Đề thi cuối kì 2 tin học 7 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 7 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 1 môn tin học 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TIN HỌC 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đầu ra của bài toán tìm kiếm một số trong dãy số cho trước là:
A. Số cần tìm
B. Dãy số và số cần tìm
C. Thông báo vị trí số được tìm thấy
D. Thông báo vị trí số được tìm thấy hoặc thông báo không tìm thấy số cần tìm
Câu 2. Khi ô tính xuất hiện lỗi hiển thị ##### là do:
A. Độ rộng cột quá hẹp
B. Độ rộng hàng quá hẹp
C. Độ rộng cột quá lớn
D. Độ rộng hàng quá lớn
Câu 3. Điều kiện để thực hiện thật toán tìm kiếm nhị phân là:
A. Dãy số chưa được sắp xếp.
B. Dãy số đã được sắp xếp không giảm.
C. Dãy số được sắp xếp không tăng.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 4. Các tham số của hàm có thể là?
A. Số
B. Địa chỉ ô
C. Địa chỉ vùng dữ liệu
D. Cả A, B và C
Câu 5. Đâu là tên của phần mềm thiết kế bài trình chiếu:
A. MS Paint
B. MS PowerPoint
C. MS Word
D. MS Excel
Câu 6. Trong phần mềm bảng tính, hàm là gì?
A. Là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc nhất định.
B. Là công thức có sử dụng địa chỉ ô tính.
C. Là công thức có sử dụng khối tính.
D. Là công thức không sử dụng địa chỉ ô tính.
Câu 7. Cho dãy số A = {24, 28, 14, 18, 19, 12, 19}. Để tìm kiếm số 39 trong dãy theo thuật toán tìm kiếm tuần tự cần thực hiện mấy lần lặp?
A. 5 lần
B. 6 lần
C. 7 lần
D. Không lần nào
Câu 8. Nhóm lệnh để định dạng ô tính trong dải lệnh Home là:
A. Clipboard và Font
B. Font
C. Alignmen
D. Font và Alignment
Câu 9. Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Làm công việc trở nên phức tạp hơn.
C. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 10. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp nổi bọt là:
A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất đưa về vị trí đầu tiên.
B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.
C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.
D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.
Câu 11. Hàm tìm giá trị lớn nhất có tên là?
A. SUM
B. AVERAGE
C. MAX
D. MIN
Câu 12. Khi tạo bài trình chiếu, em giới thiệu chủ đề của bài ở trang nào?
A. Title Slide
B. Content Slide
C. Title Only
D. Comparison
Câu 13. Để thay đổi bố cục trình bày của trang chiếu sau khi chọn trang chiếu ta chọn công cụ nào?
A. Newslides
B. Section
C. Reset
D. Layout
Câu 14. Cho dãy số xếp từ trái qua phải là; 20, 21, 17, 19. Cho biết với thuật toán sắp xếp chọn thì kết quả sau vòng lặp 1 là:
A. 20, 21, 17, 19
B. 17, 21, 20, 19
C. 17, 19, 20, 21
D. Không có đáp án đúng
Câu 15. Lệnh nào dùng để chèn hình ảnh vào trang chiếu?
A. Insert\Pictures
B. Insert\Video
C. Insert\Audio
D. Insert\Shapes
Câu 16. Sắp xếp thứ tự các bước tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu sau:
(1) Chọn hiệu ứng
(2) Chọn Animations
(3) Chọn thời điểm xuất hiện, thời lượng thực hiện hiệu ứng
(4) Thay đổi thứ tự xuất hiện
(5) Chọn đối tượng
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5
B. 5 – 2 – 3 – 1 – 4
C. 5 – 2 – 1 – 3 – 4
D. 3 – 1 – 2 – 5 – 4
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Nêu chức năng của các hàm sau: COUNT, MAX, SUM, AVERAGE?
Câu 2. (2 điểm): Việc nào sau đây nên làm, không nên làm? Giải thích lựa chọn của em.
a) Sử dụng thật nhiều hiệu ứng động trong bài trình chiếu.
b) Cần sử dụng hiệu ứng động một cách có chọn lọc để tăng tính hiệu quả cho nội dung và tạo ấn tượng người xem.
c) Nên sử dụng thống nhất hiệu ứng chuyển trang trong một bài trình chiếu.
d) Sử dụng càng nhiều hình ảnh minh họa trong bài trình chiếu càng tốt.
Câu 3. (2 điểm): Bạn em có một bộ 20 thẻ số, mỗi thẻ ghi một số khác nhau, được đặt úp trên bàn theo thứ tự giá trị các số tăng dần từ trái sang phải. Bạn đố em lật tìm được đúng một số trong 20 thẻ số đó chỉ với tối đa 5 lần lật.
a. Em có thực hiện được không? Vì sao?
b. Kẻ bảng minh hoạ cách làm của em.
Câu 4. (1 điểm): Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18. Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần và giảm dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Mô dãy số sắp xếp theo 2 chiều sau mỗi vòng lặp?
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: TIN HỌC 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm cột và xoá hàng | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 | 0 | 0,5 |
Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
|
| 3 | 1 | 1,75 | |
Bài 11. Tạo bài trình chiếu | 3 |
|
|
|
|
|
|
| 3 | 0 | 0,75 | |
Bài 12. Sử dụng ảnh minh hoạ, hiệu ứng động trong bài trình chiếu | 1 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2,5 | |
Bài 13. Thuật toán tìm kiếm | 2 |
| 1 |
|
| 1 |
|
| 3 | 1 | 2,75 | |
Bài 14. Thuật toán sắp xếp | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 3 | 1 | 1,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 16 | 4 | 20 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
=> Giáo án tin học 7 chân trời bài: Đề kiểm tra học kì II