Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn GDKTPL 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh
- Không lành mạnh
- Không bình đẳng
- Tự do
- Không đẹp
Câu 2: Việc giành lợi nhuận về mình nhiêu hơn người khác là nội dung của
- tính chất của cạnh tranh
- mục đích của cạnh tranh.
- quy luật của cạnh tranh.
- chủ thể của cạnh tranh.
Câu 3: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
- Đang lưu thông trên thị trường
- Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
- Đã có mặt trên thị trường
- Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
Câu 4: Tác dụng của cung – cầu là gì?
- Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
- Dự đoán xu thế biến động của giá cả.
- Giảm tình trạng lạm phát tăng cao
Câu 5: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
- Cung tăng, cầu giảm
- Cung giảm, cầu tăng
- Cung tăng, cầu tăng
- Cung giảm, cầu giảm
Câu 6: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
- Cung tăng, cầu giảm
- Cung giảm, cầu tăng
- Cung tăng, cầu tăng
- Cung giảm, cầu giảm
Câu 7: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì lựa chọn nào sau đây là tốt nhất cho người sản xuất?
- Mở rộng sản xuất.
- Thu hẹp sản xuất.
- Giữ nguyên quy mô sản xuất.
- Tái cơ cấu sản xuất.
Câu 8: Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?
- Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
- Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.
- Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.
- Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.
Câu 9: Việc làm là
- tất cả những hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.
- hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm.
- tất cả những hoạt động lao động đem lại thu nhập cho con người.
- những hoạt động lao động tạo ra thu nhập bị pháp luật nghiêm cấm.
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “…… là nơi diễn ra các quan hệ thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng làm động”?
- Lao động.
- Thị trường lao động.
- Việc làm.
- Thị trường việc làm.
Câu 11: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
- giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
- nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
- là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
- là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
Câu 12: Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là
- yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.
- yếu tố đầu ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- yếu tố đầu vào, không có ảnh hưởng gì tới chi phí sản xuất.
- yếu tố đầu ra, không có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động?
- Lượng cung.
- Lượng cầu.
- Giá cả sức lao động.
- Chất lượng lao động.
Câu 14: “Tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm” là chỉ khái niệm nào?
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Mất cân bằng cung – cầu.
- Lạm phát.
- Thất nghiệp.
Câu 15: Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp có những loại nào?
- Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
- Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp trá hình.
- Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo ngành nghề.
- Thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ.
Câu 16: Chỉ số CPI là chỉ số gì?
- Chỉ số tỉ lệ lạm phát.
- Chỉ số giá tiêu dùng.
- Chỉ số tỉ lệ thất nghiệp.
- Chỉ số giá hàng hóa.
Câu 17: Chỉ số CPI được tính như thế nào?
- CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" x 100%.
- CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" x 100%.
- CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc": 100%.
- CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t": 100%.
Câu 18: Nhận định nào sau đây là chính xác?
- Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.
- Nếu không giỏi ngoại ngữ thì người lao động sẽ không tìm được việc làm.
- Người lao động không tìm được việc làm do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại là thuộc loại hình thất nghiệp chu kì.
- Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
Câu 19: Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Như vậy, gia đình H đã:
- Cạnh tranh tiêu cực.
- Cạnh tranh không lành mạnh.
- Cạnh tranh lành mạnh.
- Chiêu thức trong kinh doanh.
Câu 20: Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, phương án nào sau đây là phù hợp nhất để bán được nhiều sản phẩm?
- Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.
- Hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
- Phóng đại sản phẩm.
Câu 21: Trường hợp sau thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
Lực lượng lao động ở nước H tăng nhanh. Để ổn định đời sống của người lao động và phát triển kinh tế, Chính phủ nước này đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Số việc làm tăng, tạo nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn việc làm phù hợp. Năng suất lao động tăng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu được lợi nhuận cao hơn, tạo điều kiện cho kinh tế nước H tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
- Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
- Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
- Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Câu 22: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?
- Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp
- Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được
- Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần
- Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp
Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Anh M là kĩ sư nông nghiệp từng làm việc ở công ty xuất khẩu nông sản ở tỉnh Đ. Do hoàn cảnh gia đình, anh phải chuyển về thành phố để sinh sống và chưa tìm được việc làm. Vợ anh vốn là giáo viên mầm non nhưng khi về thành phố chỉ xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương rất thấp nên chưa muốn đi làm. Bố anh năm nay 55 tuổi đã làm cho một công ty sản xuất ô tô gần 30 năm. Khi doanh nghiệp này thay đổi cơ cấu sử dụng rô bốt thay thế thợ hàn để lắp ráp ô tô, ông đã bị mất việc. Em trai anh M là kĩ sư công nghệ thông tin ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong trường hợp trên, ai là người tự nguyện thất nghiệp?
- Anh M.
- Em trai anh M.
- Bố anh M.
- Vợ anh M.
Câu 24. Cho bảng sau:
Sản phẩm | 2020 | 2022 | |||
Giá cả 1 sản phẩm (VNĐ) | Sản lượng | Giá cả 1 sản phẩm (VNĐ) | Sản lượng | ||
Bánh quy | 5.000 | 3000 | 8000 | 5000 | |
Tính chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2020 trên mặt hàng bánh quy.
- 150%.
- 180%.
- 160%.
- 120%.
- PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Thất nghiệp là gì? Nêu hậu quả của thất nghiệp về mặt kinh tế, xã hội.
Câu 2. (2,5 điểm)
- (1,0 điểm) Xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong thông tin sau:
Theo Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận Trung ương, Thị trường lao động – việc làm và quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam về thực trạng và một số định hướng chính sách, ngày 10 – 11 – 2021: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm thay đổi tỉ trọng lao động của nền kinh tế Việt Nam. Phương châm của chuyển dịch cơ cấu lao động là phải phù hợp với cơ cấu kinh tế, gần với giải quyết việc làm, nhất là cho những lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu, lao động trong khu vực này giảm xuống dưới 20% vào năm 2030 thì đây là một thách thức. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay. Cơ cấu lao động Việt Nam đang đứng trước ba tác động lớn có khả năng làm thay đổi căn bản cơ cấu lao động – việc làm và tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển bền vững.
- (1,5 điểm) Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Hai doanh nghiệp A và B cùng sản xuất bột giặt để bán ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp A tiêu thụ rất tốt do được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tạo thuận lợi cho việc bán hàng của mình, doanh nghiệp B đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc và họa tiết gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp A.
- Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên.
- Theo em, việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | 4 |
| 3 |
|
| 0,5 | 2 |
| 9 | 0,5 | 3,75 |
2. Thị trường lao động, việc làm | 3 |
| 3 | 0,5 | 1 |
| 1 |
| 8 | 0,5 | 3,0 |
3. Thất nghiệp, lạm phát | 3 | 1 | 2 |
| 1 |
| 1 |
| 7 | 1 | 3,25 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 1 | 8 | 0,5 | 2 | 0,5 | 4 |
| 8 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,5 | 1,5 | 2,0 | 1,0 | 0,5 | 1,5 | 1,0 |
| 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
1. Cạnh tranh, cung - cầu trong kinh tế thị trường | Nhận biết | - Nêu khái niệm cạnh tranh không lành mạnh - Nêu được mục đích của cạnh tranh. - Nêu được khái niệm cung. - Nêu được tác dụng của cung - cầu trong nền kinh tế. |
| 4 |
| - C1
- C2
- C3 - C4 |
Thông hiểu | - Xác định xu hướng giá cá hàng hóa khi cung cầu thay đổi - Xác định hành vi thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh. - Xác định xu hướng sản xuất khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao. |
| 3 |
| - C5
- C6
- C7
| |
Vận dụng | - Xử lí tình huống về cạnh tranh. | 1 |
| C2.b |
| |
Vận dụng cao | - Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp cho trước. - Tìm ra cách thức để bán được nhiều sản phẩm trong trường hợp cho trước. |
| 2 |
| - C19
- C20 | |
2. Thị trường lao động, việc làm | Nhận biết | - Chỉ ra mối quan hệ giữ thị trường lao động và thị trường việc làm - Nêu được khái niệm việc làm. - Nêu được khái niệm thị trường lao động. |
| 3 |
| - C8
- C9
- C10 |
Thông hiểu | - Vai trò của các thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm. - Xác định được phát biểu không đúng về lao động, tuyển dụng, thị trường lao động và việc làm. - Xác định xu hướng tuyển dụng trong thông tin cho trước. | 1 | 3 |
- C2.a | - C11
- C12
- C13 | |
Vận dụng | - Phân tích được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong tình huống cho trước. |
| 1 |
| C21 | |
Vận dụng cao | - Xử lí tình huống. |
| 1 |
| C22 | |
3. Thất nghiệp, lạm phát | Nhận biết | - Phân loại thất nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp. - Nêu được tên gọi đầy đủ của chỉ số CPI. - Nêu được khái niệm thất nghiệp và hậu quả của thất nghiệp đối với xã hội. | 1 | 3 |
- C1 | - C14 - C15
- C16 |
Thông hiểu | - Xác định được công thức tính chỉ số CPI. - Xác định được nhận định đúng về thất nghiệp và lạm phát. |
| 2 |
| - C17
- C18 | |
Vận dụng | - Phân tích tình huống và xác định các loại thất nghiệp. |
| 1 |
| C23 | |
Vận dụng cao | - Tính được chỉ số CPI. |
| 1 |
| C24 |