Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi (P4)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi bộ sách cánh diều CĐ 1 Bài 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi (P4). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức cơ bản, kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức.

- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của HS.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi vận dụng.
  2. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK.
  3. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi Ứng dụng công nghệ sinh sản trong chọn và nhân giống vật nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 14, 16: 

+ Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam như thế nào?

+ Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được ứng dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Việt Nam áp dụng vào công nghệ cấy truyền phôi ở bò sữa: Cấy truyền phôi bò đã được nghiên cứu, ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1980 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Kim Giao đã thành công trong kỹ thuật cấy truyền phôi trên bò (1994) và kỹ thuật cắt phôi tạo ra 2 con bê sữa từ một trứng (2002). Cho đến nay, một số kỹ thuật đã được công bố gồm:

  • Số phôi thu được trên một lần xử lý là 3,3 phôi. 74,7% số phôi thu được có thể sử dụng cho cấy truyền phôi.
  • Tỷ lệ thành công khi cấy phôi tươi là 27 - 29%, phôi đông lạnh 40 - 45%. Trung bình khoảng 35%.
  • Tỷ lệ bò đẻ bình thường so với bò mang thai từ cấy phôi khoảng 80% (mất phôi, sảy thai, đẻ non khoảng 20%).
  • Số trứng thu được từ một bò trên một lần xử lý 6 - 11 trứng, trung bình 7 trứng.
  • Kết quả nuôi trứng chín đạt 70 - 79%, trung bình 75%.
  • Tỷ lệ thụ tinh invitro 23,1 - 50,6%, trung bình 35%.
  • Tỷ lệ hợp tử phát triển đến phôi dâu và phôi nang 19,6 - 32,4%, trung bình 26%.
  • Tỷ lệ cắt thành công phôi dâu và phôi nang sớm 56,6%.
  • Tỷ lệ thụ tinh invitro từ tinh bò phân biệt giới tính đạt 29,9%.
  • Tỷ lệ tạo dâu và phôi nang đạt 35%.

+ Trang trại bò áp dụng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên ở Việt Nam - Tập đoàn TH True milk.

  • Tại Việt Nam, việc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho gia súc đã được Tập đoàn TH thực hiện - doanh nghiệp hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi như: Có cụm trang trại chăn nuôi hiện đại, công nghệ cao; có đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con, trong đó có những bò với tiềm năng di truyền tốt; trang thiết bị công nghệ cao đồng bộ, hiện đại; những cánh đồng nguyên liệu rộng lớn,…
  • Việc áp dụng công nghệ IVF không chỉ có ý nghĩa lớn đối với Tập đoàn TH, mà còn đối với ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Lý do là công nghệ này sẽ giúp nhân giống nhanh, chủ động được việc sản xuất bò sữa giống với giá thành chỉ bằng 1/2 - 2/3 bò sữa nhập khẩu; giảm chi phí nhập khẩu; giảm bệnh tật ở bò từ nước ngoài du nhập vào; biết rõ chất lượng bò sữa giống.
  • Ngoài năng suất, bò sữa ra đời từ phôi thụ tinh ống nghiệm còn có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường sống nóng ẩm ở Việt Nam. TH chăn nuôi bò sữa tốt, đương nhiên ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam cũng sẽ tốt hơn nhờ năng suất sữa cao hơn, chất lượng sữa tốt hơn, cung cấp giống bò sữa tốt cho người chăn nuôi bò sữa toàn quốc… TH chỉ chọn 3,5 - 10% trong tổng đàn với những con bò sữa tốt nhất để thực hiện IVF. Theo từng năm, năng suất và chất lượng giống sẽ được nâng lên cao. Từ đó, TH không chỉ cung cấp phôi đông lạnh và con giống cho các trang trại của mình mà còn cung cấp cho các trang trại bò sữa, thậm chí xuất khẩu đi các nước.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi mục Ứng dụng công nghệ lên men lỏng trong chế biến thức ăn chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK trang 16: Dựa trên quy trình công nghệ lên men lỏng, hãy áp dụng để chế biến thức ăn lên men cho lợn dựa trên các nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cám gạo, khoai, bã bia, bã đậu,...
  • Rau muống, dọc khoai, cỏ voi,...
  • Bột ngô, bột sắn.
  • Khoai, bí đỏ,...

+ Bước 2:

  • Sơ đồ chế biến thức ăn lên men lỏng cho các khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh:

 

  • Sơ đồ chế biến thức ăn lên men lỏng cho các nguyên liệu thức ăn tinh và thức ăn thô:

Chuẩn bị nguyên liệu thức ăn

Chuẩn bị dụng cụ lên men

 

Bột ngô, cám gạo, sắn, khoai lang hoặc các phụ phẩm khác như bã đậu, bã bia; Rau, bèo,....

Trộn nguyên liệu với nước

Tỉ lệ 1kg thức ăn: 2,5kg nước

 

Sử dụng giống khởi động hoặc để men tự nhiên

Lên men: 25 - 30oC

 

Kiểm tra chất lượng thức ăn lên men trước khi cho ăn

Cho ăn theo nhu cầu của vật nuôi

 

Phối trộn: Thức ăn sau khi lên men + protein, khoáng, vitamin

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi mục Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng bệnh, trị bệnh cho vật nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi  phần Vận dụng SGK trang 18: Nếu em là người quản lí phòng thí nghiệm nghiên cứu về vaccine thì em sẽ đưa ra những quy định gì để đảm bảo an toàn cho các cán bộ nghiên cứu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Tuân thủ các yêu cầu về an toàn sinh học (khử trùng, quản lí chất thải,...).

+ An toàn lao động.

+ Kiểm tra sức khỏe định kì.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Trả lời câu hỏi mục Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi  phần Vận dụng SGK trang 22: Quan sát sơ đồ quy trình Hình 2.13, hãy thiết kế quy trình làm đệm lót sinh học cho một chuồng nuôi lợn thịt dựa trên các nguyên liệu sẵn có tại địa phương em.

Bước 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Bước 2. Chuẩn bị dịch men giống

Bước 3. Tiến hành làm đệm lót

Bước 4. Kiểm tra và sử dụng

- Mùn cưa, rơm, trấu, lõi ngô,...

- Xử lí sạch, không mốc, hỏng,...

- Nghiền nhỏ, kích thước: 5 – 10mm.

Chế phẩm vi sinh: tỉ lệ bổ sung 1kg/20m2 chuồng à trộn đều với bột ngô hoặc cám gạo 10kg à bổ sung nước 100L à lên men trong 2 – 3 ngày ở 25 – 30oC.

- Với đệm lót dày 60cm chia 3 lớp, làm lần lượt từng lớp từ dưới lên: nguyên liệu + dịch men à bổ sung nước cho đủ độ ẩm 50 – 55%.

- Đậy bạt, để lên men 5 – 7 ngày.

- Kiểm tra đệm lót: đệm ấm, không mốc.

- Đảo, xới đệm lót, sau 6 – 12 giờ.

à Thả lợn vào nuôi

Hình 2.13. Quy trình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

Gợi ý:

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước Ôn tập Chuyên đề 1: Công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

Xem thêm các bài khác

CHUYÊN ĐỀ 1. CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

CHUYÊN ĐỀ 2. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Chat hỗ trợ
Chat ngay