Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ3 Phần 2: Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách cánh diều CĐ3 Phần 2: Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày dạy: …/…/…
PHẦN II: YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC ĐỌC MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
- Nắm được yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học
- Sử dụng ngôn từ phù hợp diễn đạt mạch lạc, chuẩn mực
- Về năng lực:
Năng lực chung
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực đặc thù
- Nắm được các thông tin cơ bản về sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học
- Hiểu được đặc điểm về thời kì các nền văn học
- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và phân tích được các ngữ liệu tham khảo
- Phẩm chất
- Tìm hiểu thông tin hiểu về cuộc đời, phong cách nghệ thuật cũng như quan điểm của tác giả đồng thời trân trọng những đóng góp của họ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Một số tranh ảnh có trong SGK chuyên đề văn học Ngữ văn 11 hoặc do GV sưu tầm thêm được phóng to
- Máy chiếu/ bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tự liệu liên quan
- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm
- Phiếu học tập: GV có thể chuyển từ một số câu hỏi trong SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 thành phiếu học tập
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm phiếu đánh giá (rubic) chấm bài viết trình bày của HS.
- Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học viết bài giới thiệu về một tác giả văn học.
- Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Tại sao lại cần tìm hiểu về một tác giả văn học? Theo em việc tìm hiểu về tác giả văn học có vai trò gì?
Gợi ý:
Việc tìm hiểu về tác giả văn học có vai trò vô cùng quan trọng. Phần nào giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm cũng như hiểu hơn về tuyên ngôn mà tác giả thể hiện trong đứa con tinh thần của mình.
GV dẫn dắt: Ở tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kiến thức đọc về một tác giả văn học. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về yêu cầu cũng như cách thức đọc một tác giả văn học.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Yêu cầu đọc một tác giả văn học
- Mục tiêu: HS dựa vào kiến thức SGK và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học
- Nội dung: HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời câu hỏi liên quan
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Yêu cầu về cách đọc một tác giả văn học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Khi đọc về một tác giả văn học cần đảm bảo các yêu cầu nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| I. Yêu cầu về cách đọc một tác giả văn học - Xác định rõ mục đích đọc: Ví dụ đọc để biết thêm thông tin về đời sống văn học, đọc để hiểu về quy luật của sáng tác văn học, về mối quan hệ giữa cuộc sống và văn chương, hay để phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật trào lưu, xu hướng văn học. - Xác định rõ tác giả và những sáng tác cần đọc của tác giả đó, theo mục tiêu nhu cầu đọc của banrt hân. Bên cạnh đó có thể tìm đọc những bài viết của các nhà nghệ cứu về tác giả văn học đó. - Đọc tác phẩm. Tùy từng trường hợp việc đọc các bài nghiên cứu về tác giả tác phẩm có thể có hoặc không nhưng việc đọc trực tiếp các văn bản cần phải thực hiện vì đây là căn cứ chính xác để hiểu và đưa ra các đánh giá hợp lý đúng đắn về tác giả. - Chuẩn bị các phương tiện cần thiết đê có thể tìm đọc và ghi chép thông tin về những sáng tác tiêu biểu hoặc toàn bộ các tác phẩm của tác giả cũng như các bài viết. - Ghi lại những nội dung đã đọc được; suy nghĩ và đưa ra những nhận xét đánh giá về tác giả văn học…. |
Hoạt động 2: Cách đọc về một tác giả văn học
- Mục tiêu: HS dựa vào kiến thức SGK và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học
- Nội dung: HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời câu hỏi liên quan
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc một tác giả văn học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Em hiểu thế nào là đọc về một tác giả văn học? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Các bước đọc một tác giả văn học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho Hs đọc các đoạn trích thơ của Xuân Diệu và thực hiện yêu cầu bên dưới: (1) Hãy tìm trong ba đoạn trích trên những dòng thơ hình ảnh thơ cho thấy tình cảm nồng nàn, tha thiết, thậm chí đến mãnh liệt của Xuân Diệu với thiên nhiên, cảnh vật? (2) Những dòng thơ nào giúp em thấy Xuân Diệu đã có cảm nhận tinh tế trước những rung động nhỏ bé,không dễ nhận ra của tạo vật? (3) Các dòng thơ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” ( Đây mùa thu tới); “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” ( Vội vàng) thể hiện quan niệm nào của Xuân Diệu về cái đẹp? (4) Ca ba đoạn trích trên đều có ít nhất một dòng thơ thể hiện cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu cụ thể là biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Em hãy tìm các dòng thơ đó và chỉ ra biểu hiện nghệ thuật trên. (5) Hãy tìm và phân tích các dòng thơ trong ba đoạn trích trên cho thấy cảm nhận của Xuân Diệu về sự chảy trôi của thời gian? (6) Từ các nội dung trả lời trên em hãy thử rút ra nhận xét của mình về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Đọc văn bản và nêu suy nghĩ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho Hs đọc hai văn bản và nêu suy nghĩ (1) Sau khi đọc 2 văn bản hãy nêu suy nghĩ của em: · Đồng tình hay không đồng tình? Vì sao? · Ý kiến khác? (2)Khi thực hiện đọc một tac giả văn học cần tiến hành các bước nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức
| I. Đọc một tác giả văn học - Đọc tác giả văn học trước hết là đọc để biết thêm về tác giả và tác phẩm trong đời sống văn học trong và ngoài nước, để bổ sung, cập nhật thông tin về văn học nói riêng và đời sống văn nghệ nói chung. Đây là những hiểu biết văn hóa phổ thông đối với mỗi người trưởng thành, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện tại. - Đọc tác giả văn học còn là đọc hiểu tư tưởng, quan niệm suy nghĩ, thái độ của tác giả đó thông qua các sáng tác văn học nhất là tác phẩm tiêu biểu. - Đọc một tác giả văn học là đọc ra khả năng, tài năng nghệ thuật của người viết từ đó thấy được thế mạnh, đóng góp riêng của mỗi cây bút. - Đọc một tác giả văn học là nhận ra phẩm chất, nhân cách của người viết trong văn bản văn học và trên hết là nhân cách của một con người chân chính, có tầm vóc, tư tưởng lớn lao, là tấm gương để mọi người học tập. - Đọc tác giả văn học là tìm hiểu, xác định nhận diện một phong cách nghệ thuật một cá tính sáng tạo - Đọc tác giả văn học là đồng cảm, đồng sáng tạo với nhà văn nhà thơ… dựa trên văn bản tác phẩm. II. Các bước đọc một tác giả văn học (1) Những dòng thơ, hình ảnh thơ cho thấy tình cảm nồng nàn, thiết tha, thậm chí đến mãnh liệt của Xuân Diệu với thiên nhiên, cảnh vật: Những luồng run rẩy runh rinh lá…/ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh/ Đã nghe rét mướt luồn trong gió…( Đây mùa thu tới); Mây biếc về đâu bay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân vân/ Chom nghe trời rộng giang thêm cánh/ Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần ( Thơ duyên); Tôi muốn tắt nắng đi cho mày đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần… (Vội vàng) (2) Những dòng thơ cho thấy Xuân Diệu đã có những cảm nhận tinh tế trước những rung động nhỏ bé, không dê dàng nhận ra của tạo vật; Hơn một loài hoa đã rụng cành/ Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh ( Đây mùa thu tới); Mây biếc về đâu bay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân vân/ Chm nghe trời rộng giang thêm cánh/ Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần ( Thơ duyên). (3) Các dòng thơ: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng ( Đây mùa thu tới); Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ( Vội vàng) thể hiện sự quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về cái đẹp: Tiêu chuẩn của cái đẹp thuộc về con người, vẻ đẹp của con người là thước đo của tạo hóa. Điều này trái ngược với quan niệm thẩm mỹ của nhà thơ, nhà văn trung đại coi thiên nhiên là chuẩn mực thẩm mỹ. (4) Cả ba văn bản trên đều có ít nhất một dòng thư thể hiện cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu. Đã nghe rét mướt luồn trong gió… Lòng anh thôi đã cưới lòng em…. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Cả ba dòng thơ trên đều cho thấy thủ pháp chuyển đổi cảm giác. Xuân Diệu đã tạo ra những kết hợp khác lạ, không theo logic thông thường; nghe rét mướt, lòng anh cưới lòng em, tháng giêng ngon,… đây là cách làm mới cảm xúc và sự thể hiện cảm xúc trong thơ. (5) Cảm nhận của Xuân Diệu về sự chảy trôi của thời gian được thể hiện trong cả ba văn bản: + Đây mùa thu tới: Cảm nhận về sự chảy trôi của thời gian được thể hiện qua cái nhìn của thi nhân về những dấu hiệu quen thuộc của mùa thu, những tín hiệu báo hiệu mùa thu đã về qua quan sát và cảm nhận bươc đi của mùa thu trong những biến chuyển của cây lá; hay những tín hiệu của thời tiết trong những cơn gió cuối thu. + Thơ duyên: Thời gian dịch chuyển từ đầu giờ chiều đến chiều tối cũng được thể hiện qua cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên. Nếu buổi chiều sớm còn tràn ngập ánh sáng và âm thanh rộn rã của cảnh vật thì chiều muôn đến qua Mây biếc về đầu bay gấp gấp qua cái đập cánh phân vân của Con cò trên ruộng và nhất là hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. + Vội vàng: Cảm nhận về sự chảy trôi của thời gian được thể hiện qua khát vọng níu giữ tạo hóa, không muốn con tạo xoay vần hay cái vội vàng hối hả “Không chờ nắng hạ mới hoài xuân” Xuân Diệu được coi là nhà thơ của cảm thức thời gian. Rất nhiều bài thơ của ôn cho thấy cái điệu hồn này của thi nhân trong đó có ba đoạn văn bản trên. Tất nhiên sự thể hiện của mỗi bài khác nhau đó là biểu hiện của sự thống nhất trong đa dạng. Đây là một nét đặc trưng về nội dung trong phong cách thơ Xuân Diệu. (6) HS có thể rút ra một số đặc điểm sau về phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu: - Xuân Diệu là nhà thơ yêu mến và gắn bó mật thiết với cuộc sống - Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian - Xuân Diệu thể hiện một quan niệm thẩm mỹ mới mẻ với con người là chuẩn mực của cái đẹp - Xuân Diệu tận dụng tối đa thủ pháp chuyên đổi cảm giác để tìm đến những tình điệu mới và cách thể hiện cảm xúc mới. I. Đọc văn bản và nêu suy nghĩ (1) HS có thể thoải mái thể hiện suy nghĩ của mịnh. Tuy nhiên về cơ bản cả hai ý kiến của hai nhà phê bình đều đã nói đúng và trúng đặc điểm con người của nhà thơ Xuân Diệu trong thơ ca. Đó là một khát khao giao cảm với đời, yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt cả trong những hành động mạnh mẽ, quyết liệt lẫn những rung cảm tinh tế trước những biến động thi vị của đời sống. (2) PHỤ LỤC
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 350k
- Giáo án powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + PPT: 600k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây