Đề thi giữa kì 1 tin học 8 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 8 kết nối tri thức kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 tin học 8 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ai được coi là chả đẻ của công nghệ máy tính?

  1. Charles Babbage.
  2. Gottfried Leibniz.
  3. John Mauchly.
  4. Blaise Pascal.

Câu 2. Máy tính điện tử đã phát triển qua mấy thế hệ?

  1. Năm thế hệ.
  2. Ba thế hệ.
  3. Bốn thế hệ.
  4. Sáu thế hệ.

Câu 3. Đâu là chiếc máy tính thế hệ thứ hai được đưa vào nước ta năm 1968?

  1. Minsk22.
  2. ENIAC 1945.
  3. IBM PC.
  4. IBM 370.

Câu 4. Đặc điểm nào không phải của máy tính thế hệ thứ tư?

  1. Sử dụng được mạng.
  2. Kích thước nhỏ, có thể đặt trên bàn.
  3. Bộ nhớ là băng từ, đĩa từ.
  4. Thành phần điện tử chính là mạch tích hợp cỡ rất lớn và bộ vi xử lí.

Câu 5. Mạch tích hợp không phải thành phần điện tử chính của máy tính điện tử thế hệ nào sau đây?

  1. Thế hệ thứ hai.
  2. Thế hệ thứ ba.
  3. Thế hệ thứ tư.
  4. Thế hệ thứ năm.

Câu 6. Trong lĩnh vực giáo dục, sự thay đổi của máy tính có vai trò

  1. theo dõi sức khỏe thường xuyên.
  2. chứa đựng khối lượng thông tin khổng lồ.
  3. đa dạng hóa các hình thức giao dịch.
  4. phát hiện những hiện tượng vi phạm pháp luật.

Câu 7.  Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy là

  1. hành động không phù hợp.
  2. sử dụng nguồn thông tin sai lệch.
  3. đưa ra được quyết định phù hợp.
  4. suy nghĩ không phù hợp.

Câu 8. Khi nhìn thấy một phong cảnh rất đẹp, em muốn chia sẻ ngay với bạn bè thì sử dụng dạng thông tin nào?

  1. Âm thanh.
  2. Văn bản.
  3. Ảnh in
  4. Ảnh số.

Câu 9. Điền vào chỗ trống sau: “Quyền của tác giả thông tin số được ... bảo hộ.”

  1. cá nhân.
  2. tổ chức.
  3. mạng xã hội.
  4. pháp luật.

Câu 10. Thông tin nào sau đây không đáng tin cậy?

  1. Tin tức thời sự từ Đài Truyền hình.
  2. Bài viết nhiều lượt chia sẻ, bình luận.
  3. Sách của Nhà xuất bản Giáo dục.
  4. Báo từ tòa soạn Báo Nhân dân.

Câu 11. Để xác định thông tin có lỗi thời hay không dựa vào cách nào sau đây?

  1. Xác định nguồn thông tin.
  2. Phân biệt ý kiến và sự kiện.
  3. Kiểm tra chứng cứ của kết luận.
  4. Đánh gia tính thời sự của thông tin.

Câu 12. Trang web của Chính phủ có đuôi miền là:

  1. .mp4.
  2. .wmv.
  3. .pptx.
  4. .gov.

Câu 13. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?

  1. Đăng video bạo lực học đường lên Facebook, Tiktok, Youtube...
  2. Chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong cộng đồng.
  3. Giới thiệu quán ăn ngon với mọi người dưới sự cho phép của chủ quán.
  4. Chia sẻ thông tin cổ súy, hủ tục, mê tín, dị đoan.

Câu 14. Thông tin giả, sai sự thật trên Internet gây ra những tác hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức cộng đồng. Phát biểu nào dưới đây thể hiện sự khai thác và sử dụng thông tin trên Internet một cách hiệu quả?

  1. Đọc những nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải.
  2. Sử dụng những thông tin trên trang web có tính chất quảng cáo, bán hàng.
  3. Tìm hiểu những bài viết có nội dung chưa được cập nhật, đính chính thông tin đã đăng tải.
  4. Nghiên cứu những bài viết có mục đích xâm phạm, bôi nhọ cá nhân.

Câu 15. Ứng dụng nào sau đây cho phép người dùng tìm kiếm thông tin?

  1. Microsoft office. B. Google.
  2. WinRAR. D. Unikey..

Câu 16. Bạn An muốn viết bài báo cáo về truyền thống của trường mình thì bạn An có thể tìm thông tin ở trang web nào là uy tín nhất?

  1. Nguồn thông tin từ trang web của trường mình.
  2. Nguồn thông tin từ trang nghe nhạc.
  3. Nguồn thông tin từ tài khoản Netflix.
  4. Nguồn thông tin từ trên Facebook.

Câu 17. Để tìm hiểu thông tin về phòng, chống các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, cần căn cứ vào:

  1. Thông tin trên website chính thức của Bộ Y tế.
  2. Bài viết của một cá nhân ẩn danh trên mạng xã hội.
  3. Bài viết trên tài khoản của người nổi tiếng có đông đảo người theo dõi.
  4. Thông tin trên website có lịch sử viết bài từ nhiều năm trước.

Câu 18. Biểu hiện nào sau đây vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

  1. Quay phim, chụp ảnh quán ăn dưới sự đồng ý của chủ quán.
  2. Xem video lành mạnh trên mạng xã hội.
  3. Đăng lại truyện, bài viết mà không có sự cho phép của tác giả.
  4. Chia sẻ thông tin đã được xác thực từ các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền.

Câu 19. Sản phẩm dạng số mà học sinh có thể tạo ra là

  1. sản phẩm thủ công như đan len, may vá...
  2. vlog học tập.
  3. bản ghi chép công thức.
  4. đồ ăn, nước uống.

Câu 20. Hành động nào dưới đây vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

  1. Quay phim, chụp ảnh ngày lễ kỉ niệm ở trường học.
  2. Quay phim, chụp ảnh ở trước doanh trại quân đội.
  3. Quay phim, chụp ảnh trong công viên để đăng lên mạng xã hội.
  4. Quay phim, chụp ảnh đồ ăn, trong quán cà phê.

Câu 21. Đâu không phải việc cần làm trước khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội?

  1. Kiểm tra xem có vi phạm pháp luật, đạo đức, văn hóa không.
  2. Kiểm tra xem thông tin đấy đã được xác thực chưa.
  3. Kiểm tra xem thông tin đấy có vi phạm bản quyền tác giả không.
  4. Kiểm tra dấu cách, xuống dòng của đoạn văn bản cần đăng lên.

Câu 22. Trường hợp nào sau đây có thể này sinh ra các vấn đề tiêu cực?

  1. Chia sẻ tin tức thời sự từ Đài truyền hình Quốc gia.
  2. Tuyên truyền tôn giáo trái phép lên mạng xã hội.
  3. Đăng tải video hướng dẫn nấu ăn.
  4. Bán các sản phẩm thủ công như khăn len, móc khóa trên mạng xã hội.

Câu 23. Đâu là hành vi vi phạm giao thông?

  1. Tập trung lái xe ô tô và tắt thiết bị di động.
  2. Không đeo tai nghe khi đang điều khiển phương tiện giao thông.
  3. Tấp vào lề đường để nghe điện thoại.
  4. Vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại lướt mạng xã hội.

Câu 24. Gia đình bạn Bình vừa lắp camera an ninh để chống trộm. Bác hàng xóm của nhà bạn Bình nêu yêu cầu không để camera quay sang phía sân nhà bác. Theo em, yêu cầu của bác hàng xóm có chính đáng hay không? Nhà bạn Bình nên xử lí như thế nào?

  1. Không chính đáng, cãi nhau lại với bác hàng xóm.
  2. Chính đáng, nhà bạn Bình nên điểu chỉnh lại góc quay của camera.
  3. Không chính đáng, nhà bạn Bình nên báo cáo lại với tổ trưởng tổ dân phố.
  4. Chính đáng nhưng mặc kệ vẫn để góc quay có sân nhà bác hàng xóm .

    PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Hãy kể một ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng) và trả lời câu hỏi sau:

  1. a) Tin đồn đó xuất hiện từ sự việc nào?
  2. b) Tác hại của tin đồn đó là gì?

Câu 2 (3 điểm).

  1. Anh Minh đang trên đường đi làm, bỗng nhiên nhận được một cuộc gọi quan trọng từ đối tác kinh doanh. Nhưng anh sắp trễ giờ họp, vì vậy anh đã sử dụng tai nghe vừa đi vừa nghe cuộc điện thoại đó. Theo em, hành vi của anh Minh là đúng hay sai? Anh có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
  2. Trong giờ kiểm tra có quy định học sinh tắt hết các thiết bị điện tử như đồng hồ thông minh, điện thoại di động và cất gọn vào balo của mình. Tuy nhiên, trước giờ vào phòng thi, bạn Quân vẫn giấu điện thoại trong túi quần và định mang vào phòng thi để quay cóp bài kiểm tra. Theo em, hành vi đó của bạn Quân là đúng hay sai? Em sẽ khuyên bạn Quân điều gì trước khi nào phòng thi?

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Lược sử công cụ tính toán

3

 

2

 

1

   

6

 

1,5

Bài 2. Thông tin trong môi trường số

3

 

3

1

1

 

1

 

7

1

3

Bài 3. Thực hành: Khai thác thông tin số

1

   

2

   

3

 

0,75

Bài 4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

3

 

2

 

1

1

1

 

7

1

4,75

Tổng số câu TN/TL

10

 

7

1

5

1

2

 

24

2

10

Điểm số

2,5

 

1,75

1,5

1,25

2,5

0,5

 

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

2,5 điểm

25 %

3,25 điểm

32,5 %

3,75 điểm

37,5 %

0,5 điểm

5 %

10 điểm

100 %

100%

 


 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

 

7

  

1. Lược sử công cụ tính toán

Nhận biết

 

- Nêu được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.

- Nhận biết các thế thế hệ mà máy tính điện tử trải qua.

- Nêu được nguyên lí hoạt động của máy tính.

 

3

 

C1,2,3

Thông hiểu

- Lựa chọn phát biểu sai về đặc điểm máy tính điện tử.

 

2

 

C4,5

Vận dụng

- Sự thay đổi mà máy tính mang lại trong các lĩnh vực.

- Liên hệ tới thế hệ máy tính được sử dụng ở nước ta thời kì 1975.

 

1

 

C6

Vận dụng cao

Công dụng của máy tính khi ra đời làm thay đổi xã hội loài người.

    

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

1

10

  

2. Thông tin trong môi trường số

Nhận biết

- Chỉ ra các dạng của thông tin số.

- Trình bày khái niệm, đặc điểm của thông tin số.

- Tầm quan trọng của việc khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy.

 

3

 

C7,8,9

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm không thuộc về thông tin số.

- Nắm được các phương pháp xác định thông tin đáng tin cậy.

- Chỉ ra được những thông tin không đáng tin cậy.

1

3

C1

C10,11,12

Vận dụng

- Nhận biết hành vi không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin.

- Liên hệ các yếu tố trong thực tiễn để xác định được độ tin cậy của thông tin.

 

1

 

C13

Vận dụng cao

Sự khai thác và sử dụng thông tin internet một cách hiệu quả.

 

1

 

C14

3. Thực hành khai thác thông tin số

Nhận biết

- Nhận biết công cụ cho phép người dùng tìm kiếm thông tin.

 

1

 

C15

Vận dụng

- Lựa chọn nguồn tin đáng tin cậy để tìm hiểu thông tin.

 

2

 

C16,17

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

1

7

  

4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Nhận biết

- Nêu các sản phẩm dạng số mà học sinh có thể tạo ra.

- Chỉ ra hành động vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

- Chỉ ra biểu hiện vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

3

 

C18,19,20

Thông hiểu

- Hiểu được trong trường hợp nào có thể nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

- Nắm được các lưu ý để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

2

 

C21,22

Vận dụng

- Chỉ ra tình huống thực tế vi phạm quy định của pháp luật.

- Liên hệ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra từ thói quen chụp ảnh, quay phim cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội.

1

1

C2

C23

Vận dụng cao

Xử lí tình huống về văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

 

1

 

C24

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay