Đề thi giữa kì 2 tin học 7 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 7 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối giữa kì 2 môn tin học 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
PHÒNG GD- ĐT … TRƯỜNG THCS… | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIN HỌC – KHỐI 7 Bộ: Chân trời sáng tạo Thời gian làm bài: 45 phút (16 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận) |
Ma trận
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |||
1 | Chủ đề 4. Ứng dụng Tin học | 1. Phần mềm bảng tính | 2 | 1 | 7,5% (0,75 đ) | ||||||
2. Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức | 2 | 1 | 1 | 17,5% (1,75 đ) | |||||||
3. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột | 3 | 2 | 1 | 1 | 52,5 % (5,25 đ) | ||||||
4. Sử dụng hàm để tính toán | 3 | 2 | 1 | 22,5% (2,25 đ) | |||||||
Tổng | 10 | 1 | 6 | 1 |
| 1 |
| 1 |
| ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
Trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
(Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
Khi nhập dữ liệu vào bảng tính MS Excel thì:
- Dữ liệu kiểu số sẽ mặc định căn lề trái.
- Dữ liệu kiểu kí tự sẽ mặc định căn lề trái.
- Dữ liệu kiểu ngày sẽ mặc định căn lề phải.
- Dữ liệu kiểu số và kiểu ngày sẽ mặc định căn lề phải.
Câu 2. Lựa chọn phát biểu đúng về tính năng của phần mềm bảng tính?
- Cho phép người dùng tạo ra những trang trình chiếu phục vụ thuyết trình.
- Xử lí thông tin được trình bày ở dạng bảng như tính toán, tìm kiếm, sắp xếp hay tạo biểu đồ, đồ thị biểu diễn dữ liệu.
- Cho phép thao tác soạn thảo các văn bản thô, định dạng phông chữ, màu sắc cùng với hình ảnh minh họa.
- Là phần mềm thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?
- Khối ô tính là một vùng hình chữ nhật gồm nhiều ô tính liền kề nhau.
- Khối ô tính có thể là một ô tính, một hàng, một cột.
- Khối ô tính phải nằm trên nhiều hàng, nhiều cột.
- Có nhiều cách để chọn khối ô tính.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?
- Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.
- Có thể sử dụng lệnh Copy, Paste để sao chép công thức khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến liền kề hoặc không liền kề với ô tính chứa công thức.
- Có thể sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đến không liền kề với ô tính chứa công thức.
- Khi sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nếu dữ liệu trong các ô tính này thay đổi thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại.
Câu 5. Sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự đúng để sao chép công thức.
- a) Nhấn nút lệnh Copy trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.
- b) Chọn ô tính chứa công thức cần sao chép.
- c) Chọn nút lệnh Paste trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.
- d) Chọn ô tính cần sao chép đến.
- a – b – c – d.
- b – a – d – c.
- d – a – b – c.
- b – c – d – a.
Câu 6. Trong bảng tính MS Excel, tại ô A5 ta nhập công thức =(A2+A3*2+A4*3)/6. Khi sao chép công thức này đến ô tính E5 thì kết quả nhận được tại ô E5 là:
- =(A2+A3*2+A4*3)/6
- =(A2+B3*2+C4*3)/6
- =(A5+B5*2+C5*3)/6
- =(E2+E3*2+E4*3)/6
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?
- Định dạng ô tính là thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu sắc và căn lề ô tính.
- Nút lệnh vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
- Nút lệnh để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
- Khi một ô tính đã được định dạng rồi thì không thể thay đổi lại định dạng khác được nữa.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Phần mềm bảng tính chỉ cho phép lựa chọn trang tính hiện thời.
- Phần mềm bảng tính cho phép lựa chọn trang tính hiện thời, vùng dữ liệu đang được chọn hay toàn bộ bảng tính.
- Phần mềm bảng tính không cho phép in vùng dữ liệu đang được chọn.
- Phần mềm bảng tính chỉ cho phép in toàn bộ trang tính.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai?
- Khi chèn thêm một hàng, hàng mới sẽ được chèn vào đúng vị trí hàng được chọn.
- Khi chèn thêm một cột, cột mới được chèn vào đúng vị trí cột được chọn.
- Có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
- Mỗi lần chèn chỉ chèn được một cột hoặc một hàng.
Câu 10. Thực hiện thao tác nào dưới đây sẽ xoá cột (hoặc hàng)?
- Nháy chọn một ô tính của cột (hoặc hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
- Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nhấn phím Delete.
- Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
- Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nháy nút lệnh Cut trên dải lệnh Home.
Câu 11. Nhấn tổ hợp phím nào sau đây sẽ cho phép mở bảng chọn thông số in?
- Ctrl + A
- Ctrl + B
- Ctrl + P
- Ctrl + C
Câu 12. Chọn đáp án đúng nhất.
Tham số được dùng trong công thức của một hàm có thể gồm:
- Số liệu cụ thể.
- Địa chỉ ô tính.
- Địa chỉ khối ô tính.
- Số liệu cụ thể, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính.
Câu 13. Chỉ ra phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT trong MS Excel:
- Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số, bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ, ô tính trống.
- Bắt buộc phải viết hoa tên các hàm tính toán.
- Sau tên hàm có thể sử dụng cặp dấu ngoặc vuông [ ] thay cho cặp dấu ngoặc tròn ().
- Khi dùng các hàm có sẵn trong MS Excel thì không cần viết dấu “=” trước tên hàm.
Câu 14. Các ô B2, C2, D2, E2 nhận các giá trị lần lượt là: 123, 55, “Tin học”, “Toán học”. Tại ô tính F2 gõ công thức =COUNT(B2:E2) ta sẽ được kết quả nào?
- 4
- 2
- #Value!
- #Name?
Câu 15. Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai?
- =SUM(2,5,7)
- =Sum(A3,C3:F3)
- =SuM(10,15,b2:B10)
- =sum”D2:D8”
Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?
- Ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.
- Có thể sao chép hàm bằng lệnh Copy, Paste hoặc sử dụng tính năng tự động điền dữ liệu (Autofil).
- Các công thức có sử dụng địa chỉ ô tính chỉ tính toán trên các ô dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.
- Các tham số của hàm thường cách nhau bởi dấu phẩy (,), tham số có thể là dữ liệu cụ thể, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính.
Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy nêu các cách sao chép công thức trong phần mềm bảng tính?
Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy thực hiện nối mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp:
Cột A |
| Cột B |
1) Để chèn thêm hàng (cột) mới, thực hiện chọn hàng (cột) tại vị trí cần thêm rồi chọn: | a) Home>Cells>Delete. | |
2) Để xóa một hàng (cột), thực hiện chọn hàng (cột) cần xóa, rồi chọn: | b) phím Delete trên bàn phím. | |
3) Để xóa dữ liệu trong các ô tính của hàng, cột, ta chọn hàng, cột cần xóa rồi chọn: | c) Home>Alignment>Merge & Center. | |
4) Để thực hiện lệnh gộp ô và căn giữa, ta chọn các ô cần gộp rồi chọn: | d) Home>Alignment>Wrap text. | |
5) Để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính, ta chọn: | e) Home>Cells>Insert. |
Câu 3. (2 điểm) Nêu các bước in dữ liệu trong bảng tính?
Câu 4. (1 điểm) Hãy điền vào chỗ chấm tính năng của mỗi hàm trong bảng dưới đây:
Tên hàm | Tính năng của hàm |
SUM | |
AVERAGE | |
MAX | |
MIN | |
COUNT |
……………. Hết …………….
=> Giáo án tin học 7 chân trời bài: Đề kiểm tra giữa học kì II (1 tiết)