Đề thi giữa kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 sinh học 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cảm ứng ở động vật và thực vật ở loài nào nhanh hơn?

  1. Thực vật.
  2. Động vật.
  3. Như nhau.
  4. Không so sánh được.

Câu 2. Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật thuộc ngành

  1. giun tròn.
  2. chân khớp.
  3. ruột khoang.
  4. động vật có xương sống.

Câu 3. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

  1. Mô phân sinh bên.
  2. Mô phân sinh đỉnh cây.
  3. Mô phân sinh lỏng.
  4. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 4. Cytokinin chủ yếu sinh ra ở

  1. đỉnh của thân và cành.
  2. rễ.
  3. quả.
  4. Thân, cành.

Câu 5. Lựa chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

“Vận động hướng động là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích theo __________  xác định. Trong đó, hướng của phản ứng phụ thuộc vào hướng của __________________”.

  1. một hướng - cường độ kích thích.
  2. vô hướng - cường độ kích thích.
  3. một hướng - tác nhân kích thích.
  4. vô hướng - tác nhân kích thích.

Câu 6. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính:

  1. bảo vệ lãnh thổ.
  2. sinh sản.
  3. di cư.
  4. kiếm ăn.

Câu 7. Cho các nhận định sau:

  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên.
  • Sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.
  • Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

  1. (2), (3) và (4).
  2. (1), (2) và (4).
  3. (3), (4) và (6).
  4. (1), (5) và (6).

Câu 8. Động vật có hệ thần kinh ống phản ứng lại với kích thích theo nguyên tắc

  1. đáp ứng kích thích.
  2. vận động cảm ứng.
  3. phản xạ.
  4. tập tính.

Câu 9. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình:

  1. tăng chiều dài cơ thể.
  2. tăng về chiều ngang cơ thể.
  3. tăng về khối lượng cơ thể.
  4. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể.

Câu 10. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  1. làm tăng kích thước chiều dài của cây.
  2. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
  3. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
  4. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 11. Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là

  1. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào.
  2. Hormone sinh trưởng.
  3. Sự thay đổi độ pH trong tế bào.
  4. Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.

Câu 12. Vòng đời là

  1. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể chết đi, sinh ra, lớn lên đẻ con và chết đi.
  2. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới, già rồi chết đi.
  3. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới.
  4. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra và chết đi.

Câu 13. Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp              (2) thủy tức                  (3) đỉa

(4) trùng roi              (5) giun tròn                  (6) gián             (7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  1. 1.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 14. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là

  1. cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
  2. giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập.
  3. cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
  4. giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 15. Cho các trường hợp sau:

  • Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.
  • Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
  • Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.
  • Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.

Số phát biểu không đúng với sự hình thành tập tính học được là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 16. Trong các phát biểu sau:

  • Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh..
  • Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
  • Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng..
  • Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

  1. (1), (2) và (4).
  2. (1), (2), (3) và (4).
  3. (2), (3) và (4).
  4. (1), (2) và (3).

Câu 17. Ở người, phản ứng co ngón tay khi bị kim châm, thuộc loại phản xạ nào sau đây?

  1. Không điều kiện.
  2. Có điều kiện.
  3. Phản xạ phức tạp.
  4. Phản xạ không điều kiện hoặc phối hợp với phản xạ có điều kiện.

Câu 18. Cho các nội dung sau :

  1. Ứng động liên quan đến sinh trưởng tế bào.
  2. Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa).
  3. Sự đóng mở khí khổng.
  4. Sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh.
  5. Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.
  6. Cây nắp ấm bắt mồi.
  7. Là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào.

Trong các nội dung trên, số ứng động sinh trưởng:

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 19. Cho các phát biểu sau:

(1) Ngọn cây có tính hướng đất âm.

(2) Rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

(3) Rễ cây có tính hướng sáng âm.

(4) Ngọn cây có tính hướng sáng âm.

Số phát biểu đúng là :

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 1.

Câu 20. Hình thức học tập thông qua việc tạo nên mối liên hệ giữa các kinh nghiệm với nhau, được chia thành hai loại là điều kiện hoá đáp ứng và điều kiện hoá hành động là hình thức học tập

  1. in vết.
  2. quen nhờn.
  3. học liên hệ.
  4. giải quyết vấn đề

Câu 21. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

  1. Hướng sáng.
  2. Hướng đất
  3. Hướng nước.
  4. Hướng tiếp xúc.

Câu 22. So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật đa bào có những đặc điểm nào sau đây?

  • Diễn ra nhanh.
  • Phản ứng dễ nhận thấy.
  • Luôn có hệ thần kinh điều khiển.
  • Hình thức cảm ứng đa dạng.
  1. 1, 2, 3, 4.
  2. 1, 2, 4.
  3. 1, 3, 4.
  4. 1, 2, 3.

Câu 23. Tập tính bẩm sinh ở động vật có đặc điểm:

  1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi.
  2. Mang tính bản năng.
  3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống.
  4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).
  5. 1, 2, 3.
  6. 2, 3, 4.
  7. 1, 2, 4.
  8. 1, 3, 4.

Câu 24. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  1. học được.
  2. bẩm sinh.
  3. hỗn hợp.

D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.

Câu 25. Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  1. Tập tính kiếm ăn.
  2. Tập tính di cư.
  3. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
  4. Tập tính sinh sản.

Câu 26. Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

  1. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  2. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
  3. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.
  4. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất.

Câu 27. Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

  1. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
  2. Từ một quả cam thành hai quả cam.
  3. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
  4. Từ hạt thành hạt nảy mầm.

Câu 28. Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Sinh ra đã có.
  2. Mang tính bản năng.
  3. Dễ thay đổi.
  4. Được quy định trong kiểu gen.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Vẽ sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi bị chạm vào vật nhọn và con đường truyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ.

Câu 2. (1 điểm): Vì sao người ta thường xếp quả chín xen kẽ với quả xanh?

BÀI LÀM:

         ………………………… 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

2

2

0,5

2. Cảm ứng ở thực vật

3

1

2

6

1,5

3. Cảm ứng ở động vật

3

1

1

2

6

1

3,5

4. Tập tính ở động vật

3

1

2

6

1,5

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

2

1

3

0,75

6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3

2

,

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

CHỦ ĐỀ 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

1

20

Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Nhận biết được cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

2

C1, 14

Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

- Nhận biết được một số hình thức biểu hiện cảm ứng ở thực vật.

3

C5, 11, 19

Thông hiểu

Chỉ ra được phản ứng vận động không thuộc hướng động.

1

C21

Vận dụng

- Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn.

- Giải thích thí nghiệm về cảm ứng ở thực vật.

2

C18, 26

Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được các hình thức cảm ứng ở động vật.

- Nhận biết các dạng thụ thể trong cung phản xạ.

- Nhận biết quá trình dẫn truyền tin qua synapse hóa học.

3

C2, 8, 13

Thông hiểu

- Chỉ ra ví dụ về phản xạ có điều kiện.

- Vẽ sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi chạm vào vật nhọn và con đường truyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ.

1

1

C1

C16

Vận dụng

- Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở động vật để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

- Liên hệ Luật phòng, chống ma túy.

2

C17, 22

Tập tính ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật.

- Nhận biết được đặc điểm về pheromone.

- Nhận biết các tập tính bẩm sinh, học được.

3

C20, 23, 28

Thông hiểu

Chỉ ra một số hình thức học tập ở động vật.

1

C15

Vận dụng

Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống.

2

C6, 24

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

8

Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Nhận biết khái niệm vòng đời và tuổi thọ ở sinh vật.

2

C9, 12

Thông hiểu

Chỉ ra phát biểu không đúng về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển.

1

C27

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết cơ sở của sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Nhận biết hormone thực vật (khái niệm, vai trò, phân loại).

3

C3, 4, 10,

Vận dụng

- Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào trong thực tiễn.

2

C7

Vận dụng cao

- Giải thích vấn đề liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

1

C2

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay