Đề thi giữa kì 1 tin học 8 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 8 kết nối tri thức kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 tin học 8 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

acPHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Máy tính thế hệ thứ tư xuất hiện trong khoảng thời gian nào?

  1. 1955 – 1965.
  2. 1965 – 1974.
  3. 1974 – 1990.
  4. 1945 – 1955.

Câu 2. Máy tính thế hệ thứ nhất sử dụng công nghệ nào?

  1. Công nghệ đèn điện tử chân không.
  2. Công nghệ bóng bán dẫn.
  3. Công nghệ mạch tích hợp.
  4. Công nghệ tích hợp mật độ rất cao.

Câu 3. Ai là người đã chỉ ra rằng có thể sử dụng các rơ le để thực hiện các thao tác tính toán trên các dãy bit, là nền tảng cho việc thiết kế các máy tính kĩ thuật số hiện đại?

  1. Charles Babbage.
  2. Von Neumann.
  3. Claude Shannon.
  4. Howard Aiken.

Câu 4. Đặc điểm nào không phải của máy tính thế hệ thứ hai?

  1. Sử dụng công nghệ mạch tích hợp cỡ siêu lớn.
  2. Kích thước lớn, bộ phận xử lí và tính toán lớn như những chiếc tủ.
  3. Thiết bị vào – ra có máy đọc và in băng đục lỗ.
  4. Sử dụng bộ nhớ là lõi từ, băng từ.

Câu 5. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra?

  1. Màn hình.
  2. Tai nghe.
  3. Loa.
  4. Máy ảnh.

Câu 6. Năm 1967, chiếc máy tính thuộc họ IBM System/360 được đưa vào nước ta thuộc thế hệ

  1. thứ nhất.
  2. thứ hai.
  3. thứ ba.
  4. thứ tư.

Câu 7.  Công dụng của máy tính làm thay đổi xã hội loài người là

  1. Hỗ trợ học tập, giải trí, giao tiếp…
  2. Giúp con người dễ dàng tạo và lan truyền tin xấu một cách nhanh chóng.
  3. Cung cấp thông tin lệch lạc, không đúng sự thật.
  4. Giúp con người có thiết bị để chơi game suốt cả ngày.

Câu 8. Tệp video được lưu trữ dưới dạng đuôi nào?

  1. .jpg
  2. .html
  3. .doc
  4. .mp4

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

  1. Có thể truy cập từ xa.
  2. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.
  3. Nhiều người có thể truy cập đồng thời.
  4. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.

Câu 10. Điền vào chỗ trống: “….. từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”.

  1. tác giả.
  2. tính cập nhật.
  3. trích dẫn.
  4. nguồn thông tin.

Câu 11. Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cơ bản để nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet?

  1. Lượt xem.
  2. Tác giả.
  3. Mục đích của bài viết.
  4. Trích dẫn.

Câu 12. Thông tin trong trường hợp nào dưới đây không đáng tin cậy?

  1. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.
  2. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.
  3. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của chính phủ.
  4. Thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp.

Câu 13. Thông tin từ nguồn nào dưới đây có độ tin cậy cao?

  1. Thông báo từ trang web của Chính phủ có đuôi gov.
  2. Thông tin từ tất cả các trang tìm kiếm trên Google Search.
  3. Thông tin từ blog, từ một tài khoản cá nhân nào đó.
  4. Thông tin từ trang web đã lâu không được cập nhật.

Câu 14. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?

  1. Chia sẻ hướng dẫn đăng kí mã định danh điện tử.
  2. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.
  3. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Facebook.
  4. Phát tán các thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng.

Câu 15. Ứng dụng nào sau đây cho phép người dùng tìm kiếm thông tin?

  1. Cốc cốc.
  2. Adobe premiere
  3. Canva.
  4. Microsoft office.

Câu 16. Người dân muốn tìm hiểu thông tin đăng kí mã định danh điện tử thì nên tìm thông tin ở đâu?

  1. Các bài chia sẻ trên khắp Facebook.
  2. Các trang mạng xã hội của cá nhân.
  3. Thông tin trên website có tên miền là .gov.
  4. Lời truyền miệng của người dân trong địa phương.

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây sai?

  1. Thông tin không đáng tin cậy có giá trị sử dụng thấp, thậm chí không sử dụng được.
  2. Mọi thông tin chúng ta nghe thấy, xem được hay đọc được đều là sự thật.
  3. Việc xác định và khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy giúp đưa ra những quyết định đúng đắn.
  4. Nếu không biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy, tin vào những quảng cáo quá mức có thể dẫn đến việc tiêu tiền một cách lãng phí.

Câu 18. Bạn Trang muốn tìm những số liệu thống kê về khách du lịch đến Việt Nam trong những năm gần đây để làm báo cáo thì có thể tìm thông tin ở đâu?

  1. Thông tin từ chị gái làm hướng dẫn viên du lịch.
  2. Thông tin từ trang web của một công ty du lịch.
  3. Thông tin từ trang web của Tổng cục Du lịch.
  4. Thông tin từ trang web của một tỉnh thành.

Câu 19. Sản phẩm dạng số mà học sinh có thể tạo ra là

  1. gấu bông
  2. quà sinh nhật.
  3. game tự thiết kế.
  4. vở ghi chép.

Câu 20. Hành động nào trung thực trong quá trình tạo sản phẩm số?

  1. Sử dụng thông tin giả.
  2. Sao chép, chỉnh sửa thông tin của người khác.
  3. Tự quay video, viết nội dung về chủ đề an toàn giao thông.
  4. Sử dụng hình ảnh không được cho phép.

Câu 21. Đâu là hành vi vi phạm giao thông khi sử dụng các thiết bị số?

  1. Tập trung lái xe ô tô và tắt thiết bị di động.
  2. Không đeo tai nghe khi đang điều khiển phương tiện giao thông.
  3. Tấp vào lề đường để nghe điện thoại.
  4. Vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại lướt mạng xã hội.

Câu 22. Đâu không phải là hành vi vi phạm quy định lớp học?

  1. Vừa nghe giảng vừa nghịch điện thoại.
  2. Sử dụng điện thoại để quay cóp trong giờ kiểm tra.
  3. Chơi điện thoại dưới ngăn bàn mà không nghe giảng.
  4. Vừa nghe điện thoại vừa lái xe.

Câu 23. Việc nào dưới đây là đúng khi sử dụng công nghệ số?

  1. Nhìn trộm bạn đang nhập mật khẩu tài khoản mạng xã hội để biết mật khẩu đăng nhập của bạn.
  2. Trêu đùa bằng cách lấy một ảnh của bạn, cắt ghép với những ảnh khác để gây cười rồi gửi cho một số bạn.
  3. Sử dụng các thông tin do mình tự tạo (tự quay video, chụp ảnh, viết nội dung,…).
  4. Ghi âm cuộc tranh cãi của một nhóm bạn và đưa lên mạng xã hội.

Câu 24. Lan có bài kiểm tra văn về nhà nhưng bạn không tự làm mà lại lên mạng sao chép bài văn của người khác về và nộp cho giáo viên. Theo em, hành động của Lan đã vi phạm điều gì?

  1. Vi phạm pháp luật.
  2. Vi phạm giao thông.
  3. Vi phạm trật tự nơi công cộng.
  4. Vi phạm bản quyền.

    PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm).

  1. Nêu những yếu tố cơ bản giúp em có thể nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet. Cho ví dụ.
  2. Việc khai thác nguồn tin đáng tin cậy có tầm quan trọng như thế nào?

Câu 2 (3 điểm). Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số trong các tình huống dưới đây và xử lí tình huống.

  1. Trong giờ kiểm tra, bạn Hùng ngồi cạnh em đã sử dụng điện thoại di động để quay cóp. Nhìn thấy hành vi của bạn Hùng, em sẽ làm gì?
  2. Khi trên đường đi học về, bạn Nam gặp một nhóm bạn nữ đang bắt nạt Lan. Thay vì vào can ngăn, Nam lại lấy điện thoại ra quay lại cảnh đánh nhau và đăng lên mạng xã hội. Khi Lan biết chuyện đã rất xấu hổ nên không dám đến trường nữa. Theo em, hành động của Nam là đúng hay sai? Nếu em là Nam, em sẽ làm gì?

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Lược sử công cụ tính toán

3

 

2

 

1

 

1

 

7

 

1,75

Bài 2. Thông tin trong môi trường số

3

 

3

1

1

   

7

1

2,75

Bài 3. Thực hành: Khai thác thông tin số

1

   

2

   

3

 

0,75

Bài 4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

3

 

2

 

1

1

1

 

7

1

4,75

Tổng số câu TN/TL

10

 

7

1

5

1

2

 

24

2

10

Điểm số

2,5

 

1,75

1,5

1,25

2,5

0,5

 

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

2,5 điểm

25 %

3,25 điểm

32,5 %

3,75 điểm

37,5 %

0,5 điểm

5 %

10 điểm

100 %

100%

 


 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

 

7

  

1. Lược sử công cụ tính toán

Nhận biết

 

- Nêu được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.

- Nhận biết các thế thế hệ mà máy tính điện tử trải qua.

- Nêu được nguyên lí hoạt động của máy tính.

 

3

 

C1,2,3

Thông hiểu

- Lựa chọn phát biểu sai về đặc điểm máy tính điện tử.

 

2

 

C4,5

Vận dụng

- Sự thay đổi mà máy tính mang lại trong các lĩnh vực.

- Liên hệ tới thế hệ máy tính được sử dụng ở nước ta thời kì 1975.

 

1

 

C6

Vận dụng cao

Công dụng của máy tính khi ra đời làm thay đổi xã hội loài người.

 

1

 

C7

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

1

10

  

2. Thông tin trong môi trường số

Nhận biết

- Nhận biết thông tin đáng tin cậy.

- Chỉ ra các dạng của thông tin số.

- Trình bày khái niệm, đặc điểm của thông tin số.

 

3

 

C8,9,10

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm không thuộc về thông tin số.

- Nắm được các phương pháp xác định thông tin đáng tin cậy.

- Nắm được các thông tin của Chính phủ có tên miền .gov.

1

3

C1

C11,12,13

Vận dụng

- Nhận biết hành vi không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin.

- Liên hệ các yếu tố trong thực tiễn để xác định được độ tin cậy của thông tin.

 

1

 

C14

Vận dụng cao

Sự khai thác và sử dụng thông tin internet một cách hiệu quả.

    

3. Thực hành khai thác thông tin số

Nhận biết

- Nhận biết công cụ cho phép người dùng tìm kiếm thông tin.

 

1

 

C15

Vận dụng

- Lựa chọn nguồn tin đáng tin cậy để tìm hiểu thông tin.

- Các yếu tố bản thân đã căn cứ để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được.

 

2

 

C16,17

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

1

7

  

4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Nhận biết

- Nêu các sản phẩm dạng số mà học sinh có thể tạo ra.

- Chỉ ra hành động vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

- Chỉ ra biểu hiện vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

3

 

C18,19,20

Thông hiểu

- Hiểu được trong trường hợp nào có thể nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

- Nắm được các lưu ý để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

2

 

C21,22

Vận dụng

- Chỉ ra tình huống thực tế vi phạm quy định của pháp luật.

- Liên hệ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra từ thói quen chụp ảnh, quay phim cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội.

1

1

C2

C23

Vận dụng cao

Xử lí tình huống về văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

1

 

C24

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay