Đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều cuối kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 1 môn GDKTPL 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?

  1. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
  2. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.
  3. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.
  4. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.

     Câu 2 (0,25 điểm). Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là gì?

  1. thất nghiệp
  2. sa thải
  3. giải nghệ
  4. bỏ việc

     Câu 3 (0,25 điểm). Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là gì?

  1. tăng trưởng
  2. lạm phát
  3. khủng hoảng
  4. suy thoái

     Câu 4 (0,25 điểm). Cơ hội kinh doanh là gì?

  1. Là tập hợp các hoàn cảnh bất lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này.
  2. Là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này.
  3. Chọn lọc các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này.
  4. Là điểm xuất phát trong quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức để thu được lợi nhuận.

     Câu 5 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  1. Phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ.
  2. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
  3. Thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
  4. Trốn tránh việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.

     Câu 6 (0,25 điểm). Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng được gọi là gì?

  1. cơ hội đầu tư.
  2. văn hóa tiêu dùng.
  3. ý tưởng kinh doanh.
  4. đạo đức kinh doanh.

     Câu 7 (0,25 điểm). Tình trạng thất nghiệp gây ra các hệ lụy gì cho chính trị - xã hội?

  1. Tạo điều kiện cho các ngành nghề cùng phát triển
  2. Tạo ra các hiện tượng tiêu cực cho xã hội, gây xáo trộn tình hình trật tự trong xã hội, bãi công, biểu tình tăng lên
  3. Tạo ra các chuyển biến tích cực cho thị trường lao động
  4. Tình hình chính trị - xã hội được đảm bảo và phát triển

     Câu 8 (0,25 điểm). Căn cứ vào tỉ lệ, có thể chia lạm phát thành mấy loại hình?

  1. 2 loại hình
  2. 3 loại hình
  3. 4 loại hình
  4. 5 loại hình

     Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

  1. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
  2. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
  3. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
  4. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

     Câu 10 (0,25 điểm). Theo em, vai trò của nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

  1. Nhà nước đóng vai trò không mấy quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp
  2. Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát thất nghiệp
  3. Nhà nước chỉ là bên trung gian về vấn đề giải quyết được tình trạng thất nghiệp
  4. Chỉ có người lao động mới giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho bản thân

     Câu 11 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

  1. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
  2. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
  3. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
  4. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.

     Câu 12 (0,25 điểm). Năng lực nào không đúng trong những năng lực cần thiết cho người kinh doanh?

  1. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
  2. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
  3. Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh.
  4. Năng lực giảng dạy

     Câu 13 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

  1. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.
  2. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
  3. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
  4. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.

     Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

  1. Tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam
  2. Tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng
  3. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng
  4. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội

     Câu 15 (0,25 điểm). Theo em, việc chuyển dịch liên tục cơ cấu của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc làm của người dân?

  1. Người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội làm các việc làm mới
  2. Người dân phải học cách liên tục thích ứng với những yếu tố lạ trong thị trường lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động
  3. Thị trường lao động đón nhận thêm các yếu tố nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường
  4. Thị trường lao động phát triển vượt bậc

     Câu 16 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Trường hợp. Nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ làm cho một bộ phận người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới, họ không có việc làm, không có thu nhập và gia tăng tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động, khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao động.

  1. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngừng việc.
  2. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
  3. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
  4. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.

     Câu 17 (0,25 điểm). Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Vào tháng 11 – 2021, Venezuela ghi nhận 4 năm vừa qua, mức độ lạm phát tăng là 2600% (năm 2017), 1600000% (2018), 7300% (2019) và 3700% (2020).

Xác định tình trạng lạm phát ở Venezuela.

  1. Lạm phát vừa phải.
  2. Lạm phát phi mã.
  3. Siêu lạm phát.
  4. Lạm phát nghiêm trọng.

     Câu 18 (0,25 điểm). Vì sao việc xây dựng được ý tưởng kinh doanh lại cần thiết?

  1. Tạo ra được các sản phẩm kinh doanh mang tính đại trà
  2. Để có thể duy trì được sản phẩm kinh doanh mang tính lâu dài, có tính hấp dẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận
  3. Để dễ dàng thay đổi các mặt hàng kinh doanh một cách nhanh chóng
  4. Để không phải tính toán đến việc duy trì sản phẩm lâu dài

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?

Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.

  1. Anh C.
  2. Ông B.
  3. Ông B và anh C.
  4. Cơ quan chức năng

     Câu 20 (0,25 điểm). Xác định đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam trong trường hợp sau:

Trường hợp. Gia đình chị A thường lựa chọn mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo chị A, ưu điểm của kênh siêu thị so với các hình thức thương mại truyền thống trước tiên là giá cả hàng hóa được niêm yết, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhờ đó, tạo dựng sự tin tưởng và an tâm nhất định cho khách hàng. Tiếp đến là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu trong nước lẫn quốc tế, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên, công khai. Đây cũng chính là lí do khiến xu hướng tiêu dùng hiện đại đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.

  1. Tính kế thừa.
  2. Tính giá trị.
  3. Tính thời đại.
  4. Tính hợp lí.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

  1. Em hiểu thế nào là thất nghiệp? Có những loại hình thất nghiệp nào?
  2. Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

     Câu 2 (2,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  1. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
  2. Chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa hướng tới lợi nhuận, vừa phải đáp ứng các giá trị tốt đẹp.

 Câu 3 (1,0 điểm). Lạm phát tăng gây hậu quả gì cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp sau:

Trường hợp. Doanh nghiệp A chuyên cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp M trong nhiều năm qua. Gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng giá nhập khẩu tăng làm cho giá cả các hàng hóa, dịch vụ đồng loạt tăng theo tạo sức ép lên tình hình lạm phát trong nước. Lo ngại cho sự đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp M thúc giục doanh nghiệp A nhanh chóng kí hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho 6 tháng cuối năm. Nhưng doanh nghiệp A yêu cầu tăng giá lên 40% thì hợp đồng mới thực hiện được. Chủ doanh nghiệp M buồn bã, chia sẻ: “Chắc phải tạm ngưng sản xuất thôi”.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

 – BỘ CÁNH DIỀU

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

B

B

C

B

B

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

B

A

D

B

D

B

D

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

 

C

B

B

C

 

      

  1. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

a. Khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp:

* Khái niệm:

Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

* Các loại hình thất nghiệp:

- Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

- Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

- Thất nghiệp chu kì: Là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

b. Vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, thông qua việc:

- Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm…;

- Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm,…

- Bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động,…

 

1,0 điểm

 

Câu 2

(2,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để bày tỏ quan điểm với các nhận định:

a. Không đồng tình

: bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng; tiêu dùng còn mang lại lợi nhuận cho người sản xuất; kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển,…

 

 

0,25 điểm

 

0,75 điểm

b. Đồng tình

: một trong những đặc điểm của văn hóa tiêu dùng là hướng tới các giá trị tốt đẹp; đặc điểm này của văn hóa tiêu dùng đã tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

0,25 điểm

 

0,75 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, vận dụng kiến thức đã học để chỉ ra hậu quả mà lạm phát gây ra cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp:

- Giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến chi phí sản xuất tăng, nên doanh nghiệp M đã tính đến phương án phải tạm ngừng sản xuất.

- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp M phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CÁNH DIỀU

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

4. Việc làm

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 3: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

5. Thất nghiệp

2

1

1

 

1

 

 

 

4

1

3,0

6. Lạm phát

2

 

1

 

1

 

 

1

4

1

2,0

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

7. Ý tưởng cơ hội kinh doanh  và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

8. Đạo đức kinh doanh

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

9. Văn hóa tiêu dùng

1

 

1

1

1

 

 

 

3

1

2,75

Tổng số câu TN/TL

8

1

6

1

6

0

0

1

20

3

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,5

2,0

1,5

0

0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,5 điểm

35 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

3

0

 

 

Bài 4: Việc làm

Nhận biết

Nhận biết được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

1

 

C1

 

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay.

1

 

C9

 

Vận dụng

Chỉ ra được ảnh hưởng của việc chuyển dịch liên tục cơ cấu nền kinh tế tới việc làm của người dân.

1

 

C15

 

Vận dụng cao

     

LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

8

2

 

 

Bài 5: Thất nghiệp

Nhận biết

- Nhận biết khái niệm thất nghiệp.

- Nhận biết được hệ quả mà thất nghiệp gây ra cho chính trị - xã hội.

2

1

C2, C7

C1 (TL)

Thông hiểu

Xác định được vai trò của nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

1

 

C10

 

Vận dụng

Chỉ ra được chính sách của nhà nước để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong trường hợp.

1

 

C16

 

Vận dụng cao

     

Bài 6: Lạm phát

Nhận biết

- Nêu được khái niệm lạm phát.

- Chỉ ra được các loại hình lạm phát.

2

 

C3, C8

 

Thông hiểu

Xác định nội dung không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát.

1

 

C11

 

Vận dụng

Xác định loại hình lạm phát trong thông tin được cho.

1

 

C17

 

Vận dụng cao

Chỉ ra được hậu quả mà lạm phát gây ra cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp.

 

1

 

C3 (TL)

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

3

0

  

Bài 7: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm cơ hội kinh doanh.

1

 

C4

 

Thông hiểu

Xác định được năng lực không phải cho người kinh doanh.

1

 

C12

 

Vận dụng

Giải thích được lí do vì sao cần xây dựng được ý tưởng kinh doanh.

1

 

C18

 

Vận dụng cao

     

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3

0

  

Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

1

 

C5

 

Thông hiểu

Xác định được nhận định đúng bàn về đạo đức kinh doanh.

1

 

C13

 

Vận dụng

Chỉ ra được chủ thể có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh.

1

 

C19

 

Vận dụng cao

     

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

3

1

  

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm văn hóa tiêu dùng.

1

 

C6

 

Thông hiểu

- Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng trách nhiệm của Nhà nước trong xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt.

- Bày tỏ quan điểm về các ý kiến liên quan đến văn hóa tiêu dùng.

1

1

C14

C2 (TL)

Vận dụng

Xác định được đặc điểm văn hóa tiêu dùng của người Việt trong trường hợp.

1

 

C20

 

Vận dụng cao

     

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay