 

4

1

Bài 2. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

 

1

(0.25)

 

1

(0.25)

 

 

 

 

 

2

0,5

Bài 3. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

 

1

 (0.25)

 

1 (0.25)

 

1

(0.25)

 

 

 

3

0,75

Bài 4. Các nguyên tố hóa học và nước

1

 (1)

1

 (0.25)

 

2

 (0.5)

 

 

 

 

1

3

1,75

Bài 5. Các phân tử sinh học

 

2

 (0.5)

 

3

 (0.75)

1

 (1)

1

(0.25)

 

 

1

6

2,5

Bài 6. Thực hành: Nhận biết một số phân tử sinh học

 

1

(0.25)

 

 

 

 

 

 

0

1

0,25

Bài 7. Tế bào nhân sơ

 

1

(0.25)

 

2

(0.5)

 

1

(0.25)

 

 

 

4

1

Bài 8. Tế bào nhân thực

 

2

(0.5)

 

2

(0.5)

 

1 (0.25)

1

(1)

 

1

5

2,25

Số câu

1

12

0

12

1

4

1

0

3

28

 

Điểm số

1

3

0

3

1

1

1

0

3

7

10

Tổng điểm

4

3

2

1

10

10

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

100

100

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: SINH HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong các hợp chất hữu cơ sau đây, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

  1. mRNA.
  2. DNA.
  3. Protein.
  4. Phospholipid.

Câu 2: Trong quy trình nghiên cứu khoa học, bước kế tiếp sau khi quan sát và thu thập dữ liệu là:

  1. Hình thành giả thuyết.
  2. Đặt câu hỏi.
  3. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
  4. Xử lí dữ liệu.

Câu 3: Trong tế bào nhân thực, bào quan có vai trò hình thành thoi phân bào giúp các nhiễm sắc thể di chuyển khi tế bào phân chia là:

  1. Lysosome.
  2. Ty thể.
  3. Trung thể.
  4. Ribosome.

Câu 4: Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ:

  1. Chất hữu cơ.
  2. Chất vô cơ.
  3. Vi sinh vật.
  4. Mặt trời.

Câu 5: Ví dụ nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học đối với phát triển kinh tế?

  1. Tìm ra nhiều chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy rác thải nhựa.
  2. Giải mã hệ gene của tất cả các sinh vật và con người.
  3. Tìm ra các phương pháp phòng và chữa trị bệnh hiệu quả.
  4. Tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao.

Câu 6: Mối quan hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên

  1. hoạt động sống ở cấp độ tế bào; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  2. hoạt động sống ở cấp độ cơ thể; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  3. hoạt động sống ở cấp độ quần thể; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  4. hoạt động sống ở cấp độ quần xã; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.

Câu 7: Trong cấu trúc của tế bào, nước phân bố chủ yếu ở

  1. chất nguyên sinh.
  2. nhân tế bào.
  3. các bào quan.
  4. màng sinh chất.

Câu 8: Điều nào sau đây là không đúng với quy định về an toàn trong phòng thí nghiệm:

  1. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
  2. Ngửi hóa chất và không sử dụng các vật liệu nguy hiểm.
  3. Đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ nếu cần thiết.
  4. Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc.

Câu 9: Để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào nên sử dụng loại quả nào sau đây?

  1. Quả nho.
  2. Quả chuối xanh.
  3. Quả chanh.
  4. Quả đu đủ xanh.

Câu 10: Ở tế bào vi khuẩn, vai trò của lông là

  1. giúp vi khuẩn tăng khả năng di chuyển.
  2. giúp vi khuẩn tăng khả năng bám dính.
  3. giúp vi khuẩn tăng khả năng tiết độc tố.
  4. giúp vi khuẩn tăng khả năng dự trữ chất dinh dưỡng.

Câu 11: Sinh học nghiên cứu về

  1. sự sống.
  2. con người.
  3. động vật.
  4. thực vật.

Câu 12: Cho các loại tế bào sau, loại tế bàocó nhiều lysosome nhất là

  1. Tế bào cơ
  2. Tế bào hồng cầu
  3. Tế bào bạch cầu
  4. Tế bào thần kinh

Câu 13: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kích thước nhỏ.

(2) Sống kí sinh và gây bệnh.

(3) Chưa có nhân chính thức.

(4) Cơ thể chỉ có một tế bào.

(5) Sinh sản rất nhanh.

Những đặc điểmcó ở tất cả các loại vi khuẩn à

  1. (1), (2), (3), (4).
  2. (1), (2), (4), (5).
  3. (2), (3), (4), (5).
  4. (1), (3), (4), (5).

Câu 14: Lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong lớp 10 là

  1. sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.
  2. sinh học cơ thể.
  3. di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.
  4. sinh học quần thể.

Câu 15: Khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước vì lí do nào sau đây?

  1. Nước tạo được sức căng bề mặt lớn giúp tế bào có thể di chuyển trên bề mặt của môi trường nước.
  2. Nước có tính chất phân cực giúp tạo liên kết với các hợp chất khác để hình thành nên tế bào.
  3. Nước có nhiệt dung đặc trưng cao giúp ổn định nhiệt độ trong tế bào .
  4. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu và là yếu tố quan trọng giúp thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

Câu 16: Theo lý thuyết, sucrose được xếp vào nhóm nào sau đây:

  1. Đường đôi.
  2. Đường đơn.
  3. Đường đa.
  4. Lipid phức tạp

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác biệt giữa kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử?

  1. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời.
  2. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện hay ánh sáng mặt trời, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là các chùm electron.
  3. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.
  4. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.

Câu 18: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các amino acid.
  2. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc.
  3. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu.
  4. Mỗi protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polypeptide.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(1) Có khoảng 25 nguyên tố hóa học thiết yếu.

(2) Có 2 loại nguyên tố thiết yếu: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

(3) Carbon là nguyên tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào.

(4) Các nguyên tố hóa học chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

Số phát biểu đúng khi nói về nguyên tố hóa học trong tế bào là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 20: Khi ăn cà chua, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin nào sau đây?

  1. Vitamin A, vitamin D, vitamin B, vitamin K.
  2. Vitamin C, vitamin K, vitamin D, vitamin B.
  3. Vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin E.
  4. Vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác biệt giữa DNA vùng nhân và plasmid của vi khuẩn?

  1. DNA vùng nhân thường chỉ có 1 phân tử trong 1 tế bào còn plasmid thường có nhiều phân tử trong 1 tế bào.
  2. DNA vùng nhân thường có kích thước nhỏ còn plasmid thường có kích thước lớn.
  3. DNA vùng nhân là thành phần không bắt buộc đối với tế bào còn plasmid là thành phần bắt buộc phải có đối với tế bào.
  4. DNA vùng nhân có vai trò quy định tính kháng thuốc của tế bào còn plasmid có vai trò mang thông tin di truyền quy định toàn bộ các hoạt động sống của tế bào.

Câu 22: Thực vật không có bộ xương mà vẫn đứng vững được là nhờ tế bào thực vật có

  1. thành tế bào.
  2. không bào trung tâm.
  3. lục lạp.
  4. ti thể.

Câu 23: Hai thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực là

  1. phospholipid vàcarbohydrate.
  2. protein và nucleic acid.
  3. phospholipid và protein.
  4. carbohydrate và phospholipid.

Câu 24: Protein chỉ thực hiện được chức năng sinh học khi có cấu trúc không gian bậc mấy?

  1. Bậc 1 và bậc 2.
  2. Bậc 2 và bậc 4.
  3. Bậc 2 và bậc 3.
  4. Bậc 3 và bậc 4.

Câu 25: Cho các đặc điểm sau:

(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài.

(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.

(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan.

(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ.

Các đặc điểm chung của tế bào nhân thực là

A.(1), (3), (4).

  1. (1), (2), (3).
  2. (2), (3), (4).
  3. (1), (2), (4).

Câu 26: Gọi là tế bào nhân sơ vì

  1. chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.
  2. không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất.
  3. chưa có màng bao bọc khối tế bào chất.
  4. không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Câu 27: Dựa vào nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide nằm trên hai mạch đơn của DNA, trình tự nucleotide trên đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đơn sau đây: - G – T – A – C – C – T – là:

  1. – C – A – T – G – G – A –
  2. – C – T – A – G – G – A –
  3. – T – G – C – A – A – G –
  4. – A – C – G – T – T – C –

Câu 28:  Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống

  1. có khả năng tự điều chỉnh.
  2. liên tục tiến hóa.
  3. được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  4. là hệ mở.

 

  1. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Em hãy trình bày những vai trò sinh học của nước đối với tế bào.

Câu 2 (1 điểm): Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay