Đề thi giữa kì 1 tin học 8 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 8 kết nối tri thức kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 tin học 8 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Máy tính điện tử ngày nay là thế hệ thứ mấy?

  1. Thế hệ 2 B. Thế hệ 3 C. Thế hệ 4                                D. Thế hệ 5

Câu 2. Con người đã biết làm các phép tính số học từ bao giờ?

  1. Hơn 1000 năm trước Công nguyên.
  2. Hơn 1000 năm sau Công nguyên.
  3. Hơn 2000 năm sau Công nguyên.
  4. Hơn 2000 năm trước Công nguyên.

Câu 3. Người đưa ra nguyên lí hoạt động của máy tính với khái niệm “chương trình được lưu trữ” đó là

  1. Charles Babbage.
  2. Von Neumann.
  3. Claude Shannon.
  4. Howard Aiken.

Câu 4. Đặc điểm nào không phải của máy tính thế hệ thứ nhất?

  1. Thành phần điện tử chính là đèn điện tử chân không.
  2. Kích thước nhỏ, có thể mang theo người.
  3. Bộ nhớ chính là trống từ.
  4. Thiết bị vào – ra là máu đọc và tạo thẻ đục lỗ.

Câu 5. Bộ nhớ nào sau đây không phải của máy tính thế hệ thứ tư?

  1. CD. B. USB. C. Đĩa từ.                                                  D. SSD.

Câu 6. Năm 1968, Minsk-22 là chiếc máy tính được đưa vào nước ta thuộc

  1. Thế hệ thứ nhất.
  2. Thế hệ thứ hai.
  3. Thế hệ thứ ba.
  4. Thế hệ thứ tư.

Câu 7.  Đâu không phải công dụng của máy tính khi ra đời làm thay đổi xã hội loài người?

  1. Giúp con người dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận thông tin trên mọi lĩnh vực.
  2. Giúp con người thay đổi cách thức thu thập, lưu trữ, xử lí, chia sẻ thông tin.
  3. Cung cấp nền tảng, phương tiện kết nối giữa người với người.
  4. Giúp con người có thiết bị để chơi game suốt cả ngày.

Câu 8. Thông tin số không đáng tin cậy là

  1. thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối.
  2. thông tin từ tổ chức hoặc cá nhân uy tín có thẩm quyền.
  3. thông tin có chứng cứ xác thực, độ tin cậy cao.
  4. thông tin mới cập nhật, có chứng cứ xác thực từ cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền.

Câu 9. Dạng nào sau đây là thông tin số?

  1. Âm thanh.
  2. Ánh sáng.
  3. Điện.
  4. Không khí.

Câu 10. Hoàn thành khái niệm sau: “Thông tin được mã hóa thành ..., được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng để có thể lan truyền, trao đổi trong môi trường kĩ thuật số được gọi ngắn gọn là thông tin số.”

  1. hình ảnh.
  2. âm thanh.
  3. USB.
  4. dãy bit.

Câu 11. Thông tin số không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Dễ dàng nhân bản.
  2. Dễ lan truyền.
  3. Dễ bị xóa bỏ hoàn toàn.
  4. Truy cập được từ xa.

Câu 12. Thông tin của chính phủ có tên miền là

  1. .gov.
  2. .com.
  3. .net.
  4. .org.

Câu 13. Để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được, em cần căn cứ vào:

  1. Số lượt chia sẻ, bình luận, thích của bài viết.
  2. Kinh nghiệm, hiểu biết, suy luận của bản thân.
  3. Tính thời sự của thông tin.
  4. Dung lượng của bài viết.

Câu 14. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?

  1. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.
  2. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.
  3. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.
  4. Phát tán các thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng.

Câu 15. Ứng dụng nào sau đây cho phép người dùng tìm kiếm thông tin?

  1. Camera 360. B. Chrome.
  2. Adobe Premiere. D. Easycode.

Câu 16. Để tìm hiểu về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID - 19, em có thể tìm thông tin ở đâu để có độ tin cậy nhất?

  1. Nguồn tin từ tổ trưởng khu phố.
  2. Nguồn tin từ diễn đàn Người cao tuổi Việt Nam.
  3. Nguồn tin từ Bộ Y tế.
  4. Nguồn tin từ diễn viên nổi tiếng.

Câu 17. Thông tin trong trường hợp nào sau đây là đáng tin cậy?

  1. Thông tin trên website có tên miền là .gov.
  2. Bài viết của một cá nhân ẩn danh trên mạng xã hội.
  3. Bài viết trên tài khoản của người nổi tiếng có đông đảo người theo dõi.
  4. Thông tin trên website có lịch sử viết bài từ nhiều năm trước.

Câu 18. Biểu hiện nào sau đây vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

  1. Sao chép thông tin từ một trang web khác và coi đó là của mình.
  2. Bình luận một cách lịch sự trên bài viết của người khác.
  3. Không chụp ảnh, quay phim trong rạp chiếu phim.
  4. Đính chính, xin lỗi bạn đọc khi đưa thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng.

Câu 19. Sản phẩm dạng số mà học sinh có thể tạo ra là

  1. bài tập toán.
  2. tập san ngày 20/11.
  3. video giới thiệu trường, lớp.
  4. vở ghi chép.

Câu 20. Hành động nào dưới đây vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

  1. Đăng tải hình ảnh gia đình sum họp ngày Tết.
  2. Chặn các hình ảnh, video quảng cáo về cá cược bóng đá qua Internet.
  3. Chia sẻ thông tin mua bán động vật hoang dã quý hiếm.
  4. Bình luận chê bai chiếc áo không hợp thời trang của bạn trên Facebook cá nhân.

Câu 21. Cho các mệnh đề sau:  

(1) Tìm hiểu thông tin, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

(2) Tránh sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giả hoặc có bản quyền sử dụng.

(3) Hầu hết thông tin trên Internet là có bản quyền.

Những lưu ý cần áp dụng để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số:

  1. (1), (2).
  2. (2), (3).
  3. (1), (3).
  4. (1), (2), (3).

Câu 22. Cho các trường hợp sau:

(1) Tranh luận trên Facebook.

(2) Đăng bài viết, hình ảnh lành mạnh lên mạng xã hội.

(3) Quay và lan truyền video bạo lực học đường.

(4) Sáng tác một bài thơ về lớp và chia sẻ cho bạn bè.

(5) Livestream, chia sẻ nội dung không lành mạnh.

Có bao nhiêu trường hợp có thể làm nảy sinh vấn đề tiêu cực khi tham gia hoạt động trên mạng?

  1. 2. B. 3. C. 4.                                                                                  D. 5.

Câu 23. Tình huống nào dưới đây là vi phạm quy định của pháp luật?

  1. Phong chụp ảnh Lan đang làm biểu cảm mặt xấu. Phong chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội và làm Lan xấu hổ không dám đến trường.
  2. Khách du lịch tự ý quay phim, chụp ảnh ở khu vực quốc phòng, an ninh.
  3. Học sinh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp.
  4. Học sinh lén dùng điện thoại để lướt Facebook trong tiết học.

Câu 24. Khi thấy bạn em quay video các bạn trong lớp có hành vi bạo lực và đăng lên mạng xã hội thì em sẽ làm gì?

  1. Khuyên bạn gửi video đó cho mọi người.
  2. Tham gia quay video cùng với người bạn đó.
  3. Khuyên bạn không nên quay và đăng video bạo lực đó lên mạng.
  4. Không làm gì cả.

    PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Thông tin số là gì? Trình bày đặc điểm của thông tin số.

Câu 2 (3 điểm).

  1. Những điều nào cần lưu ý để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
  2. Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số trong các tình huống dưới đây và xử lí tình huống.

Lan mua cuốn sách các bài văn hay trong tiệm sách. Lan dùng điện thoại di động chụp một bài văn trong cuốn sách và gửi cho Nam. Nam sử dụng phần mềm word để gõ lại bài văn này và nộp cho cô giáo để chấm điểm. Nếu là bạn của Lan và Nam, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Lược sử công cụ tính toán

3

 

2

 

1

 

1

 

7

 

1,75

Bài 2. Thông tin trong môi trường số

3

 

3

1

1

   

7

1

2,75

Bài 3. Thực hành: Khai thác thông tin số

1

   

2

   

3

 

0,75

Bài 4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

3

 

2

 

1

1

1

 

7

1

4,75

Tổng số câu TN/TL

10

 

7

1

5

1

2

 

24

2

10

Điểm số

2,5

 

1,75

1,5

1,25

2,5

0,5

 

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

2,5 điểm

25 %

3,25 điểm

32,5 %

3,75 điểm

37,5 %

0,5 điểm

5 %

10 điểm

100 %

100%

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

 

7

  

1. Lược sử công cụ tính toán

Nhận biết

 

- Nêu được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.

- Nhận biết các thế thế hệ mà máy tính điện tử trải qua.

- Nêu được nguyên lí hoạt động của máy tính.

 

3

 

C1,2,3

Thông hiểu

- Lựa chọn phát biểu sai về đặc điểm máy tính điện tử.

 

2

 

C4,5

Vận dụng

- Sự thay đổi mà máy tính mang lại trong các lĩnh vực.

- Liên hệ tới thế hệ máy tính được sử dụng ở nước ta qua các thời kì.

 

1

 

C6

Vận dụng cao

Công dụng của máy tính khi ra đời làm thay đổi xã hội loài người.

 

1

 

C7

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

1

10

  

2. Thông tin trong môi trường số

Nhận biết

- Nêu được thông tin không đáng tin cậy.

- Chỉ ra các dạng của thông tin số.

- Trình bày khái niệm, đặc điểm của thông tin số.

 

3

 

C8,9,10

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm không thuộc về thông tin số.

- Nắm được các phương pháp xác định thông tin đáng tin cậy.

- Nắm được các thông tin của Chính phủ có tên miền .gov.

1

3

C1

C11,12,13

Vận dụng

- Nhận biết hành vi không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin.

- Liên hệ các yếu tố trong thực tiễn để xác định được độ tin cậy của thông tin.

 

1

 

C14

Vận dụng cao

Sự khai thác và sử dụng thông tin internet một cách hiệu quả.

    

3. Thực hành khai thác thông tin số

Nhận biết

- Nhận biết công cụ cho phép người dùng tìm kiếm thông tin.

 

1

 

C15

Vận dụng

- Lựa chọn nguồn tin đáng tin cậy để tìm hiểu thông tin.

- Các yếu tố bản thân đã căn cứ để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được.

 

2

 

C16,17

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

1

7

  

4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Nhận biết

- Nêu các sản phẩm dạng số mà học sinh có thể tạo ra.

- Chỉ ra hành động vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

- Chỉ ra biểu hiện vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

3

 

C18,19,20

Thông hiểu

- Hiểu được trong trường hợp nào có thể nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

- Nắm được các lưu ý để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

2

 

C21,22

Vận dụng

- Chỉ ra tình huống thực tế vi phạm quy định của pháp luật.

- Liên hệ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra từ thói quen chụp ảnh, quay phim cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội.

1

1

C2

C23

Vận dụng cao

Xử lí tình huống về văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

1

 

C24

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay