Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn GDKTPL 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây:

“….. là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm”.

  1. Lao động
  2. Làm việc
  3. Việc làm
  4. Khởi nghiệp

     Câu 2 (0,25 điểm). Tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,… chưa tìm được việc làm mới được gọi là gì?

  1. thất nghiệp tạm thời.
  2. thất nghiệp cơ cấu.
  3. thất nghiệp chu kì.
  4. thất nghiệp tự nguyện.

     Câu 3 (0,25 điểm). Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là gì?

  1. tăng trưởng.
  2. lạm phát.
  3. khủng hoảng.
  4. suy thoái.

     Câu 4 (0,25 điểm). Yếu tố nào sau đây được coi là xuất phát điểm của quá trình sản xuất kinh doanh; thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận?

  1. Nguồn vốn đầu tư.
  2. Ý tưởng kinh doanh.
  3. Lực lượng lao động.
  4. Năng lực quản trị.

     Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là gì?

  1. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
  2. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
  3. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
  4. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

     Câu 6 (0,25 điểm). Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng được gọi là gì?

  1. văn hóa tiêu dùng
  2. cơ hội đầu tư
  3. ý tưởng kinh doanh.
  4. đạo đức kinh doanh.

     Câu 7 (0,25 điểm). Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là gì?

  1. thất nghiệp tự nguyện.
  2. thất nghiệp không tự nguyện.
  3. thất nghiệp cơ cấu.
  4. thất nghiệp tạm thời.

     Câu 8 (0,25 điểm). Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là gì?

     Câu 9 (0,25 điểm). Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ:

  1. các phiên giao dịch việc làm.
  2. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
  3. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
  4. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

     Câu 10 (0,25 điểm). Các nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng thất nghiệp là gì?

  1. Do bị kỉ luật bởi công ty đang theo làm
  2. Do tình hình kinh doanh của công ty đang theo làm bị thua lỗ đóng cửa
  3. Do thiếu kĩ năng chuyên môn, không đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đề ra
  4. Do sự không hài lòng với công việc mà mình đang có

     Câu 11 (0,25 điểm). Tình trạng lạm phát vừa phải được xác định khi nào?

  1. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
  2. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
  3. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).
  4. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% £ CPI).

     Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

  1. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
  2. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
  3. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
  4. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

     Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  1. Phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ.
  2. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
  3. Thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
  4. Trốn tránh việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.

     Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước.
  2. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.
  3. Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.
  4. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.

     Câu 15 (0,25 điểm). Anh A tốt nghiệp đại học nhưng các kĩ năng cần thiết còn rất hạn chế đặc biệt là các kĩ năng liên quan đến công nghệ thông tin, nên dù đã đi phỏng vấn ở rất nhiều chỗ nhưng anh A vẫn chưa nhận được công việc nào phù hợp với mình. Theo em, để anh A có thể tìm được một công việc như ý anh A nên làm gì?

  1. Anh A nên nâng cấp cho mình các kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ, sử dụng các phần mềm tin học, kĩ năng mềm
  2. Anh A nên đi phỏng vấn thêm ở nhiều công ty khác nữa
  3. Anh A nên tìm hiểu thêm về ngành nghề mà mình muốn làm để có thể tìm được việc làm phù hợp
  4. Anh A nên chọn các công ty có ít nhân viên để vào làm việc thì cơ hội trúng tuyển của anh sẽ cao hơn

     Câu 16 (0,25 điểm). Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:

Trường hợp. Doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất do thiếu đơn hàng, chị P phải nghỉ việc và không tìm được việc làm khác trong tình hình kinh tế thành phố đang đình trệ. Chị mong chờ doanh nghiệp A hồi phục sản xuất, tuyển dụng lại lao động tạm nghỉ việc để chị lại có được việc làm như trước.

  1. Thất nghiệp tạm thời.
  2. Thất nghiệp cơ cấu.
  3. Thất nghiệp chu kì.
  4. Thất nghiệp tự nguyện.

     Câu 17 (0,25 điểm). Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:

Thông tin. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và ngày càng có quan hệ sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới nên biến động giá cả hàng hoá trên thế giới có tác động nhất định đến giá cả và lạm phát trong nước, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng cầu của bên ngoài. Trong ba tháng cuối năm 2022, kinh tế trong nước có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng dần khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trên thế giới và giá sản xuất trong nước đang ngày càng tăng cao.

  1. Chi phí sản xuất tăng cao.
  2. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
  3. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
  4. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

     Câu 18 (0,25 điểm). Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị M?

  1. Năng lực nắm bắt cơ hội.
  2. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
  3. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
  4. Năng lực thiết lập quan hệ.

     Câu 19 (0,25 điểm). Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty V trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa, công ty V luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng với nhiều biện pháp như: trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ thống khép kín, tự động hoá hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy, đã nhiều năm qua, công ty luôn nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng tin tưởng bình chọn.

  1. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
  2. Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
  3. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.
  4. Cải tiến công nghệ sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm.

     Câu 20 (0,25 điểm). Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Trước đây, sống trong môi trường rủi ro và tự cấp, tự túc, người Việt hình thành tính cách cần cù, chăm chỉ đi đôi với tiết kiệm. Dù nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở Việt Nam nhiều năm nhưng văn hoá tiết kiệm vẫn còn thể hiện khá rõ trong quá trình tiêu dùng của người dân, đặc biệt là cư dân ở nông thôn.

  1. Tính kế thừa.
  2. Tính giá trị.
  3. Tính thời đại.
  4. Tính hợp lí.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

  1. Em hiểu thế nào là việc làm, thị trường việc làm?
  2. Em hãy cho biết mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động là gì?

     Câu 2 (2,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  1. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
  2. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy nhận xét việc làm và đưa ra lời khuyên cho bà B và ông T trong các trường hợp sau:

Trường hợp a. Bà B là chủ cửa hàng kinh doanh hải sản. Để bảo quản mực, tôm không bị hư hỏng và bán được lâu, bà đã ngâm những thực phẩm này vào chậu nước có chứa hoá chất. Theo bà, nếu dùng ít hoá chất sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Trường hợp b. Doanh nghiệp A có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Gần đây, Ông T - giám đốc mới đã giảm lương nhân viên và cắt giảm các chế độ đãi ngộ khiến nhiều nhân viên than phiền. Nhiều nhân viên đã viết đơn xin nghỉ việc khiến ông T rất lo lắng.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CÁNH DIỀU

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

4. Việc làm

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

2,75

CHỦ ĐỀ 3: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

5. Thất nghiệp

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1,0

6. Lạm phát

2

 

1

1

1

 

 

 

4

1

3,0

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

7. Ý tưởng cơ hội kinh doanh  và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

8. Đạo đức kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

1

3

1

1,75

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

9. Văn hóa tiêu dùng

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

Tổng số câu TN/TL

8

1

6

1

6

0

0

1

20

3

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

2,0

1,5

0

0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,5 điểm

35 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KỸ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

3

1

 

 

Bài 4: Việc làm

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm việc làm.

- Nêu được khái niệm việc làm, thị trường việc làm và mối quan hệ giữa thị trường việc làm - thị trường lao động.

1

1

C1

C1 (TL)

Thông hiểu

Xác định được nội dung không phải là hình thức của thị trường việc làm kết nối cung – cầu lao động trên thị trường.

1

C9

Vận dụng

Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để lựa chọn được việc làm phù hợp.

1

C15

Vận dụng cao

LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

8

1

 

 

Bài 5: Thất nghiệp

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp không tự nguyện.

2

C2, C7

Thông hiểu

Xác định được nguyên nhân khách quan gây ra do tình trạng thất nghiệp.

1

C10

Vận dụng

Xác định được loại hình thất nghiệp được đề cập trong trường hợp cụ thể.

1

C16

Vận dụng cao

Bài 6: Lạm phát

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm lạm phát.

- Biết được cách viết tắt của chỉ số giá tiêu dùng.

2

C3, C8

Thông hiểu

- Biết thời điểm tình trạng lạm phát được xác định.

- Bày tỏ được quan điểm với các nhận định liên quan đến lạm phát trong kinh tế thị trường.

1

1

C11

C2 (TL)

Vận dụng

Xác định được nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin đã cho.

1

C17

Vận dụng cao

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

3

0

Bài 7: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết khái niệm ý tưởng kinh doanh.

1

C4

Thông hiểu

Xác định được nội dung không phải là cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh.

1

C12

Vận dụng

Xác định được năng lực kinh doanh của nhân vật trong trường hợp.

1

C18

Vận dụng cao

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3

1

Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động.

1

C5

Thông hiểu

Chỉ ra được biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

1

C13

Vận dụng

Xác định được biểu hiện của đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất.

1

C19

Vận dụng cao

Nhận xét và đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong trường hợp cụ thể.

1

C3 (TL)

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

3

0

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm văn hóa tiêu dùng.

1

C6

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

1

C14

C2 (TL)

Vận dụng

Xác định được đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt ở thông tin đã cho.

1

C20

Vận dụng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay