Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi bộ sách cánh diều CĐ 2 Bài 5: Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO CHIM CẢNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chim cảnh phổ biến.
  • Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho giống chim cảnh.
  • Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh.
  • Thực hiện được một công việc trong nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh.
  • Yêu thích công việc nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SCĐHT để trả lời câu hỏi.
  • Làm việc theo nhóm: thảo luận để trả lời các câu hỏi, tìm hiểu các thông tin, viết báo cáo và thuyết trình về nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho chim cảnh.

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chim cảnh phổ biến.
  • Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho giống chim cảnh.
  • Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh.
  • Thực hiện được một công việc trong nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích công việc nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  • Giúp đỡ, chia sẻ, hợp tác với bạn bè khi thảo luận.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV.
  • Hình ảnh, video về một số giống mèo phổ biến hiện đang được nuôi ở Việt Nam; một số hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho chim cảnh.
  • Dụng cụ, nguyên liệu vật tư cần thiết cho bài thực hành chuẩn bị đồ chơi cho chim yến phụng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho chim cảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS về chủ đề bài học.

- HS kể được tên và mục đích nuôi một số giống chim cảnh.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu hình ảnh một số giống chim cảnh và đặt vấn đề: Hãy kể tên một số giống chim cảnh mà em biết.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Những loại chim thường được nuôi làm cảnh: chim sáo, chim họa mi, chim vẹt, chim cu gáy, ...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Thiên phú cho loài chim có bộ lông đẹp, nhiều màu sắc, tiếng hót véo von, … Bởi lẽ ấy mà nhiều loài chim đã trở thành người bạn của nhiều gia đình. Không giống chó hay mèo, loài chim có những yêu cầu kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc riêng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh Bài 5: Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho chim cảnh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số giống mèo bản địa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của chim chào mào, chim vàng anh, vẹt và chim yến phụng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở một số giống chim cảnh phổ biến.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong Mục 1 trang 42, 43 SCĐHT và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức sau.

1. Hãy nêu những điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của chim chào mào.

2. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của chim vàng anh.

3. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của vẹt.

4. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của chim yến phụng.

- GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu thêm một số loài chim và đặc điểm của chúng: https://toplist.vn/top-list/loai-chim-canh-pho-bien-nhat-viet-nam-9949.htm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Mục 1 trang 42 - 44 SCĐHT

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhắc lại một số giống chim cảnh phổ biến.

1. Một số giống chim cảnh phổ biến

1.1 Chim chào mào

- Nguồn gốc: các nước nhiệt đới, có hơn 20 giống chào mào khác nhau.

- Đặc điểm: Phần mào hình tam giác nhô lên, lông mào màu nâu nhạt ở thân trên, đậm dần ở đầu và mào, bụng có màu trắng đục.

- Yêu cầu về điều kiện sống: sống theo bầy đàn, ăn côn trùng nhỏ và hoa quả.

1.2. Chim vàng anh (hoàng anh)

- Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới Nam A, Ấn Độ và Đông Indonesia.

- Đặc điểm: Kích thước nhỏ, bay nhanh. Lông vàng pha chút đen ở cánh và mắt. Có 16 giọng hót thánh thót.

- Yêu cầu về điều kiện sống: Độc lập, không theo bầy đàn, chỉ mùa đông mới cùng nhau di cư đến vùng ấm. Ăn tạp, có thể ăn sâu bọ, hoa quả và mật ong.

1.3. Vẹt

- Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới, có giống vẹt khác nhau.

- Đặc điểm: Bộ lông khá lài và pha trộn nhiều màu. Có tiếng hót đơn âm, khá giống người, có thể bắt chước tiếng nói của người. Tuổi thọ khá cao, kích thước con trưởng thành khoảng 20 – 30 cm, nặng 1,2 – 2 kg.

- Yêu cầu về điều kiện sống: Vẫn còn nhiều đặc tính hoang dã, thức ăn đơn giản là các loại hạt, rau, hoa quả, cá biệt một số vẫn ăn thịt.

1.4. Chim yến phụng

- Nguồn gốc: Hồng Kông và Australia, thuốc nhóm vẹt đuôi dài

- Đặc điểm: Nhỏ bé, trưởng thành dài khoảng 18 cm. Đầu khá tròn; mỏ dài quặp xuống; mắt sáng màu đen. Bộ lông sặc sỡ, kết hợp với nhiều màu sắc.

- Yêu cầu về điều kiện sống: Sống theo cặp, gắn bó lâu dài và sinh sản quanh năm. Ăn tạp, ăn côn trùng, quả mọng, các loại hạt ngũ cốc, …

Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh

  1. Mục tiêu: HS nêu được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho chim cảnh.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV; HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm: HS ghi vào vở quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2 trang 44 SCĐHT và trả lời yêu cầu:

Hãy nêu quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho chim cảnh.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các cách phòng trị bệnh cho chim cảnh:

https://camchimthuytuan.vn/nguyen-tac-va-cach-phong-chong-benh-cho-chim-canh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi SGK.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt độngthảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày: Mục 2 trang 44 SCĐHT.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhắc lại quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh.

2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh

2.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất

Chuẩn bị lồng, nơi đặt lồng, bát ăn, bát uống, khay tắm, sào đậu, đồ chơi và các phụ kiện khác.

2.2. Chọn con giống

Con giống có xuất xứ rõ ràng, mang các đặc điểm ngoại hình như mong muốn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.

2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc

- Nuôi dưỡng:

+ Các loại hạt ngũ cốc, hoa quả, côn trùng, thậm chí cả thịt với một số loài chim nhất định.

+ Thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn tự chế biến đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng, kết cấu và hương vị.

+ Khối lượng thức ăn và cách cho ăn tuỳ theo giống và tuổi chim. Nước uống đảm bảo sạch sẽ và cung cấp thường xuyên.

- Chăm sóc:

+ Cho chim cảnh ăn uống đầy đủ, đúng cách; đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn cho chim,.. huấn luyện cho chim một số thói quen tốt; thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ.

+ Cần lưu ý đảm bảo an toàn khi chăm sóc chim cảnh, đặc biệt với những giống hung dữ hoặc khi con vật đang có dấu hiệu bất thường.

2.4. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh cho chim bằng cách đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh, dùng vaccine hay thuốc phòng bệnh tuỳ theo trường hợp cụ thể.

- Khi chim có dấu hiệu bất thường cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

Xem thêm các bài khác

CHUYÊN ĐỀ 1. CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

CHUYÊN ĐỀ 2. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Chat hỗ trợ
Chat ngay