Đề thi cuối kì 2 tin học 7 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 7 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn tin học 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: TIN HỌC 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Chủ đề

Nội dung kiến thức/ kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 4. Ứng dụng tin học

Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột

2

       

2

0

5% (0,5đ)

Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán

2

1

1

     

3

1

17,5% (1,75đ)

Bài 11. Tạo bài trình chiếu

2

  

1

    

2

1

25% (2,5đ)

Bài 12. Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu

2

 

1

     

3

0

7,5% (0,75đ)

Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Bài 13. Thuật toán tìm kiếm

2

 

1

  

1

  

  3

1

27,5% (2,75đ)

Bài 14. Thuật toán sắp xếp

2

 

1

    

1

3

1

17,5% (1,75đ)

Tổng

12

1

4

1

0

1

0

1

16

4

100% (10 điểm)

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

40%

60%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: TIN HỌC 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

  1. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai?

  1. Định dạng ô tính là thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu sắc và căn lề ô tính
  2. Nút lệnh vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả
  3. Nút lệnh để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính
  4. Khi một ô tính đã được định dạng rồi thì không thể thay đổi lại định dạng khác được nữa

Câu 2. Thực hiện thao tác nào dưới đây sẽ xóa cột (hoặc hàng)?

  1. Nháy chọn một ô tính của cột (hoặc hàng) cần xóa rồi chọn Home>Cells>Delete
  2. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xóa rồi nhấn phím Delete
  3. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xóa rồi chọn Home>Cells>Delete
  4. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xóa rồi nháy nút lệnh Cut trên dải lệnh Home.

Câu 3. Giả sử các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 chứa các dữ liệu lần lượt là: “Hà Nội”, “Nam Định”, “TP Hồ Chí Minh”, 2022, 2023. Tại ô tính A6, ta nhập =COUNT(A1:A5) kết quả sẽ là:

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. #VALUE!

Câu 4. Cho bảng số liệu thi đua hàng tuần của khối 7 như hình sau:

Để tính tổng điểm tại ô tính H3, công thức nào dưới đây không cho kết quả đúng?

  1. =SUM(C3:G3)
  2. =SUM(C3:G3, G3)
  3. =SUM(C3, D3, E3, F3, G3)
  4. =C3+D3+E3+F3+G3

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây đúng nhất?

  1. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste. 
  2. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill). 
  3. Có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste hoặc chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
  4. Không phải hàm nào cũng có thể sao chép được.

Câu 6.  Trong dải lệnh Home, nhóm lệnh nào gồm các lệnh dùng để tạo cấu trúc phân cấp trong trình bài trình chiếu?

  1. Style
  2. Font
  3. Paragraph
  4. Editing

Câu 7. Khi đang ở chế độ soạn thảo, để trình chiếu từ trang đầu, ta gõ phím nào sau đây trên bàn phím?

  1. Enter.
  2. F5.
  3. F2.
  4. Tab.

Câu 8. Có thể tạo hiệu ứng động cho:

  1. Trang trình chiếu.
  2. Hình ảnh trên trang trình chiếu.
  3. Văn bản trên trang trình chiếu.
  4. Cả ba phương án A, B và C.

Câu 9. Cho các thao tác sau: 

(1) Chọn trang trình chiếu.

(2) Chọn Transitions> Transition to This Slide>Split. 

Các thao tác này sẽ thực hiện: 

  1. tạo hiệu ứng động cho một đối tượng trong trang trình chiếu. 
  2. tạo hiệu ứng chuyển trang cho trang trình chiếu trong bài trình chiếu. 
  3. đưa hình ảnh hoặc âm thanh vào bài trình chiếu. 
  4. định dạng cách bố trí các khối văn bản, hình ảnh, đồ thị, ... trên một trang trình chiếu.

Câu 10. Với dãy số lần lượt là: 12, 14, 15, 18, 19, 21, 24, 25, 26. Nếu thực hiện theo thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 21 ta cần thực hiện mấy lần lặp?

  1. 2 lần
  2. 3 lần
  3. 4 lần
  4. 5 lần

Câu 11. Chọn phát biểu sai?

  1. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
  2. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
  3. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
  4. Việc chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.

Câu 12. Trong tìm kiếm nhị phân, thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?

  1. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.
  2. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.
  3. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.
  4. Số lượng thẻ của dãy : 2.

Câu 13. Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không tăng bằng cách lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu:

  1. Số đứng trước lớn hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
  2. Số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
  3. Số đứng trước lớn hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
  4. Số đứng trước nhỏ hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.

Câu 14. Chọn phương án sai.

Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:

  1. Giúp công việc đơn giản hơn.
  2. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
  3. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
  4. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.

Câu 15.  Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số giảm dần bằng cách lặp đi lặp lại quá trình: 

  1. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó. 
  2. Chọn số lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.
  3. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.
  4. Đổi chỗ 2 số liền kề nếu chúng sai thứ tự.

Câu 16. Sau khi thực hiện vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số sau theo thứ tự tăng dần ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 19, 16, 18, 15

  1. 19, 16, 15, 18.
  2. 16, 19, 15, 18.
  3. 19, 15, 18, 16.
  4. 15, 19, 16, 18.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Em hãy nêu các bước theo thứ tự để nhập hàm trực tiếp vào ô tính?

Câu 2. (2 điểm) Ghép thao tác tạo hiệu ứng đối tượng cột bên trái với mô tả tương ứng ở cột bên phải phù hợp.

Thao tác

Mô tả

1) 1. Nháy chọn đối tượng

2. Animations>Add Effect>More Entrance Effects

a) Thiết lập hiệu ứng nhấn mạnh đối tượng

2) 1. Nháy chọn đối tượng

2. Animations>Add Effect>More Emphasis Effects

b) Thiết lập hiệu ứng di chuyển đối tượng

3) 1. Nháy chọn đối tượng

2. Animations>Add Effect>More Exit Effects

c) Thiết lập hiệu ứng xuất hiện đối tượng

4) 1. Nháy chọn đối tượng

2. Animations>Add Effect>More Motion Paths

d) Thiết lập hiệu ứng biến mất đối tượng

Câu 3 (2 điểm). Bạn em có một bộ 20 thẻ số, mỗi thẻ ghi một số khác nhau, được đặt úp trên bàn theo thứ tự giá trị các số tăng dần từ trái sang phải. Bạn đố em lật tìm được đúng một số trong 20 thẻ số đó chỉ với tối đa 5 lần lật. Em có thực hiện được không? Vì sao?

Câu 4 (1 điểm). Hãy sắp xếp dãy số 22, 16, 31, 12, 16, 20 theo thứ tự không tăng bằng thuật toán sắp xếp nổi bọt. Ghi kết quả của các vòng lặp vào bảng sau đây (ví dụ như các dòng 1, 2).

Vòng lặp

Dãy chưa sắp xếp

Cặp số so sánh đầu tiên

Đổi chỗ cặp số đầu tiên (có/không)

Dãy số có số lớn nhất đã ở đúng vị trí

1

22, 16, 31, 12, 16, 20

16, 20

31, 22, 16, 20, 12, 16

2

22, 16, 20, 12, 16

12, 16

22, 20, 16, 16, 12

     
     
     

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay