Đề thi giữa kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong cơ chế cảm ứng ở thực vật, kích thích từ môi trường được thu nhận thông qua

  1. các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.
  2. các neuron thần kinh.
  3. các hormone thực vật.
  4. các giác quan hoặc các tế bào thụ cảm.

Câu 2. Cảm ứng ở thực vật là

  1. sự thu nhận và trả lời đối với các kích thích từ môi trường của một cơ quan trên cơ thể thực vật.
  2. sự thu nhận và trả lời đối với các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật.
  3. phản ứng hóa học của các cơ quan thực vật đối với kích thích của môi trường.
  4. phản ứng hóa học của một cơ quan thực vật đối với kích thích của môi trường.

Câu 3. Phản xạ là phản ứng của cơ thể sinh vật trả lời lại các kích thích của môi trường sống thông qua

  1. hệ thần kinh.
  2. hệ tuần hoàn.
  3. hệ vận động.
  4. hệ bài tiết.

Câu 4. Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là

  1. hoa.
  2. thân.
  3. rễ.
  4. lá.

Câu 5. Động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì được xếp vào hình thức học tập

  1. in vết.
  2. quen nhờn.
  3. điều kiện hóa đáp ứng.
  4. điều kiện hóa hành động.

Câu 6. “Khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể, đảm bảo cho động vật có thể tồn tại và phát triển” gọi là

  1. cảm ứng ở động vật.
  2. tập tính ở động vật.
  3. phản xạ có điều kiện.
  4. phản xạ không điều kiện.

Câu 7. Tuổi thọ của sinh vật được quyết định bởi

  1. protein.
  2. gene.
  3. mRNA.
  4. amino acid.

Câu 8. Động vật có hệ thần kinh ống phản ứng lại với kích thích theo nguyên tắc

  1. đáp ứng kích thích.
  2. vận động cảm ứng.
  3. phản xạ.
  4. tập tính.

Câu 9. Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA)  và auxin nhân tạo (ANA, AIB) nhằm mục đích

  1. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
  2. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
  3. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật,  diệt cỏ.
  4. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật,  diệt cỏ.

Câu 10. Cơ chế của cảm ứng có các giai đoạn nào?

  1. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → lưu trữ thông tin → trả lời kích thích.
  2. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → nhân đôi thông tin → trả lời kích thích.
  3. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích.
  4. Thu nhận kích thích → bảo quản kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích.

Câu 11. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  1. Cơ thể thực vật ra hoa.
  2. Cơ thể thực vật tạo hạt.
  3. Cơ thể thực vật tăng kích thước.
  4. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa.

Câu 12. Lựa chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

“Vận động hướng động là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích theo __________  xác định. Trong đó, hướng của phản ứng phụ thuộc vào hướng của __________________”.

  1. một hướng - tác nhân kích thích.
  2. vô hướng - cường độ kích thích.
  3. một hướng - cường độ kích thích.
  4. vô hướng - tác nhân kích thích.

Câu 13. Tập tính động vật là

  1. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  2. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  3. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  4. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 14. Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hóa ở thực vật?

  1. Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác.
  2. Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn.
  3. Các kim loại, khí trong khí quyển.
  4. Các hoá chất có thể là axit, kiềm

Câu 15. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật.
  2. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên.
  3. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín.
  4. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm.

Câu 16. Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách:

  1. trả lời kích thích cục bộ.
  2. co toàn bộ cơ thể.
  3. co rút chất nguyên sinh.
  4. chuyển động cả cơ thể.

Câu 17. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

  1. Hướng sáng.
  2. Hướng đất
  3. Hướng nước.
  4. Hướng tiếp xúc.

Câu 18. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là các phản xạ

  1. có điều kiện.
  2. không điều kiện.
  3. có điều kiện và không điều kiện.
  4. có điều kiện hoặc không điều kiện.

Câu 19. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  1. làm tăng kích thước chiều dài của cây.
  2. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
  3. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
  4. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 20. Quan sát  mặt cắt ngang thân,  sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

  1. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi.
  2. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp.
  3. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp.
  4. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy.

Câu 21. Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là

  1. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động.
  2. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động.
  3. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động.
  4. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động.

Câu 22. So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật đa bào có những đặc điểm nào sau đây?

  • Diễn ra nhanh
  • Phản ứng dễ nhận thấy
  • Luôn có hệ thần kinh điều khiển
  • Hình thức cảm ứng đa dạng
  1. 1, 2, 3, 4.
  2. 1, 2, 4.
  3. 1, 3, 4.
  4. 1, 2, 3.

Câu 23. Cho các nhận định sau:

  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.
  • Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

  1. (2), (3) và (4).
  2. (1), (2) và (4).
  3. (3), (4) và (6).
  4. (1), (5) và (6).

Câu 24. Cho các tập tính sau ở động vật:

  • Sự di cư của cá hồi.
  • Báo săn mồi.
  • Nhện giăng tơ.
  • Vẹt nói được tiếng người.
  • Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn.
  • Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  • Xiếc chó làm toán.
  • Ve kêu vào mùa hè.

Những tập tính bẩm sinh là:

  1. (1), (3), (6), (8).
  2. (1), (2), (6), (8).
  3. (1), (3), (5), (8).
  4. (1), (3), (6), (7).

Câu 25. Cho các loài động vật sau:

(1) San hô.                        (2) Cá chép.             (3) Ếch.                                                  (4) Cá sấu.

(5) Sứa.                            (6) Sư tử.                  (7) Bồ câu.                                  (8) Giun đũa.

Có bao nhiêu loài động vật kể trên có hệ thần kinh dạng ống?

  1. 4.
  2. 5.
  3. 6.
  4. 7.

Câu 26. Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?

  1. Con gà đi bắt sâu và bới giun.
  2. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành.
  3. Con gà gáy vào buổi sáng.
  4. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối.

Câu 27. Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản.
  2. Chúng có tuổi thọ ngắn.
  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các neuron.
  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triển.

Các ý đúng là:

  1. 1, 2, 4.
  2. 2, 4.
  3. 1, 2, 3, 4..
  4. 2, 3, 4.

Câu 28. Khi không có ánh sáng, cây non

  1. mọc vống lên và lá có màu vàng úa
  2. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ..
  3. mọc vống lên và lá có màu xanh
  4. mọc bình thường và lá có màu vàng úa.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Hãy phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?

Câu 2. (1 điểm): Khi tế bào nhu mô sinh trưởng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo nên mô sẹo chưa phân chia và chưa phân hóa. Muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần tỉ lệ đặc biệt của 2 loại hormone. Đó là 2 loại hormone nào? Nêu vai trò chủ yếu của chúng trong thí nghiệm nuôi cây mô.

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………… 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

2

2

0,5

2. Cảm ứng ở thực vật

3

1

2

6

1,5

3. Cảm ứng ở động vật

3

1

1

2

6

1

3,5

4. Tập tính ở động vật

3

1

2

6

1,5

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

2

1

3

0,75

6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3

2

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

CHỦ ĐỀ 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

1

20

Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Nhận biết được cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

2

C1,10

Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

- Nhận biết được một số hình thức biểu hiện cảm ứng ở thực vật.

3

C2, 4, 12

Thông hiểu

Chỉ ra được phản ứng vận động không thuộc hướng động.

1

C14

Vận dụng

- Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn.

- Giải thích thí nghiệm về cảm ứng ở thực vật.

2

C17, 28

Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được các hình thức cảm ứng ở động vật.

- Nhận biết các dạng thụ thể trong cung phản xạ.

- Nhận biết quá trình dẫn truyền tin qua synapse hóa học.

3

C3, 6, 8

Thông hiểu

- Chỉ ra ví dụ về phản xạ có điều kiện.

- Vẽ sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi chạm vào vật nhọn và con đường truyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ.

1

1

C1

C16

Vận dụng

- Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở động vật để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

- Liên hệ Luật phòng, chống ma túy.

2

C22, 25

Tập tính ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật.

- Nhận biết được đặc điểm về pheromone.

- Nhận biết các tập tính bẩm sinh, học được.

3

C5, 13, 18

Thông hiểu

Chỉ ra một số hình thức học tập ở động vật.

1

C21

Vận dụng

Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống.

2

C24, 27

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

8

Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Nhận biết khái niệm vòng đời và tuổi thọ ở sinh vật.

2

C7, 11

Thông hiểu

Chỉ ra phát biểu không đúng về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển.

1

C26

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết cơ sở của sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Nhận biết hormone thực vật (khái niệm, vai trò, phân loại).

3

C15, 19, 20

Vận dụng

- Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào trong thực tiễn.

2

C9,23

Vận dụng cao

- Giải thích vấn đề liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

1

C2

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay