Đề thi cuối kì 2 tin học 7 chân trời sáng tạo (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 7 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 cuối kì 1 môn tin học 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TIN HỌC 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Công cụ nào sau đây để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính?
A. Insert
B. Merge & Center
C. Wrap Text
D. Delete
Câu 2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?
A. Một lần.
B. Hai lần.
C. Mười lần.
D. Nhiều lần.
Câu 3. Tổ hợp phím có tác dụng để in dữ liệu là:
A. Ctrl + V
B. Ctrl + S
C. Ctrl + F
D. Ctrl + P
Câu 4. Chỉ ra phương án sai?
Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Làm công việc trở nên phức tạp hơn.
C. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 5. Khi sử dụng hàm:
A. Có thế sao chép hàm như sao chép công thức.
B. Không thể sao chép hàm như sao chép công thức.
C. Chỉ sao chép được hàm khi hàm chỉ chứa công thức.
D. Chỉ sao chép được hàm khi hàm chỉ chứa dữ liệu cụ thể.
Câu 6. Để tạo hiệu ứng chuyển trang ta chọn dải lệnh nào?
A. Home
B. Design
C. Transitions
D. Animations
Câu 7. Để thay đổi bố cục trang chiếu ta chọn lệnh nào?
A. Chọn Home > Layout
B. Chọn Home > Newslide
C. Chọn Insert > Layout
D. Chọn Insert > Shapes
Câu 8. Trong bảng điểm môn Tin học, để tính điểm trung bình môn Tin cho mỗi học sinh và tìm ra học sinh có điểm trung bình cao nhất, thấp nhất ta cần sử dụng lần lượt các hàm nào?
A. AVERAGE, SUM, COUNT
B. AVERAGE, MAX, MIN
C. MAX, MIN, COUNT
D. SUM, MAX, MIN
Câu 9. Mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10. Thẻ lệnh nào chứa lệnh chèn hình ảnh vào trang chiếu?
A. Home
B. Insert
C. Design
D. View
Câu 11. Tại mỗi bước lặp, thuật toán tìm kiếm nhị phân sẽ:
A. Thu hẹp danh sách tìm kiếm chỉ còn một nửa.
B. Danh sách sẽ được sắp xếp lại.
C. Các phần tử trong danh sách sẽ giảm một nửa.
D. Đáp án khác.
Câu 12. Các tham số trong hàm ngăn cách nhau bởi dấu:
A. Dấu chấm (.)
B. Dấu chấm phẩy (;)
C. Dấu phẩy (,)
D. Không đáp án nào đúng
Câu 13. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp chọn là:
A. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.
B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.
C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.
D. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) trong dãy chưa sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
Câu 14. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 15. Trang đầu tiên trong bài trình chiếu được gọi là?
A. Trang mở đầu
B. Trang nội dung
C. Trang tiêu đề
D. Trang văn bản
Câu 16. Để tạo một trang chiếu mới em sử dụng công cụ gì?
A. File > New
B. File > Open
C. Home > New Slide
D. Home > Layout
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Nêu một số hàm cơ bản, thông dụng và chức năng của chúng. Cần phải lưu ý điều gì khi sử dụng các hàm này?
Câu 2. (2 điểm): Đánh dấu X vào các cột Đúng/Sai tương ứng và giải thích:
Phát biểu | Đúng | Sai |
a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người xem. | ||
b) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang. | ||
c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh họa càng tốt. | ||
d) Không cần lưu ý đến bản quyền từ hình ảnh. |
Câu 3. (2 điểm):
Cho bảng điểm môn Tin học của tổ một như sau:
TT | Họ và tên | Điểm |
1 | Nguyễn Châu Anh | 7,5 |
2 | Nguyễn Phương Chi | 9,0 |
3 | Hà Minh Đức | 8,0 |
4 | Văn Minh Hằng | 8,5 |
5 | Ngô Phương Thảo | 9,5 |
6 | Ngô Hà Trang | 10 |
a. Sắp xếp lại danh sách theo thứ tự tăng dần của Điểm.
b. Hãy liệt kê các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được 9,5 môn Tin học. Cho biết tên học sinh đó.
Câu 4. (1 điểm): Cho dãy số: 6, 4, 5, 3. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy tăng dần thì sau bao nhiêu vòng lặp thuật toán sẽ kết thúc?
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: TIN HỌC 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học | Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm cột và xoá hàng | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 | 0 | 0,5 |
Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
|
| 3 | 1 | 1,75 | |
Bài 11. Tạo bài trình chiếu | 3 |
|
|
|
|
|
|
| 3 | 0 | 0,75 | |
Bài 12. Sử dụng ảnh minh hoạ, hiệu ứng động trong bài trình chiếu | 1 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2,5 | |
Bài 13. Thuật toán tìm kiếm | 2 |
| 1 |
|
| 1 |
|
| 3 | 1 | 2,75 | |
Bài 14. Thuật toán sắp xếp | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 3 | 1 | 1,75 | |
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 16 | 4 | 20 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
=> Giáo án tin học 7 chân trời bài: Đề kiểm tra học kì II