Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 1 Bài 1: Vai trò, thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi (P2)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi bộ sách cánh diều CĐ 1 Bài 1: Vai trò, thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
Hoạt động 4. Tìm hiểu triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm: HS ghi vào vở triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung mục IV SGK trang 11, 12 và trả lời câu hỏi: Trong tương lai, công nghệ sinh học trong chăn nuôi sẽ được phát triển và ứng dụng theo hướng nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại nội dung triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi. |
4. Triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi - Hướng công nghệ thúc đẩy ngành chăn nuôi của Việt Nam theo hướng: + Nhân nhanh giống vật nuôi năng suất cao, phẩm chất tốt, bảo tồn và phục tráng một số giống vật nuôi quý hiếm. + Tạo ra các động vật biến đổi gene cho năng suất và chất lượng vượt trội, mang một số đặc tính mới, có thể dùng sản xuất nội tạng ghép cho người, dược liệu và một số sản phẩm hữu ích khác. + Chẩn đoán bệnh vật nuôi, chế tạo vaccine và thuốc kháng sinh giúp nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi. + Sản xuất và chế biến thức ăn, sản phẩm bổ sung nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ phòng, trị bệnh cho vật nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. + Thúc đẩy chăn nuôi theo quy mô lớn, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP,... |
- C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập luyện tập.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi luyện tập.
- Sản phẩm: HS hoàn thành được các bài Luyện tập SGK.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi mục Vai trò công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 7:
+ Những công nghệ sinh học nào được ứng dụng để chế biến, sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh, sản xuất thức ăn chăn nuôi?
+ Hãy phân tích tác dụng của chế phẩm sinh học trong Hình 1.2.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Những công nghệ sinh học được ứng dụng để chế biến, sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh, sản xuất thức ăn chăn nuôi là công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, công nghệ protein,...
+ Chế phẩm sinh học giúp:
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Bổ sung enzyme tiêu hóa.
- Bổ sung dinh dưỡng.
- Kích thích tiêu hóa và hấp thu hiệu quả.
- Tăng cường miễn dịch.
- Cần bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi mục Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 9 – 11:
+ Hãy mô tả quá trình tạo cừu biến đổi gene sản sinh protein người trong sữa.
+ Hãy mô tả quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly.
+ Thức ăn, sản phẩm bổ sung chăn nuôi được sản xuất, chế biến bằng công nghệ vi sinh có những tác dụng gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Tạo vector chứa gene người rồi chuyển vào tế bào soma của cừu => Nuôi cấy tế bào soma của cừu trong môi trường nhân tạo => Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gene (chứa DNA tái tổ hợp) => Lấy nhân tế bào chuyển gene cho vào tế bào trứng đã bị loại nhân => Chuyển vào phôi rồi đưa vào tử cung của cừu mẹ => Cừu chuyển gene có sữa chứa protein người.
+ Lấy nhân tế bào tuyến vú của cừu mặt trắng và tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cừu mặt đen => Dung hợp bằng xung điện cao cấp để tạo phôi => Cấy phôi vào dạ con của cừu mặt đen mang thai hộ => Cừu Dolly.
+ Vai trò:
- Tăng nồng độ dinh dưỡng của khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Nâng cao khả năng tiêu hoá hấp thu của con vật bằng cách sử dụng các enzyme bổ sung vào thức ăn.
- Tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm cho thức ăn của vật nuôi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi mục Triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 12: Làm thế nào để bảo tồn các giống lợn nội ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Để bảo tồn các giống lợn nuôi ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng, có thể sử dụng phương pháp nhân bản vô tính, hoặc sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để tăng năng suất sinh sản của lợn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Củng cố kiến thức cơ bản, kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức.
- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của HS.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi vận dụng.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi mục Vai trò công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 8: Hãy nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi ở địa phương em. Việc ứng dụng công nghệ đó đã mang lại hiệu quả gì trong chăn nuôi?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Sử dụng hệ thống biogas để xử lí chất thải từ vật nuôi giúp giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra khí đốt, năng lượng tái tạo, phục vụ sinh hoạt của người dân.
+ Sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo trên bò, bê sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mang lại giá trị kinh tế cao hơn loại thông thường.
+ Sử dụng chế phẩm sinh giúp tăng cường miễn dịch cho vật nuôi, kích thích tiêu hóa, giúp vật nuôi phát triển tốt hơn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi mục Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 11:
+ Hãy tìm hiểu các loại vaccine, thuộc kháng sinh, thuốc phòng bệnh cho vật nuôi được bán trên thị trường hiện nay.
+ Ở địa phương em đang dùng những loại chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung chăn nuôi nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Các loại vaccine, thuốc kháng sinh, thuốc phòng bệnh cho vật nuôi được bán trên thị trường hiện nay:
- Một số loại vắc-xin: lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, vắc xin dại,...
- Các loại thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin,..
+ Ở địa phương em đang sử dụng các loại chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung chăn nuôi như:
- Các enzyme: amylase, maltase, protease (phân giải tinh bột, đường maltose, protein).
- Các loại axit được đưa vào thức ăn của lợn con, gà con như fumaric, xitric, malic, lactic giúp hạ thấp độ pH ở dạ dày, giảm vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hoá.
- Các vi khuẩn probiodic thường được đưa vào thức ăn: Lactobacilus, Enterococuccus, Pediococcus, Pediococcus, Bacillus và các chủng nấm men thuộc loài Sacharomyces cerevisiae,... giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng có hại của các vi khuẩn gây bệnh đến vật nuôi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi mục Triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 12: Những lĩnh vực công nghệ sinh học nào có thể phát triển mạnh ở địa phương em?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Những lĩnh vực công nghệ sinh học có thể phát triển mạnh ở địa phương em: công nghệ vi sinh, công nghệ biogas,...
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm