Đề thi giữa kì 2 công dân 9 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Công dân 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là việc:
A. Coi thường khó khăn, thách thức. | B. Kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu cực. |
C. Để mặc cho cảm xúc chi phối. | D. Chấp nhận điều không tốt xảy ra. |
Câu 2 (0,25 điểm). Theo em, tiêu dùng là gì?
A. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.
B. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội.
C. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người.
D. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra.
Câu 3 (0,25 điểm). Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?
A. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen.
B. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
C. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng.
D. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường.
Câu 4 (0,25 điểm). Điền từ vào chỗ chấm: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ...... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.
A. thời điểm. | B. bí quyết. | C. chìa khóa. | D. nút thắt. |
Câu 5 (0,25 điểm). Tiêu dùng thông minh mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?
A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều.
B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại.
C. Mua được sản phẩm có chất lượng.
D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu.
Câu 6 (0,25 điểm). Khi có rắc rối, cách giải quyết nào dưới đây thể hiện việc thích ứng tốt với sự thay đổi?
A. Tin tưởng vào sự hiểu biết và trực giác của bạn.
B. Mặc kệ và tin rằng rắc rối này cũng sẽ qua nhanh, bạn cũng không thể làm gì để thay đổi nó.
C. Tìm hiểu thông tin để giải quyết, xây dựng một môi trường lành mạnh, văn minh.
D. Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.
Câu 7 (0,25 điểm). Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?
A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.
B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.
D. Chọn lọc thông tin chính xác.
Câu 8 (0,25 điểm). Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?
A. Hoảng loạn và không biết phải làm gì.
B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.
C. Chờ đợi và xem xét tình hình trước khi hành động.
D. Sợ hãi và nhờ người khác giúp đỡ.
Câu 9 (0,25 điểm). Việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới, sẽ không giúp em:
A. Tạo dựng được nhiều mối quan hệ bạn bè.
B. Giúp đỡ trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
C. Chia sẽ với nhau nhiều điều thú vị, bổ ích.
D. Tốn nhiều thời gian trong việc kết giao.
Câu 10 (0,25 điểm). Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:
A. Xác định nhu cầu chính đáng. | B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm. |
C. Sử dụng sản phẩm an toàn. | D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. |
Câu 11 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.
C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.
D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.
Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?
A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.
B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.
D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.
Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?
A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.
B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.
C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.
D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.
Câu 14 (0,25 điểm). Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?
A. Nóng tính, quyết đoán. | B. Vội vàng, bộp chộp. |
C. Điềm tĩnh, gan dạ. | D. Tiêu cực, bảo thủ. |
Câu 15 (0,25 điểm). Hãy chỉ ra hành vi tiêu dùng kém thông minh trong các hành vi tiêu dùng sau?
A. Khi mua sắm sản phẩm cho gia đình, chị T thường mua hàng có nguồn gốc rõ ràng.
B. Bạn D thường theo dõi các đợt giảm giá, khuyến mại để mua sản phẩm với giá rẻ hơn.
C. Bạn P khi mua hàng chỉ quan tâm đến giá cả sản phẩm, nơi nào bán hàng rẻ nhất thì sẽ quyết định mua hàng ở đó.
D. Gia đình M thường mua đủ thực phẩm để dùng, tránh lãng phí thức ăn thừa.
Câu 16 (0,25 điểm). “Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc”.
Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?
A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.
B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.
C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.
D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.
Câu 17 (0,25 điểm). Thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra ảnh hưởng tới bản thân mỗi người?
A. Chuyển trường, học ở trường mới chưa quen bạn bè.
B. Học xong lớp 8 chuyển lên học lớp 9.
C. Kinh tế đất nước có sự thay đổi, phát triển không bằng năm trước.
D. Gia đình có thêm thành viên mới.
Câu 18 (0,25 điểm). Hãy sắp xếp các cách sau để trở thành người tiêu dùng thông minh:
(1). Nắm bắt thông tin về sản phẩm.
(2). Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
(3). Xây dựng kế hoạch mua sắm thông minh.
(4). Sử dụng sản phẩm an toàn.
A. 4 – 1 – 2 – 3. | B. 2 – 4 – 3 – 1. |
C. 1 – 2 – 3 – 4. | D. 3 – 1 – 4 – 2. |
Câu 19 (0,25 điểm). Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?
A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.
B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.
C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.
D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.
Câu 20 (0,25 điểm). Biện pháp nào dưới đây có thế giúp mỗi người thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?
A. Ngồi chờ mong sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè.
B. Không suy nghĩ lo lắng gì, mặc cho hoàn cảnh thay đổi.
C. Chờ mong hoàn cảnh thực tế thay đổi trong thời gian sớm nhất.
D. Chấp nhận hoàn cảnh thực tế, tìm cách vượt qua khó khăn.
Câu 21 (0,25 điểm). “Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà”.
Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?
A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.
B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.
C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.
D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.
Câu 22 (0,25 điểm). Nếu mẹ cho em tiền mua sách, nhưng em bắt gặp một hội chợ bán đồ chơi em thích, còn có ưu đãi mua 1 tặng 1 thì em có quyết định như thế nào?
A. Mua đồ chơi và dành tiền mua sách sau.
B. Vay tiền của bạn để có thể mua đồ chơi và mua sách.
C. Dành tiền mua sách vì học hành là quan trọng, đồ chơi có thể mua sau.
D. Xin thêm tiền để mua đồ chơi.
Câu 23 (0,25 điểm). “Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên Hoa và hai bạn nam tên Minh và Quân. Gần đây, Hoa thể hiện thân thiện với Minh hơn. Quân cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp”.
Nếu em là Quân, em nên làm gì?
A. Nếu là Quân, em sẽ tự nhủ trở thành người mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện cho Hoa thấy rằng bản thân mình không muốn tiếp tục chơi với Hoa và Minh nữa.
B. Nếu là Quân, em sẽ vui vẻ, sau đó sẽ hỏi H xem có hiểu lầm gì nhau không. Nếu có thì sẽ cùng nhau giải quyết còn không thì sẽ tiếp tục vui vẻ và làm những người bạn tốt của nhau.
C. Nếu là Quân, em sẽ góp ý với Hoa và Minh rằng không nên cô lập, xa lánh bạn bè như vậy, nó sẽ khiến em bị áp lực và tủi thân.
D. Nếu là Quân, em sẽ thẳng thắn nói với Hoa và Minh rằng các bạn đang phân biệt đối xử đối với bạn bè và không tiếp tục chơi với hai bạn nữa.
Câu 24 (0,25 điểm). “N rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, N và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên N quyết định mua dù không rõ nguồn gốc”.
Nếu em là G, em sẽ làm gì?
A. Ủng hộ N mua để tiết kiệm tiền.
B. Để cho N mua nhưng mình sẽ không ăn.
C. Gọi cho mẹ N để báo rằng N mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.
D. Ngăn N mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Tiêu dùng thông minh có lợi ích như thế nào?
b. Học sinh cần rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
“Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mấy năm gần đây sạt lở đất xuất hiện nhiều ở quê G, làm cho cuộc sống của mọi gia đình không được an toàn. Chính quyền huyện đã quyết định di chuyển gia đình G cùng một số gia đình khác trong ấp đến nơi ở mới. Ở nơi mới, việc đi lại, học tập và lao động của mỗi người đều bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn”.
Hãy đề xuất cách để giúp bạn G thích ứng với sự thay đổi này trong cuộc sống.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 7: Thích ứng với thay đổi | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | ||
Bài 8: Tiêu dùng thông minh | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 7 | 12 | 1 | ||||
Thích ứng với thay đổi | Nhận biết | - Nêu được khái niệm của việc chấp nhận sự thay đổi. - Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu. | 2 | C1, C4 | ||
Thông hiểu | - Nêu được cách giải quyết thể hiện việc thích ứng tốt với sự thay đổi khi có rắc rối. - Chỉ ra được nội dung không có ích cho em khi làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới. - Nêu được khái niệm của việc chấp nhận sự thay đổi là tất yếu. - Nêu được tính cách của người thích ứng tốt với thay đổi. - Chỉ ra thay đổi có thể xảy ra ảnh hưởng tới bản thân mỗi người. - Chỉ ra biện pháp có thế giúp mỗi người thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. | 6 | C6, C9, C11, C14, C17, C20 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách xử lý khi có một sự thay đổi đột ngột. - Chỉ ra nội dung không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi. - Nêu được cách xử lý tình huống nếu là bạn thân của bạn Hoàng trong tình huống. - Nêu được cách xử lý tình huống để giúp bạn Quân trong tình huống. | 4 | C8, C13, C16, C23 | |||
Vận dụng cao | Đề xuất được cách để giúp bạn G thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống. | 1 | C2 (TL) | |||
BÀI 8 | 12 | 1 | ||||
Tiêu dùng thông minh | Nhận biết | - Nêu được khái niệm tiêu dùng. - Nêu được khái niệm xu hướng tiêu dùng xanh. - Nêu được những lợi ích khi tiêu dùng thông minh. - Nêu được những thói quen mà học sinh cần rèn luyện để tiêu dùng thông minh. | 2 | 1 | C2, C3 | C1 ýa (TL), C1 ýb (TL) |
Thông hiểu | - Nêu lợi ích mà tiêu dùng thông minh mang lại cho người tiêu dùng. - Nêu lý do phải xác định nhu cầu chính đáng. - Nêu nội dung của việc sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. - Chỉ ra nội dung thể hiện cách sử dụng sản phẩm an toàn. - Chỉ ra hành vi tiêu dùng kém thông minh trong các hành vi tiêu dùng. - Sắp xếp các cách để trở thành người tiêu dùng thông minh. | 6 | C5, C7, C10, C12, C15, C18 | |||
Vận dụng | - Nêu được lý do văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động. - Nêu lợi ích mà việc làm của chị H trong tình huống mang lại. - Nêu cách xử lý tình huống “Nếu mẹ cho em tiền mua sách, nhưng em bắt gặp một hội chợ bán đồ chơi em thích, còn có ưu đãi mua 1 tặng 1”. - Nêu cách giải quyết tình huống nếu em là bạn G trong tình huống trên. | 4 | C19, C21, C22, C24 |