Đề thi giữa kì 1 tin học 10 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 10 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 1 môn tin học 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ

MÔN: TIN HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

Phần I: Trắc nghiệm (7điểm)

Câu 1.  Thứ tự các bước quá trình xử lí thông tin/dữ liệu bằng máy tính là:

  1. Xử lí dữ liệu → Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả.
  2. Đưa ra kết quả → Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu.
  3. Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả → Xử lí dữ liệu.
  4. Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu → Đưa ra kết quả.

Câu 2. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị số?

  1. B.
  2. D.

Câu 3. Định nghĩa nào về Byte là đúng?

  1. Là một kí tự. B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit.
  2. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính. D. Là một dãy 8 chữ số.

Câu 4. Cho các thiết bị sau:

(1) Máy ảnh số                                                           (2) Điện thoại thông minh

(3) Camera kết nối Internet                                        (4) Đồng hồ lịch vạn niên

(5) Máy tính bảng

Những thiết bị nào là thiết bị thông minh?

  1. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (2), (3), (5).        D. (1), (4), (5).

Câu 5. Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  1. 2. B. 3. C. 4.                                  D. 5.

Câu 6. Đâu là thành tựu phát triển của Tin học?

  1. Hệ điều hành, mạng và Internet
  2. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao
  3. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
  4. Các thành quả nghiên cứu khoa học của tin học

Số đáp án đúng là

  1. 1. B. 2. C. 3.                                  D. 4.

Câu 7. Bảng mã ASCII mở rộng cho phép mã hóa tối đa bao nhiêu kí tự?

  1. 128 kí tự. B. 134 kí tự.
  2. 256 kí tự. D. Hàng trăm nghìn kí tự.

Câu 8. Trong bảng mã UNICODE, các kí tự La tinh theo UTF-8 được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?

  1. 1 byte. B. 2 byte. C. 3 byte.                               D. 4 byte.

Câu 9. Chọn phát biểu không đúng?

  1. Việc mã hóa thông tin thành dữ liệu nhị phân được gọi là biểu diễn thông tin.
  2. Các kiểu dữ liệu thường gặp là văn bản, số, hình ảnh, âm thanh và lôgic.
  3. Đối với các dữ liệu là số thì có thể tách, ghép và tính toán.
  4. Đối với các dữ liệu là văn bản thì có thể tách, ghép và so sánh.

Câu 10. Trong hệ nhị phân, dùng các chữ số nào để biểu diễn một số?

  1. 0 và 1. B. 1 và -1. C. 1 và 2.                            D. 0 và -1.

Câu 11. Theo quy tắc cộng 2 số nhị phân 1+1=?

  1. 0. B. 1.                                  C. 11.                                D. 10.

Câu 12. Kết quả sau khi đổi số 1010 từ hệ cơ số 2 sang hệ cơ số 10 là?

  1. 10. B. 11. C. 12.                                D. 13.

Câu 13. Cho các bước sau:

(1) Mã hóa dữ liệu: đổi từ hệ thập phân sang hệ nhị phân.

(2) Mã hóa dữ liệu: đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân.

(3) Thực hiện phép tính trong hệ nhị phân.

(4) Thực hiện phép tính trong hệ thập phân.

(5) Giải mã kết quả: đổi kết quả từ hệ nhị phân sang hệ thập phân.

(6) Giải mã kết quả: đổi kết quả từ hệ thập phân sang hệ nhị phân.

Em hãy chọn ra các bước và sắp xếp đúng trình tự luôn thực hiện tính toán trên máy tính?

  1. (1) – (3) – (5). B. (2) – (4) – (6).
  2. (1) – (4) – (5). D. (2) – (3) – (6).

Câu 14. Phép cộng loại trừ lôgic được kí hiệu bởi từ tiếng anh nào?

  1. OR. B. AND.                           C. NOT.                                 D. XOR.

Câu 15. Cho p = 1, q = 1. Chọn kết quả sai?

  1. p AND q = 0. B. p OR q = 1.
  2. p XOR q = 0. D. NOT p = 0.

Câu 16. p AND q chỉ đúng khi nào?

  1. Cả p và q đều sai. B. Cả p và q đều đúng.
  2. p sai và q đúng. D. p đúng và q sai.

Câu 17. Cho mệnh đề p là “Hoàng khéo tay”, q là “Hoàng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời mệnh đề “p AND q”?

  1. Hoàng khéo tay nhưng không chăm chỉ.
  2. Hoàng khéo tay và chăm chỉ.
  3. Hoàng khéo tay hoặc chăm chỉ.
  4. Hoàng không khéo tay nhưng chăm chỉ.

Câu 18. Chọn phát biểu sai?

  1. Âm thanh được truyền đi bằng sóng âm.
  2. Sóng âm có đồ thị dạng hình sin.
  3. Giá trị biên độ tín hiệu thay đổi rõ rệt trong một chu kì lấy mẫu.
  4. Để có thể xử lí một cách hiệu quả, âm thanh trong máy tính cần được lưu trữ dưới dạng số hóa.

Câu 19. Chọn từ còn thiếu trong đoạn sau:

“Chu kì lấy mẫu …, thanh lấy mẫu càng …, âm thanh càng …”

  1. càng lớn – chi tiết – trung thực.
  2. càng nhỏ – chi tiết – trung thực.
  3. càng nhỏ – không chi tiết – không trung thực.
  4. càng lớn – không chi tiết – trung thực.

Câu 20. Việc số hóa hình ảnh có thể thực bằng thiết bị số nào?

  1. Điện thoại thông minh 2. Đồng hồ lịch vạn niên
  2. Máy ảnh số 4. Camera kết nối Internet
  3. Máy quét
  4. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 3, 4, 5.            D. 1, 2, 3, 5.

Câu 21. Độ sâu màu là số bit cần thiết để mã hóa thông tin màu của một điểm ảnh. Chọn phát biểu đúng?

  1. Độ sâu màu càng lớn thì màu sắc của ảnh càng tinh tế.
  2. Độ sâu màu càng nhỏ thì màu sắc của ảnh càng tinh tế.
  3. Độ sâu màu càng lớn thì màu sắc của ảnh càng kém trung thực.
  4. Độ sâu màu càng nhỏ thì màu sắc của ảnh là đen trắng.

Câu 22. Màu trắng có mã là bao nhiêu?

  1. (0, 255, 0). B. (255, 0, 0).
  2. (255, 255, 255). D. (0, 0, 255).

Câu 23. Thiết bị nào không được coi là PDA (Trợ thủ số cá nhân)?

  1. Điện thoại thông minh. B. Máy đọc sách.
  2. Máy tính bảng. D. Đồng hồ cơ.

Câu 24. Cho một số thông tin sau:

(1) Thanh điều hướng

(2) Thanh truy cập nhanh

(3) Khu vực chứa các biểu tượng ứng dụng

(4) Thanh trạng thái

Em hãy cho biết, trên màn hình chính của điện thoại thông minh sẽ chứa những thông tin nào?

  1. (1), (2), (3), (4). B. Chỉ có (2) và (3)
  2. Chỉ có (3) D. Chỉ có (1) và (3)

Câu 25. Trong điện toán đám mây, SaaS có nghĩa là gì?

  1. Cơ sở hạ tầng như là dịch vụ. B. Nền tảng như là dịch vụ.
  2. Phần mềm như là dịch vụ. D. Giao tiếp như là dịch vụ.

Câu 26. Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft là gì?

  1. Mediafire. B. Google Drive. C. OneDriver.          D. Dropbox

Câu 27. Phát biểu nào đúng?

  1. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.
  2. IoT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí dữ liệu tự động.
  3. IoT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.
  4. IoT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.

Câu 28. Phương án nào dưới đây là đúng?

  1. Internet được hình thành một cách tự phát, các tổ chức hay cá nhân tự thoả thuận với nhau hoặc thuê qua một nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với nhau.
  2. Internet không có chủ nhưng có một tổ chức điều phối kĩ thuật và chính sách. Các tổ chức hay cá nhân tự nguyện tham gia vào Internet. Để được kết nối, họ sử dụng dịch vụ kết nối của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
  3. Internet do Liên hợp quốc quản lí. Các quốc gia đều có quyền sử dụng Internet. Ai cũng có thể tự kết nối vào mạng Internet.
  4. Mỹ là quốc gia sáng tạo ra Internet nên cũng là chủ sở hữu Internet. Các quốc gia khác muốn tham gia vào Internet đều phải được phép của Chính phủ Mỹ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

  1. a) Em hãy đổi các số sau: 30, 45 từ hệ thập phân sang hệ nhị phân?
  2. b) Thực hiện các phép tính sau trong hệ nhị phân:

101101 × 1101

100110 + 1011

Câu 2. (1 điểm) Gọi điện thoại miễn phí qua Zalo, Messenger trên Facebook hay Viber có phải là dịch vụ đám mây không? Tại sao?

 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIN HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay