Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 1 Phần 1: Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách cánh diều CĐ 1 Phần 1: Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

 

Hoạt động 3: Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS phát triển đề tài và nội dung nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS tiến hành nghiên cứu về một nội dung vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: Những thông tin mà HS thu nhận được
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3: Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Hoạt động 1: Từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài, nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. HS theo dõi và trả lời câu hỏi sau :

+ Ý tưởng nghiên cứu hình thành từ đâu?

+ Trình bày mối quan hệ giữa ý tưởng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu?

+ Việc xác định đề tài nghiên cứu có ảnh hưởng gì đến nội dung nghiên cứu?

+ Trình bày mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam

-  GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS. HS theo dõi và trả lời câu hỏi sau :

- GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm 1: Nghiên cứu về nội dung cảm hứng trong văn học trung đại Việt Nam?

+ Nhóm 2: Nghiên cứu một vấn đề về thể loại văn học, kiểu văn bản trong văn học trung đại Việt Nam.

+ Nhóm 3: Nghiên cứu một số vấn đề về ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.

+ Nhóm 4: Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học trung đại Việt Nam?

+ Nhóm 5: Nghiên cứu một vấn đề về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

III. Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

a.   Từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài, nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

-  Ý tưởng nghiên cứu có thể được hình thành trong quá trình học tập, đọc tài liệu khi có những băn khoăn thắc mắc chưa được giải quyết  hoặc khi có những vấn đề cần được làm sáng tỏ. Ý tưởng nghiên cứu có thể do học sinh tự tìm cũng có thể do thầy cô giáo gợi ý hoặc giao nhiệm vụ học tập.

-  Ví dụ:

+ Trong quá trình học tập HS tiếp xúc với nhiều văn bản có nội dung yêu bước từ đó hình thành ý tưởng nghiên cứu về vai trò, vị trí đặc điểm của nội dung yêu nước trong văn học trung đại.

+ Hiện tượng nhiều câu thơ của Truyện Kiều sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày ở nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi trong xã hội đương đại có thể đem đến ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều.

-  Sau khi hình thành ý tưởng nghiên cứu cần xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài là sự cụ thể hóa những tiền đề và khả năng có thể biết. Ví dụ từ ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều có thể hình thành đề tài nghiên cứu: Sự kết hợp giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương trong Truyện Kiều, ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều….

-  Mối quan hệ giữa ý tưởng và đề tài nghiên cứu (Phụ lục bảng 1)

-  Sau khi đã xác định được đề tài sẽ xác định được nội dung nghiên cứu. Cần đặt ra các câu hỏi giả thiết nghiên cứu góp phần xác định mục đích, phạm vi, nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích gì, phạm vi đến đâu, nội dung nào cần nghiên cứu…..

-   Mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu. (Phụ lục bảng 2)

1.   Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam

-                     Nhóm 1: Nghiên cứu về một nội dung cảm hứng trong văn học trung đại Việt Nam : cảm hứng yêu nước cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thiên nhiên

+ Cảm hứng yêu nước có thể nghiên cứu nội dung: ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào thời đại, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, tư tưởng trung quân ái quốc…

+ Cảm hứng nhân đạo: Tinh thần yêu thương hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh, lên an những thế lực chà đạp lên cuộc sống của người lương thiện, nhất là phụ nữ, nêu lên khát vọng sống khát vọng hanh phúc, khát vọng tự do, khát vọng công lý chính nghĩa…

+ Cảm hứng thiên nhiên: đề tài về tùng cúc, trúc, mai, đề tài về địa danh, phong cảnh đất nước, đề tài về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông…..

-       Nhóm 2: nghiên cứu một vấn đề vể thể loại văn học, kiểu văn bản trong văn học trung đại Việt Nam

+ THể loại tự sự: có thể nghiên cứu về truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, thơ Nôm…

+ Thể loại trữ tình: thơ chữ Đường luật, thơ nôm đường luật.

+ Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội, nghị luận văn học trung đại qua một số tác phẩm.

-                    Nhóm 3: Nghiên cứu một vấn đề về ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

+ Một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn học thời trung đại là tính tượng trưng ước lệ, thường sử dụng điển cổ:

·        Hình ảnh ước lệ, tượng trưng ở một số tác phẩm thơ hoặc trong sáng tác một số tác giả

·        Cách sử dụng điển cố trong một tác phẩm cụ thể.

-                     Nhóm 4: Nghiên cứu một vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học trung đại Việt Nam

+ Đặc điểm nổi bật nhất của văn học trung đại là luôn có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa thời trung đại. Do đó có thể:

+ Nghiên cứu về văn hóa đề cao nhân nghĩa, đề cao con người

-   Nhóm 5: Nghiên cứu một vấn đề về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

+ Những kiệt tác như: truyện Kiều, những tác phẩm lớn như Truyền kì mạn lục…. có nhiều vấn đề nghiên cứu: thể loại các tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện….

 

Mối quan hệ giữa ý tưởng và đề tài nghiên cứu (Phụ lục bảng 1)

Ý tưởng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu

Vị trí và đặc điểm thể loại trong văn học trung đại Việt Nam

-   Hệ thống thể loại trong văn học trung đại Việt Nam

-   Nghên cứu đặc điểm truyện thơ Nôm

-   Tìm hiểu đặc điểm thơ Nôm Đường luật

-   Nghiên cứu đặc điểm truyện truyền kì

-   Đặc điểm của văn  nghị luận trung đại Việt Nam

…………

Ngôn ngữ giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

-   Sự kết hợp giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương trong Truyện Kiều.

-   Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

-   Tác dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

…………….

 

Mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu. (Phụ lục bảng 2)

Đề tài nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm truyện thơ Nôm

Chỉ ra và phân tích đặc điểm của truyện thơ Nôm, vận dụng đặc điểm đó để đọc hiểu truyện thơ Nôm

-  Đặc điểm truyện thơ Nôm về đề tài

-  Đặc điểm truyện thơ Nôm về cốt truỵện

-  Đặc điểm truyện thơ Nôm về nhân vật

-  Đặc điểm truyện thơ Nôm về ngôn ngữ

Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

Tìm hiểu những thành công nghệ thuật của ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều

-  Hoàn cảnh giao tiếp

-  Mục đích giao tiếp

-  Đối tượng giao tiếp

 

Hoạt động 4: Một số phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
  2. Nội dung: HS tiến hành nghiên cứu về một phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
  3. Sản phẩm học tập: Những thông tin mà HS thu nhận được
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 4: Một số phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại?

+ Nhóm 2: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm theo lịch sử?

+ Nhóm 3: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm liên ngành?

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

IV: Một số phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

-   Nhóm 1: Trình bày phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại

Thể loại giữ vai trò quna trọng trong văn học trung đại Việt Nam. Mỗi thể loại có những đặc điểm riêng. Khi sáng tác, các tác gia thường tuân theo những quy phạm về thể loại. Do vậy người nghiên cứu cần phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại này hay nói cách khác là trên cơ sở đặc điểm thể loại để tìm hiểu phân tích tác phẩm.

Nhóm 2: Phương pháp lịch sử

+ Văn học trung đại Việt Nam gắn bó sâu sắc với lịch sử Việt Nam thời trung đại. Nhiều khi thời điểm lịch sử đồng thời là thời điểm văn học, một sự kiện lịch sử dẫn đến một sự kiện văn học và ngược lại sự kiện văn học góp phần ghi dấu mốc cho sự kiện lịch sử. Ví dụ: sự kiện lịch sử Lý Công Uẩn dời đô năm 1010 gắn với sự ra đời của Chiếu dời đô, cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt găn với vài thơ Sông núi nước Nam…..

+ Khi nghiên cứu theo phương pháp lịch sử cần lưu ý hai điều cơ bản: Thứ nhất phân tích trong mối tương quan với lịch sử và thứ hai đối tượng nghiên cứu được nhìn nhận trong sự vận động mang tính lịch sử- vận động theo thời gian lịch sử.

-   Nhóm 3: Phương pháp liên ngành

Ở thời trung đại văn học chưa hoàn toàn tách ra thành một loại hình nghệ thuật độc lập như thời hiện đại. Hiện tượng, văn sử triết bất phân là đặc điểm của văn học trung đại không có trong văn học hiện đại. Phương pháp liên ngành là hết sức cần thiết khi nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Phương pháp này trong nghiên cứu văn học cần đặt văn học trong mối quan hệ liên ngành với lịch sử, văn hóa, tư tưởng. Văn học phản ánh lịch sử, tư tưởng, văn hóa, đồng thời những yếu tố lịch sử văn hóa tư tưởng lại góp phần cắt nghĩa văn học.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

Chat hỗ trợ
Chat ngay