Đề thi giữa kì 2 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
SỞ GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. Quyền của công dân:
- luôn tách rời với nghĩa vụ công dân.
- không liên quan đến nghĩa vụ công dân.
- không tách rời với nghĩa vụ công dân.
- không có mối liên hệ với nghĩa vụ công dân.
Câu 2 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Lựa chọn loại hình bảo hiểm.
- Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
- Hỗ trợ người già neo đơn.
Câu 3 (0,25 điểm). Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là nam, nữ bình đẳng trong việc:
- tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.
- tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
- thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.
Câu 4 (0,25 điểm). Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật:
- hợp nhất.
- bảo vệ.
- phân lập.
- hoán đổi.
Câu 5 (0,25 điểm). Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
- Tham gia hiến máu nhân đạo.
- Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.
- Từ chối nhận các di sản thừa kế.
Câu 6 (0,25 điểm). Em hãy hãy cho biết một số quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?
- Công dân có thể ứng cử vào Quốc hội khi đủ 20 tuổi.
- Phân cấp về quá trình bầu cử.
- Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Ai không muốn có thể không tham gia bầu cử.
Câu 7 (0,25 điểm). Công dân có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của
- Luật Tố tụng hành chính.
- Bộ luật Dân sự.
- Luật tố tụng hình sự.
- Bộ luật Hình sự.
Câu 8 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là bao nhiêu?
- từ 18 tuổi đến 24 tuổi.
- từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
- từ 18 tuổi đến 26 tuổi.
- từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
- Công ty K buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
- Cán bộ xã T không ghi tên vào anh B (18 tuổi) danh sách cử tri vì anh B không biết chữ.
- Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh S không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh H.
- Nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số.
Câu 10 (0,25 điểm). Vì sao cần phải thực hiện các biện pháp bình đẳng giới?
- Để tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ trong xã hội được cân bằng
- Để đảm bảo tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ không bị quá chênh lệch trong các cơ quan nhà nước
- Đảm bảo cho nam, nữ đều có quyền hạn và vai trò như nhau trong xã hội
- Để bảo vệ cho nữ giới được hưởng những quyền lợi thuộc về mình
Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?
- Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số.
- Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chỉ có dân tộc đa số được tham gia vào các thành phần kinh tế của đất nước.
- Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư ở các vùng kinh tế phát triển, trung tâm đất nước.
Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
- Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
- Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
- Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
- Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội
Câu 13 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đang:
- thực hiện cách li y tế.
- chấp hành hình phạt tù.
- bí mật theo dõi nhân chứng.
- tham gia công tác biệt phái.
Câu 14 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
- Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Bầu cử và ứng cử Đại biểu quốc hội.
- Tố cáo những việc vi phạm pháp luật.
- Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
Câu 15 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận văn bản nào sau đây?
- Thông báo hiện trạng hồ chứa thủy lợi.
- Thông báo phân bổ ngân sách trung ương
- Quyết định sáp nhập địa giới hành chính.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 16 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
- Tham gia dân quân tự vệ.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Tham gia các hoạt động biểu tình, bãi công.
Câu 17 (0,25 điểm). Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
- Để chứng minh cho các nước bạn thấy rằng thể chế chính trị của nước ta tốt, đáng để học tập.
- Thể hiện sự phân biệt đối với những thành phần không cùng đẳng cấp chung.
- Thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân trước pháp luật, không ai bị đối xử phân biệt, ai cũng có điều kiện như nhau để phát triển, vươn lên.
- Để chứng minh cho các quốc gia khác thấy rằng công dân của nước ta được đối xử rất tốt, được sống trong điều kiện ấm no, tự do sống và tự phát triển.
Câu 18 (0,25 điểm). Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.
- Chị H và anh Q.
- Chị H và ông T.
- Ông T và anh Q.
- Chị H, anh Q và ông T.
Câu 19 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, anh T và anh H cùng được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?
Trường hợp. Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.
- Thay đổi các chính sách xã hội.
- Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
- Tham gia sửa đổi Luật đất đai.
- Tham gia vào bộ máy nhà nước.
Câu 20 (0,25 điểm). Người dân thôn X trong trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
Trường hợp. Thôn X tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của người dân về các biện pháp xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia họp, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
- Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.
- Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
Câu 21 (0,25 điểm). Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông C là cán bộ hưu trí nhờ và được chị T kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà anh A vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Ông C và chị T cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
- Công khai.
- Trực tiếp.
- Bỏ phiếu kín.
- Cùng hợp tác.
Câu 22 (0,25 điểm). Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?
- Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử
- Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri
- Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri
- Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh
Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm ngoại ngữ X đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?
Trường hợp. Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ X bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh quyết định thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ X không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ X nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rút đơn khiếu nại.
- Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Rút đơn khiếu nại khi nhận thấy quyết định thu hồi giấy phép là đúng pháp luật.
- Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
Câu 24 (0,25 điểm). Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghi đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.
- Ông Q và anh V.
- Ông K và anh V.
- Ông Q và ông K.
- Ông Q, ông K và anh V.
- PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
- Theo em, bình đẳng giới là gì? Bình đẳng giới có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, xã hội?
- Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
- Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện, thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
- Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy đọc và xử lí tình huống sau:
Mẹ dự định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ đưa S đi du học để sau này thừa sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, S không đồng ý, S muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự rồi phấn đấu rèn luyện để trở thành một sĩ quan chuyên nghiệp. Biết được dự định của S, mẹ tỏ thái độ phản đối khiến S rất khó xử.
Nếu là S, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN |
|||||||||||
10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật |
2 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
4 |
0 |
1,0 |
11. Bình đẳng giới trong đời sống xã hội |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
1 |
2,75 |
12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN |
|||||||||||
13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội |
1 |
|
2 |
|
1 |
|
|
|
4 |
0 |
1,0 |
14. Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử |
1 |
|
1 |
1 |
2 |
|
|
|
4 |
1 |
2,0 |
15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
16. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
1 |
3 |
1 |
1,75 |
Tổng số câu TN/TL |
8 |
1 |
8 |
1 |
8 |
0 |
0 |
1 |
24 |
3 |
10,0 |
Điểm số |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
0 |
0 |
1,0 |
6,0 |
4,0 |
10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ |
4,0 điểm 40 % |
3,0 điểm 30 % |
2,0 điểm 20 % |
1,0 điểm 10 % |
10,0 điểm 100 % |
10,0 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
– BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN
|
TL |
|||
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN |
10 |
1 |
|
|
||
Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật |
Nhận biết |
Nhận biết được nội dung thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ. |
2 |
C1, C2 |
||
Thông hiểu |
Xác định được hành vi không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. |
1 |
C9 |
|||
Vận dụng |
Giải thích được lí do cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. |
1 |
C17 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội |
Nhận biết |
- Nhận biết quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. - Nêu được khái niệm bình đẳng giới; ý nghĩa của bình đẳng giới đối với cá nhân, xã hội; quy định của pháp luật nước ta về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động. |
1 |
1 |
C3 |
C1 (TL) |
Thông hiểu |
Biết được lí do cần thực hiện các biện pháp bình đẳng giới. |
1 |
C10 |
|||
Vận dụng |
Xác định được các hành vi thực hiện quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. |
1 |
C18 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo |
Nhận biết |
Nhận biết được thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc. |
1 |
C4 |
||
Thông hiểu |
Biết biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo về kinh tế. |
1 |
C11 |
|||
Vận dụng |
Xác định được các quyền được sử dụng trong tình huống thực thế liên quan đến bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị. |
1 |
C19 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN |
14 |
2 |
||||
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội |
Nhận biết |
Nhận biết được nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. |
1 |
C5 |
||
Thông hiểu |
- Giải thích được lí do Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. - Biết được biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. |
2 |
C12, C14 |
|||
Vận dụng |
Xác định được quyền của công dân thực hiện trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. |
1 |
C20 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử |
Nhận biết |
Nhận biết quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. |
1 |
C6 |
||
Thông hiểu |
- Xác định được công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. - Bày tỏ quan điểm với nhận định về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử. |
1 |
1 |
C13 |
C2 (TL) |
|
Vận dụng |
- Đánh giá được các hành vi vi phạm nguyên tắc bầu cử. - Giải thích được lí do không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử. |
1 |
C21,C22 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo |
Nhận biết |
Nhận biết được quyền khiếu nại của công dân. |
1 |
C7 |
||
Thông hiểu |
Xác định được nội dung quy định thực hiện quyền khiếu nại của công dân. |
1 |
C15 |
|||
Vận dụng |
Đánh giá được các hành vi thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại. |
1 |
C23 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc |
Nhận biết |
Biết được độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân. |
1 |
C8 |
||
Thông hiểu |
Xác định được hành vi không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. |
1 |
C16 |
|||
Vận dụng |
Đánh giá được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. |
1 |
C24 |
|||
Vận dụng cao |
Xử lí tình huống về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân trong tình huống thực tiễn. |
1 |
C3 (TL) |