Đề thi giữa kì 1 tin học 9 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Tin học 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

TIN HỌC 9  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Thiết bị nào sau đây không gắn bộ xử lí thông tin?

A. Máy giặt.

B. Thiết bị nhận dạng vân tay.

C. Bảng từ trắng.

D. Máy bán hàng tự động.

Câu 2. Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong đời sống xã hội? 

A. Giải trí.

B. Thực hiện các giao dịch hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến.

C. Mua bán trực tuyến.

D. Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

Câu 3. Tin giả là gì?

A. Thông tin sai lệch, được cố tình tạo ra để gây hiểu lầm.

B. Thông tin chưa được kiểm chứng.

C. Thông tin cá nhân.

D. Thông tin khoa học.

Câu 4. Ảnh hưởng của việc lạm dụng công cụ tìm kiếm, lưu trữ thông tin: 

A, Gặp những vấn đề sức khỏe về thể chất, tinh thần như: giảm thị lực, thính lực, ... 

B. Trở nên thụ động, lười suy nghĩ, lười tư duy và ít sáng tạo hơn 

C. Phát sinh những hành vi thiếu văn hóa, trái đạo đức, vi phạm pháp luật 

D. Nguy cơ bị tụt hậu, thất nghiệp 

Câu 5. Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục? 

A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab 

B. Phần mềm SolidWords

C. Phần mềm Sim Traffic 

D. Phần mềm Simcyp

Câu 6. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giáo dục?

A. Học trực tuyến

B. Làm bài tập trên máy tính

C. Tìm kiếm thông tin

D. Chơi game

Câu 7. Hành vi bị cấm trên mạng xã hội: 

A. Sử dụng họ, tên thật 

B. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm kích động bạo lực 

C. Tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn lành mạnh 

D. Không sử dụng ngôn từ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục, gây thù hận 

Câu 8. Để quan sát chi tiết cấu trúc của một tế bào, em nên sử dụng phần mềm nào?

A. Anatomy

B. PhET

C. 3D Slicer

D. Geogebra 

Câu 9. Ứng dụng nào sau đây giúp chúng ta kết nối với bạn bè và người thân trên toàn thế giới?

A. Phần mềm soạn thảo văn bản

B. Mạng xã hội

C. Trình duyệt web

D. Phần mềm diệt virus

Câu 10. Labster là một phòng thí nghiệm ảo chạy trên hệ điều hành Android. Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết phần mềm này thực hiện các thí nghiệm ảo về những lĩnh vực nào?

A. Vật lí, Hoá học và Sinh học.

B. Toán, Vật lí và Hoá học.

C. Toán, Hoá học và Sinh học.

D. Vật lí, Hoá học và Thiên văn học.

D. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.

Câu 11. Vì sao thông tin kịp thời lại cần thiết?

A. Để đáp ứng nhu cầu giải trí.

B. Để đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

C. Để lưu trữ dữ liệu lâu dài.

D. Để chia sẻ thông tin với người khác.

Câu 12. Khi phát hiện thông tin sai lệch trên mạng xã hội, chúng ta nên làm gì?

A. Chia sẻ rộng rãi để mọi người biết.

B. Bỏ qua không quan tâm.

C. Kiểm tra lại thông tin và báo cáo nếu cần thiết.

D. Tự ý sửa lại thông tin đó.

Câu 13. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?

A. Giao lưu với bạn bè và người thân.

B. Học hỏi kiến thức.

C. Đăng thông tin giả, thông tin sai sự thật.

D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình. 

Câu 14. Tại sao thông tin chính xác lại quan trọng trong việc ra quyết định?

A. Vì nó làm cho quyết định trở nên dễ dàng hơn.

B. Vì nó giúp tiết kiệm thời gian.

C. Vì nó đảm bảo quyết định đúng đắn.

D. Vì nó giúp tăng tính cạnh tranh.

Câu 15. Các ứng dụng mô phỏng trên trang web PhET giúp

A. Tìm hiểu cấu trúc, chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể người 

B. Tìm hiểu, khám phá tri thức về các lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Toán học 

C. Tìm hiểu về hiệu quả hoạt động của các thiết bị, hệ thống kĩ thuật trước khi đưa vào sử dụng 

D. Tìm hiểu về tác động của các yếu tố, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án giải quyết vấn đề giao thông trong thực tiễn 

Câu 16. Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều trên mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gì?

A. Bị kẻ xấu lợi dụng để trục lợi.

B. Giúp cho mọi người hiểu bạn hơn.

C. Tăng cường sự nổi tiếng.

D. Không có hậu quả gì.

Câu 17. Trong phần mềm Anatomy, để quan sát chi tiết một cơ quan trong cơ thể, ta thực hiện thao tác nào?

A. Nhấp chuột vào cơ quan đó

B. Kéo thả cơ quan đó

C. Phóng to hình ảnh

D. Xoay mô hình

Câu 18. Phương án nào sau đây không phải là dịch vụ trao đổi, chia sẻ thông tin trên Internet?

A. Viết thư tay.

B. Đọc báo điện tử.

C. Gọi video.

D. Giao lưu trên mạng xã hội.

Câu 19. Khi đọc một bài báo trên mạng về một vấn đề xã hội, bạn nên làm gì để kiểm tra tính chính xác của thông tin?

A. Xem xét tiêu đề bài báo có hấp dẫn không.

B. Kiểm tra xem bài báo có nhiều hình ảnh không.

C. Kiểm tra nguồn tin, đối chiếu với các nguồn khác.

D. Xem xét số lượng người chia sẻ bài báo.

Câu 20. Phát biểu nào dưới đây là sai về chất lượng thông tin? 

A. Chất lượng thông tin đóng vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định của người sử dụng 

B. Thông tin có chất lượng tốt giúp con người ra quyết định đúng, từ đó giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra 

C. Chất lượng thông tin không ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vấn đề 

D. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng thông tin gồm: tính chính xác, tính mới, tính đầy đủ và tính sử dụng được 

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của việc bị lệ thuộc vào công nghệ số: 

A. Lạm dụng công cụ tìm kiếm,, lưu trữ thông tin 

B. Cảm thấy buồn chán, bực bội, thậm chí là bị trầm cảm khi không được truy cập Internet

C. Lạm dụng thiết bị thu âm, ghi hình kĩ thuật số và tùy tiện trong việc chia sẻ, chỉnh sửa, lan truyền thông tin trên Internet 

D. Ít trò chuyện, ít giao lưu trực tiếp, giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và xã hội 

Câu 22. Khi bạn muốn mua một sản phẩm trực tuyến, em nên chú ý đến thông tin nào để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng?

  1. Giá cả sản phẩm.

  2. Hình ảnh sản phẩm.

  3. Thông tin về nhà cung cấp

  4. Đánh giá của khách hàng.

  5. Khuyến mãi khi mua hàng.

  6. Chính sách đổi trả

Các thông tin nên chú ý là

A. (1), (2), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5).

D. (3), (4), (6).

Câu 23. Khi muốn tìm hiểu về quá trình quang hợp, em sẽ sử dụng phần mềm nào hiệu quả hơn?

A. Anatomy

B. PhET.

C. Crocodile Chemistry.

D. Solar System.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức con người thu thập, lưu trữ, xử lí, cung cấp, chia sẻ thông tin.

B. Công nghệ thông tin góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

C. Chụp ảnh dùng phim có chi phí thấp hơn chụp ảnh kĩ thuật số.

D. Sự xuất hiện bạo lực qua mạng là một tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đối với xã hội, giáo dục.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Trò chơi điện tử có thể gây ra những hậu quả gì đối với người chơi, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên?

Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy nêu cách sử dụng trang web PhET để quan sát mô phỏng Tạo dựng hạt nhân (Build a Nucleus).

BÀI LÀM:

        ………………………………………………………………………………………....

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2024 - 2025)

MÔN: TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vai trò của máy tính trong đời sống

4

2

6

1,5

Bài 2. Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

3

1

1

5

1,25

Bài 3. Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

5

2

1

7

1

3,75

Bài 4. Phần mềm mô phỏng

5

1

1

6

1

3,5

Tổng số câu TN/TL

14

0

7

1

1

1

2

0

24

2

10

Điểm số

3,5

0

1,75

2,0

0,25

2,0

0,5

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

3,5 điểm

35%

3,75 điểm

37,5%

2,25 điểm

22,5%

0,5 điểm

5%

10 điểm

100%

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2024 - 2025)

MÔN: TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

TN 

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

0

6

Bài 1. Vai trò của máy tính trong đời sống

 Nhận biết

- Nhận biết được các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực.

- Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống.

4

C1

C2

C6

C9

Thông hiểu

- Nêu được ví dụ minh hoạ sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực.

- Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể.

2

C18

C24

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

0

5

Bài 2. Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

Thông hiểu

- Giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ.

- Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ.

3

C11

C14

C20

Vận dụng

- Tìm kiếm được thông tin để giải quyết vấn đề.

1

C19

Vận dụng cao

- Đánh giá được chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề.

1

C22

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

1

7

Bài 3. Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

 Nhận biết

- Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.

- Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.

5

C3

C4

C7

C12

C13

Thông hiểu

- Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ.

1

2

C1

C16

C21

ỨNG DỤNG TIN HỌC

1

6

Bài 4. Phần mềm mô phỏng

Nhận biết

- Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. 

- Nêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng.

- Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề.

5

C5

C8

C15

C17

C23

Vận dụng

- Sử dụng phần mềm mô phỏng.

1

C2

Vận dụng cao

- Tìm hiểu hệ giải phẫu cơ thể người với phần mềm Anatomy.

1

C10

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Tin học 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay