Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn GDKTPL 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

  • Cạnh tranh có vai trò gì?
  1. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  2. Tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lí.
  3. Thúc đẩy các chủ thể kinh tế sử dụng nhiều chiêu thức trong kinh doanh để tăng lợi nhuận.
  4. A, B đúng.
  • Cạnh tranh nhằm mục đích gì?
  1. Nhằm hạ gục các đối thủ cạnh tranh.
  2. Nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất.
  3. Nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.
  4. Nhằm tăng năng suất lao động.
  • “Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định” là chỉ khái niệm gì?
  1. Cầu.
  2. Sản xuất.
  3. Hiệu quả lao động.
  • Tác dụng của cung – cầu là gì?
  1. Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  2. Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
  3. Dự đoán xu thế biến động của giá cả.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  • Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng thế nào?
  1. Tăng.
  2. Giảm.
  3. Ổn định.
  4. Lúc tăng lúc giảm.
  • Việc làm nào sau đây là mặt tích cực của cạnh tranh?
  1. Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá.
  2. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
  3. Vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ.
  4. Làm hàng giả, kinh doanh hàng quốc cấm.
  • Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì lựa chọn nào sau đây là tốt nhất cho người sản xuất?
  1. Mở rộng sản xuất.
  2. Thu hẹp sản xuất.
  3. Giữ nguyên quy mô sản xuất.
  4. Tái cơ cấu sản xuất.
  • Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường diễn ra theo những xu hướng nào?
  1. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
  2. Lao động được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo trong tổng lao động xã hội.
  3. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong khu vực sản xuất vật chất.
  4. Tất cả các xu hướng trên.
  • “Nơi thực hiện các quan hệ thỏa thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm về việc làm, tiền lương và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động” là chỉ khái niệm nào?
  1. Việc làm.
  2. Thị trường việc làm.
  3. Lao động.
  4. Thị trường lao động.
  • Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “…… là nơi diễn ra các quan hệ thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng làm động”?
  1. Lao động.
  2. Thị trường lao động.
  3. Việc làm.
  4. Thị trường việc làm.
  • Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm thì sẽ dẫn đến tình trạng gì?
  1. Thất nghiệp gia tăng.
  2. Giảm thiểu thất nghiệp.
  3. Gia tăng người lao động tay nghề cao.
  4. Giảm thiểu người lao động tay nghề cao.
  • Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
  1. Người làm giúp việc cho một gia đình được coi là có việc làm.
  2. Để khích lệ người lao động làm việc hiệu quả, doanh nghiệp phải tăng cường các chế độ đãi ngộ đối với người lao động.
  3. Người lao động trong các cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm.
  4. Các nhà tuyển dụng lao động ngày càng chú trọng vào lao động có trình độ chuyên môn, có kĩ năng mềm và thái độ tốt.
  • Xu hướng tuyển dụng trong thông tin sau là gì?

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã kéo theo sự chuyển dịch đáng kể trên thị trường lao động. Nông nghiệp là ngành sử dụng lao động lớn nhất khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới. Với sự tự do hóa và đa dạng hóa kinh tế, tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp bắt đầu giảm nhanh chóng. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ bắt đầu từ những năm 1980, đã tiếp tục thay đổi thị trường lao động trong thập kỉ qua.

  1. Lao động được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo trong tổng lao động xã hội.
  2. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất.
  3. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.
  • “Tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm” là chỉ khái niệm nào?
  1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
  2. Mất cân bằng cung – cầu.
  3. Lạm phát.
  4. Thất nghiệp.
  • Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp có những loại nào?
  1. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
  2. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp trá hình.
  3. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo ngành nghề.
  4. Thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ.
  • Chỉ số CPI là chỉ số gì?
  1. Chỉ số tỉ lệ lạm phát.
  2. Chỉ số giá tiêu dùng.
  3. Chỉ số tỉ lệ thất nghiệp.
  4. Chỉ số giá hàng hóa.
  • Chỉ số CPI được tính như thế nào?
  1. x 100%.
  2. x 100%.
  3. : 100%.
  4. : 100%.
  • Nhận định nào sau đây là chính xác?
  1. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.
  2. Nếu không giỏi ngoại ngữ thì người lao động sẽ không tìm được việc làm.
  3. Người lao động không tìm được việc làm do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại là thuộc loại hình thất nghiệp chu kì.
  4. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
  • Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Như vậy, gia đình H đã:
  1. Cạnh tranh tiêu cực.
  2. Cạnh tranh không lành mạnh.
  3. Cạnh tranh lành mạnh.
  4. Chiêu thức trong kinh doanh.
  • Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, phương án nào sau đây là phù hợp nhất để bán được nhiều sản phẩm?
  1. Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.
  2. Hạ giá thành sản phẩm.
  3. Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
  4. Phóng đại sản phẩm.
  • Trường hợp sau thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?

Lực lượng lao động ở nước H tăng nhanh. Để ổn định đời sống của người lao động và phát triển kinh tế, Chính phủ nước này đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Số việc làm tăng, tạo nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn việc làm phù hợp. Năng suất lao động tăng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu được lợi nhuận cao hơn, tạo điều kiện cho kinh tế nước H tăng trưởng và phát triển bền vững.

  1. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
  2. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
  3. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
  4. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
  • Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Với mơ ước trở thành công dân toàn cầu để có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bạn A chỉ tập trung vào học ngoại ngữ.

Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì?

  1. Khuyên A nên học tập những kiến thức ở những lĩnh vực khác, đặc biệt ở lĩnh vực mà mình quan tâm, đam mê.
  2. Ủng hộ A.
  3. Không quan tâm.
  4. Giới thiệu cho A những nơi học ngoại ngữ uy tín.
  • Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Anh M là kĩ sư nông nghiệp từng làm việc ở công ty xuất khẩu nông sản ở tỉnh Đ. Do hoàn cảnh gia đình, anh phải chuyển về thành phố để sinh sống và chưa tìm được việc làm. Vợ anh vốn là giáo viên mầm non nhưng khi về thành phố chỉ xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương rất thấp nên chưa muốn đi làm. Bố anh năm nay 55 tuổi đã làm cho một công ty sản xuất ô tô gần 30 năm. Khi doanh nghiệp này thay đổi cơ cấu sử dụng rô bốt thay thế thợ hàn để lắp ráp ô tô, ông đã bị mất việc. Em trai anh M là kĩ sư công nghệ thông tin ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong trường hợp trên, ai là người tự nguyện thất nghiệp?

  1. Anh M.
  2. Em trai anh M.
  3. Bố anh M.
  4. Vợ anh M.
  • Cho bảng sau:

Sản phẩm

2020

2022

Giá cả 1 sản phẩm

(VNĐ)

Sản lượng

Giá cả 1 sản phẩm

(VNĐ)

Sản lượng

Bánh quy

5.000

3000

8000

5000

Tính chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2020 trên mặt hàng bánh quy.

  1. 150%.
  2. 180%.
  3. 160%.
  4. 120%.
  1. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Căn cứ theo nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào? Nêu rõ đặc điểm từng loại.

Câu 2. (2,5 điểm)

  1. a. (1,0 điểm) Xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong thông tin sau:

Quá trình hội nhập quốc tế và yêu cầu chuyển đổi số nền kinh tế đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh tự động hóa, chuyển hướng sản xuất hiện đại, cung ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc tuyển dụng lao động chất lượng cao. Họ ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc tốt.

  1. (1,5 điểm) Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có ba cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng quay lưng với cửa hàng.

- Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên.

- Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?


BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

4

 

3

 

 

0,5

2

 

9

0,5

3,75

2. Thị trường lao động, việc làm

3

 

3

0,5

1

 

1

 

8

0,5

3,0

3. Thất nghiệp, lạm phát

3

1

2

 

1

 

1

 

7

1

3,25

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

0,5

2

0,5

4

 

8

2

10,0

Điểm số

2,5

1,5

2,0

1,0

0,5

1,5

1,0

 

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU

 

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong kinh tế thị trường

Nhận biết

- Nêu được vai trò của cạnh tranh.

- Nêu được mục đích của cạnh tranh.

- Nêu được khái niệm “cầu”.

- Nêu được tác dụng của cung - cầu trong nền kinh tế.

 

4

 

- C1

 

- C2

 

- C3

- C4

Thông hiểu

- Xác định xu hướng giá cá hàng hóa khi cung nhỏ hơn cầu.

- Xác định hành vi thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh.

- Xác định xu hướng sản xuất khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao.

 

3

 

- C5

 

- C6

 

- C7

 

Vận dụng

- Xử lí tình huống về cạnh tranh.

1

 

C2.b

 

Vận dụng cao

- Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp cho trước.

- Tìm ra cách thức để bán được nhiều sản phẩm trong trường hợp cho trước.

 

2

 

- C19

 

- C20

2. Thị trường lao động, việc làm

Nhận biết

- Chỉ ra các xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động hiện nay.

- Nêu được khái niệm thị trường việc làm.

- Nêu được khái niệm thị trường lao động.

 

3

 

- C8

 

- C9

 

- C10

Thông hiểu

- Xác định tình trạng xảy ra khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm.

- Xác định được phát biểu không đúng về lao động, tuyển dụng, thị trường lao động và việc làm.

- Xác định xu hướng tuyển dụng trong thông tin cho trước.

1

3

 

 

 

 

 

 

- C2.a

- C11

 

 

- C12

 

 

- C13

Vận dụng

- Phân tích được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong tình huống cho trước.

 

1

 

C21

Vận dụng cao

- Xử lí tình huống.

 

1

 

C22

3. Thất nghiệp, lạm phát

Nhận biết

- Nêu được khái niệm thất nghiệp.

- Phân loại thất nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp.

- Nêu được tên gọi đầy đủ của chỉ số CPI.

- Trình bày cụ thể các loại thất nghiệp được phân chia căn cứ theo nguồn gốc thất nghiệp.

1

3

 

 

 

 

 

- C1

- C14

- C15

 

- C16

Thông hiểu

- Xác định được công thức tính chỉ số CPI.

- Xác định được nhận định đúng về thất nghiệp và lạm phát.

 

2

 

- C17

 

- C18

Vận dụng

- Phân tích tình huống và xác định các loại thất nghiệp.

 

1

 

C23

Vận dụng cao

- Tính được chỉ số CPI.

 

1

 

C24

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay