Đề thi giữa kì 2 địa lí 12 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Địa lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Dân số vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu sống ở
A. đồng bằng phía tây.
B. đồng bằng phía nam.
C. đồng bằng phía bắc.
D. đồng bằng phía đông.
Câu 2. Dân số vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu sống ở
A. nông thôn.
B. đồng bằng ven biển.
C. thành thị.
D. thị xã.
Câu 3. Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về địa hình và đất giúp
A. phát triển chuyên canh cây lương thực.
B. phát triển cây trồng ưa lạnh vụ đông.
C. cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
D. phát triển công nghiệp khai thác, chế biến.
Câu 4. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Lao động khu vực dồi dào.
C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.
D. Khai thác quy mô cực lớn.
Câu 5. Đâu không phải mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta?
A. máy móc hiện đại.
B. hàng điện tử.
C. hàng thủ công nghiệp.
D. máy tính, linh kiện.
Câu 6. Vận tải đường biển đảm nhận việc vận chuyển
A. Chở người du lịch.
B. Thị trường kinh doanh.
C. Chở hàng hóa quốc tế.
D. Chở hàng hóa nội địa.
Câu 7. Đâu không phải là ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí đến ngành dịch vụ nước ta?
A. Định hướng ngành dịch vụ.
B. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
C. Xây dựng cung cứng dịch vụ
D. Liên kết các tuyến du lịch.
Câu 8. Đâu không phải là khu vực công nghệ cao ở nước ta?
A. Khu vực công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghệ cao Đà Nẵng, khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
B. Khu công nghiệp Yên Phong, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
C. Khu vực công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghiệp sông Công.
D. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực công nghệ cao Hoà Lạc, khu vực công nghiệp Nội Bài.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển du lịch biển của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nhiều loại hình du lịch phát triển.
B. Xây dựng các khu du lịch đạt tiêu chuẩn.
C. Phát triển du lịch thế giới ảo.
D. Thế mạnh nổi trội của vùng
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển trồng trọt của Bắc Trung Bộ?
A. Trồng cây lương thực ở ven biển.
B. Phát triển một số ngành mới.
C. Phát triển trồng công nghiệp lâu năm.
D. Cây công nghiệp hàng năm trồng diện tích khá lớn.
Câu 11. Thế mạnh nào sau đây không phải của Đồng bằng sông Hồng?
A. Phát triển trồng cây lương thực.
B. Phát triển kinh tế biển và du lịch.
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm ôn đới.
D. Khai thác, chế biển khoáng sản.
Câu 12. Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả là
A. đất thường xuyên rửa trôi, xói mòn.
B. địa hình núi cao hiểm trở.
C. khí hậu rét đậm, thiếu nước mùa đông.
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ quét.
Câu 13. Ngày nào được chọn là ngày truyền thống của ngành du lịch nước ta?
A. 9/7 hàng năm.
B. 10/7 hàng năm.
C. 11/7 hàng năm.
D. 2/7 hàng năm.
Câu 14. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Câu 15. Các giải pháp công nghệ hiện nay tạo ra loại hình dịch vụ mới nào dưới đây?
A. Giao thông đường hàng không.
B. Giao thông thông minh.
C. Du lịch trên không.
D. Thương mại nội địa.
Câu 16. Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư.
B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.
Câu 17. Vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là gì?
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển.
B. Phát triển mô hình nông – lâm – ngư kết hợp.
C. Kết hợp giữa khai thác, chế biến và bảo vệ rừng.
D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản.
Câu 18. Đồng bằng sông Hồng có nhiều nhà máy nhiệt điện lớn do
A. nguồn khoáng sản dồi dào.
B. khí hậu có mùa đông lạnh.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. lịch sử lãnh thổ khai thác lâu đời
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến vận tải biển, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa. Ngoài các tuyến nội Á, khu vực phía Bắc đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và châu Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore).
Về hệ thống cảng biển, hầu hết các cảng của Việt Nam gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như: Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Nghi Sơn, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn gắn với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ; Cần Thơ, Long An, An Giang gắn với Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
(Nguồn: consosukien.vn, 2023)
a) Hệ thống cảng biển nước ta là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và cả nước.
b) Các tuyến đường biển nội địa đóng vai trò chính trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
c) Vận tải đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do kinh tế phát triển, khu vực hóa sâu rộng.
d) Nước ta có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển do có hệ thống đầm, phá dọc bờ biển và thềm lục địa mở rộng.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Các dịch vụ viễn thông ở nước ta đa dạng. Một số dịch vụ viễn thông cơ bản như dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền hình, hội nghị truyền hình, kết nối internet,... Ngành viễn thông đang phát triển nhanh và có sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ. Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet nhanh trên thế giới. Mạng băng rộng di động ngày càng phát triển. Hệ thống cáp quang hiện nay đã phủ khắp cả nước.
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024, trang 88)
a) Ngành viễn thông nước ta đang phát triển theo hướng hiện đại, phân bố rộng khắp cả nước.
b) Mạng di động 5G đã phủ sóng cả nước, số thuê bao internet có xu hướng tăng mạnh.
c) Hiện nay cả nước có 7 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế và 2 hệ thống truyền dẫn vệ tinh.
d) Ngành viễn thông nước ta phát triển nhanh chủ yếu do được đầu tư lớn, nhu cầu tăng cao và ứng dụng khoa học – công nghệ.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rộng lớn với đường biên giới dài. Đây còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người. Việc phát triển kinh tế của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh.
a) Vùng có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu tạo điều kiện giao lưu, hợp tác phát triển tổng hợp kinh tế biển với các nước láng giềng.
b) Việc khai thác tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch góp phần vào củng cố quốc phòng an ninh.
c) Phát triển kinh tế vùng góp phần nâng cao đời sống người dân, củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.
d) Một trong các quan điểm phát triển của vùng là mở rộng hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ với các nước láng giềng về quốc phòng, an ninh, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững.
Câu 4. Cho thông tin sau:
Vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều di sản, danh lam thắng cảnh và hàng nghìn di tích lịch sử, văn hóa. Đó là nguồn tài nguyên lớn, giá trị để các tỉnh, thành phố phát triển du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hội nhập quốc tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thể điều tiết kinh tế – xã hội toàn vùng.
(Nguồn: nhandan.vn, 2023)
a) Vùng có sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
b) Du lịch là ngành kinh tế thế mạnh của vùng trên cơ sở tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú.
c) Hải Phòng thuộc Đồng bằng sông Hồng là địa phương duy nhất có di sản thế giới hỗn hợp được UNESCO công nhận ở nước ta.
d) Ngành du lịch của vùng ngày càng phát triển chủ yếu do tài nguyên đa dạng và hội nhập kinh tế.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch do các cơ sở lữ hành ở nước ta phục vụ
giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Doanh thu du lịch (Tỷ đồng) | 15539,3 | 30444,1 | 8998,8 | 35453,4 | |
Khách du lịch (Nghìn lượt khách) | 8234,2 | 12601,7 | 3565,3 | 10080,9 | |
Trong đó | Khách trong nước | 5415 | 9288,7 | 3317 | 7386,3 |
Khách quốc tế | 2385,8 | 2820 | 246 | 2600,2 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng doanh thu nước ta giai đoạn 2010 – 2022.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Vận tải hành khách và hàng hóa ngành giao thông vận tải nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Hành khách | Số lượt vận chuyển (triệu lượt người) | 2315,2 | 3310,5 | 2519,8 | 4025,0 |
Số lượt luân chuyển (triệu lượt người.km) | 97931,8 | 154664,7 | 93805,3 | 183574,2 | |
Hàng hóa | Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) | 800886,0 | 1151895,7 | 1621531,1 | 1974089,4 |
Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) | 217767,1 | 230050,4 | 188322,7 | 223387,5 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính cự li vận chuyển hành khách năm 2022.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số phát triển ngành bưu chính viễn thông nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 |
Doanh thu bưu chính, chuyển phát (tỷ đồng) | 6048,0 | 10961,1 | 26800,8 | 31470,9 |
Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) | 177780,1 | 283971,5 | 316.370,5 | 330936,6 |
Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao) - Trong đó: Di động | 125944,6 111570,2 | 129362,3 123924,6 | 125783,6 122661,1 | 128926,4 126507,0 |
Số thuê bao internet băng rộng cố định (nghìn thuê bao) | 3669,3 | 7657,6 | 19328,2 | 21247,5 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng doanh thu bưu chính, chuyển phát giai đoạn 2010 – 2022.
Câu 4. Diện tích khu vực Trung du và miền núi bắc bộ là 95,2 nghìn km2 với dân số khoảng 12,9 triệu người. Tính mật độ dân số khu vực (đơn vị người/km2)
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta
giai đoạn 2010 – 2022
(Đơn vị: Khối lượng hàng hóa vận chuyển – nghìn tấn; Khối lượng hàng hóa luân chuyển – triệu tấn.km)
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 | |
Đường bộ | Vận chuyển | 587014,2 | 882628,4 | 1303327,9 | 1576162,1 |
Luân chuyển | 36179 | 51514,9 | 75272,8 | 89889,7 | |
Đường sắt | Vận chuyển | 7861,5 | 6707 | 5660 | 5692,2 |
Luân chuyển | 3960,9 | 4035,5 | 4099,9 | 4546,4 | |
Đường thủy nội địa | Vận chuyển | 144227 | 201530,7 | 242365,8 | 302645,7 |
Luân chuyển | 31679 | 42064,8 | 24768,6 | 31612,5 | |
Đường biển | Vận chuyển | 61593,2 | 60800 | 69961,3 | 89307,5 |
Luân chuyển | 145521,4 | 131835,7 | 70130,3 | 91249,3 | |
Đường hàng không | Vận chuyển | 190,1 | 229,6 | 283,9 | 281,9 |
Luân chuyển | 2877,1 | 4041,3 | 14051,1 | 6089,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023, NXB Thống kê, 2024)
Tính cự li vận chuyển hàng hoá bằng đường biển năm 2022.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số phát triển ngành bưu chính viễn thông nước ta giai đoạn 2010 – 2022
Năm | 2010 | 2015 | 2021 | 2022 |
Doanh thu bưu chính, chuyển phát (tỷ đồng) | 6048,0 | 10961,1 | 26800,8 | 31470,9 |
Doanh thu viễn thông (tỷ đồng) | 177780,1 | 283971,5 | 316.370,5 | 330936,6 |
Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao) - Trong đó: Di động | 125944,6 111570,2 | 129362,3 123924,6 | 125783,6 122661,1 | 128926,4 126507,0 |
Số thuê bao internet băng rộng cố định (nghìn thuê bao) | 3669,3 | 7657,6 | 19328,2 | 21247,5 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Tính tổng doanh thu trung bình viễn thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2022.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 4 | 2 | 2 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 2 | 1 | 3 | 0 | 5 | 8 | 0 | 2 | 2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 1 |
TỔNG | 6 | 5 | 7 | 1 | 5 | 10 | 0 | 3 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH KINH TẾ | 7 | 8 | 5 | 7 | 8 | 5 | ||||
Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được khu vực công nghiệp cao ở nước ta | 1 | C8 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Đâu không phải ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ nước ta | 1 | C7 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được các giải pháp thông minh đối với ngành dịch vụ nước ta | 1 | C15 | |||||||
Bài 20: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông | Nhận biết | Nhận biết sự phát triển của ngành viễn thông nước ta | Nhận biết được vận tải chủ yếu của vận tải biển | 1 | 1 | C6 | C2a | |||
Thông hiểu | Chỉ ra được xu thế phát triển của ngành viễn thông. - Vai trò của giao thông đường biển nước ta. Tính được doanh thu của ngành bưu chính | 5 | 2 | C2b, c, d. C1a, b | C3, 6 | |||||
Vận dụng | . | Đưa ra được nguyên nhân mạng lưới giao thông nước ta phát triển mạnh những năm gần đây. Đưa ra được xu thế phát triển của giao thông vận tải biến nước ta. Tính được cự li vận chuyển trung bình | 1 | 2 | 2 | C14 | C1c, d | C2, 5 | ||
Bài 21: Thương mại và dịch vụ | Nhận biết | Nhận biết được đâu không phải mặt hàng chủ yếu nhập vào nước ta | 1 | C5 | ||||||
Thông hiểu | Doanh thu ngành du lịch nước ta | 1 | C1 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được ngày truyền thống ngành du lịch nước ta | 1 | C13 | |||||||
CHƯƠNG 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ | 11 | 8 | 1 | 11 | 8 | 1 | ||||
Bài 23. Khai thá thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | Nhận biết | Nhận biết được thế mạnh để phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Đưa ra được những khó khăn phát triển cây trồng khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ | Đưa ra được lợi thế của vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Đưa ra được sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Tính ra được mật độ dân số của vùng | 1 | 4 | 1 | C12 | C3 | C4 | |
Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng | Nhận biết | Nhận biết được thế mạnh của điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải thế mạnh của đồng bằng sông Hồng | 1 | C11 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được sự phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng | Đưa ra được nguyên nhân khu vực Đồng bằng sông Hồng phát triển nhiệt điện | 1 | 4 | C18 | C4 | ||||
Bài 25: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ | Nhận biết | Nhận biết được dân sinh sống chủ yếu của khu vực Bắc Trung Bộ | 1 | C2 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được việc phát triển trồng trọt của vùng Bắc Trung Bộ | 1 | C10 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được các vấn đề đặt ra đối với phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ | 1 | C17 | |||||||
Bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Nhận biết | Nhận biết được dân số tập trung chủ yếu của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ | 1 | C1 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải việc phát triển du lịch biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ | 1 | C9 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được thế mạnh để vượt trội để phát triển kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ | 1 | C16 |