Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 11 Tin học ứng dụng bộ sách cánh diều CĐ 2 Bài 3: Tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: TẠO ẢNH ĐỘNG TỪ HIỆU ỨNG GIÓ THỔI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tạo được ảnh động từ hiệu ứng gió thổi.
  • Cố định được một vùng chọn trên ảnh để không bị tác động của hiệu ứng gió thổi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Khéo léo, tự chủ trong tìm hiểu nội dung mới.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Hình ảnh minh họa trong SCĐ: một số khung hình của hiệu ứng gió thổi, ảnh cần áp dụng hiệu ứng gió thổi, các tham số của hiệu ứng gió thổi và các khung hình của ảnh động F,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (thước, bút,…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, tìm hiểu phần mềm GIMP.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Kích thích trí tưởng tượng của HS về loại hiệu ứng “rung rinh, lay động” của ảnh động và dự đoán cách tạo ra chúng.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận theo nội dung câu hỏi khởi động.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời các câu hỏi trong phần khởi động của bài học.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi theo nội dung phần Khởi động (SCĐ – tr36):

Một số ảnh động biểu thị sự dao động như cành lá lắc lư trước gió, sóng nhấp nhô trên mặt nước. Em hãy kể vài ví dụ về loại ảnh động này, theo em chúng được tạo ra như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Gợi ý trả lời:

Ví dụ: lá cây lay động, ngọn lửa rung rinh, một khoảng gian như đang có sóng âm,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để tìm hiểu rõ hơn về tạo ảnh động, chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 3. Tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS thực hành tạo được ảnh động với hiệu ứng gió thổi.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ và thảo luận nhóm để tạo ảnh động với hiệu ứng gió thổi và lưu tệp trong máy.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS thực hành tạo sản phẩm, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một số khung hình của hiệu ứng gió thổi (hình 1) cho HS quan sát.

- GV đặt vấn đề: Ảnh động với hiệu ứng gió thổi là ảnh động mà trong đó các đối tượng trong ảnh lay động, rung rinh ở một mức độ nào đó. Hình 1 minh họa ba khung hình của ảnh động loại này, sự khác biệt thể hiện rất rõ ở nắm tay, qua đó thể hiện ý chí quyết tâm vươn lên của ngành Y Việt Nam.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ sau:

Hãy sử dụng GIMP để tạo một ảnh động với hiệu ứng gió thổi. Lưu tệp ảnh tĩnh và xuất ảnh động sang định dạng GIF. Theo ví dụ, tên tệp ảnh tĩnh là “QuyetThang.xcf”, tên tệp ảnh động là “QuyetThang.gif”.

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ theo 3 bước đã hướng dẫn trong sách để tạo ảnh động đó.

- GV lưu ý với HS nguồn ảnh tĩnh cho ảnh động chỉ có duy nhất một ảnh và hiệu ứng gió thổi sẽ áp dụng lên toàn bộ ảnh. Lệnh áp dụng hiệu ứng gió thổi sẽ tạo ra một dãy khung hình của ảnh động.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm của mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi.

1. Tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi

Bước 1. Tạo mới hoặc mở ảnh cần áp dụng hiệu ứng gió thổi.

- Thiết kế một ảnh mới hoặc mở một tệp ảnh đã có để áp dụng hiệu ứng gió thổi.

- Hiệu chỉnh, biến đổi ảnh.

- Lưu và đặt tên tệp ảnh.

Bước 2. Áp dụng hiệu ứng gió thổi cho ảnh

- Chọn lớp ảnh và thực hiện lệnh Rippling từ bảng chọn Filters\Animation để áp dụng hiệu ứng gió thổi cho ảnh. Trong hộp thoại Script-Fu: Rippling xuất hiện, thiết đặt các tham số hiệu ứng. Ảnh động F được tạo với các khung hình.

Bước 3. Xem trước và tối ưu ảnh động F, lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động

- Tiến hành xem trước ảnh động F, nếu cường độ của hiệu ứng gió thổi trong ảnh không hợp lí thì thực hiện lại Bước 2. Tốc độ hiển thị của ảnh động được GIMP tính toán một cách hợp lí dựa trên số khung hình đã được thiết đặt, Do đó, ảnh động F thường không cần tối ưu.

- Lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động sang định dạng GIF.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về áp dụng hiệu ứng gió thổi cho một vùng ảnh

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS thực hành tạo được ảnh động với hiệu ứng gió thổi, trong đó có một vùng ảnh được cố định, không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ và thảo luận nhóm để tạo hiệu ứng gió thổi cho một vùng ảnh và lưu tệp trong máy.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS thực hành tạo sản phẩm, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ sau:

Hiệu ứng gió thổi mặc định áp dụng lên toàn bộ lớp ảnh. Điều này có thể không hợp lí, ví dụ nó làm cho mặt người biến dạng như Hình 4a. Hãy tạo một ảnh động, trong đó chỉ một cùng ảnh được áp dụng bởi hiệu ứng gió thổi. Hình 4b minh họa một ảnh động mà vùng ảnh mặt người không bị tác động của hiệu ứng này. Lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động sang định dạng GIF. Với ví dụ đang xét, các sản phẩm cần tạo là ảnh tĩnh “QuyetThang2.xcf” và ảnh động “QuyetThang2.gif”

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ theo 6 bước đã hướng dẫn trong sách để tạo ảnh động loại này.

- GV lưu ý với HS khi ghép ảnh cố định vào khung hình đầu tiên, cần điều chỉnh ảnh cố định khớp với vị trí của nó trong ảnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm của mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi cho một vùng ảnh.

2. Áp dụng hiệu ứng gió thổi cho một vùng ảnh

- Chọn vùng ảnh cần cố định và lưu nó vào một lớp ảnh. Tiếp theo, áp dụng hiệu ứng cho ảnh được chọn để tạo các khung hình của ảnh động. Cuối cùng, ghép vùng ảnh cố định đó vào các khung hình của ảnh động để che vùng ảnh không muốn áp dụng hiệu ứng.

Bước 1: Tạo mới hoặc mở ảnh cần áp dụng hiệu ứng gió thổi

- Thiết kế một ảnh mới hoặc lựa chọn một ảnh có sẵn, sau đó lưu tệp ảnh tĩnh.

Bước 2: Xác định vùng ảnh cố định và lưu vào lớp ảnh mới

- Tạo vùng chọn chứa vùng ảnh cần cố định: Sử dụng công cụ Free Select để xác định vùng chọn trên phần ảnh cần cố định.

Trong quá trình xác định, sử dụng kết hợp các phím Space Ctrl để di chuyển hay thu/phóng ảnh.

- Lưu vùng ảnh cố định vào một lớp mới: Nhấn hai tổ hợp phím Ctrl+C Ctrl+V để sao chép ảnh trong vùng chọn thành một “lớp động” chứa vùng ảnh này với tên lớp là Float Selection (pasted Layer).

Nháy chuột vào lệnh To New Layer để thêm một lớp mới thay thế lớp động này với tên mặc định là Pasted Layer. Nháy đúp chuột vào tên lớp và đặt lại tên lớp là Face.

Bước 3: Áp dụng hiệu ứng cho lớp ảnh đã chọn để tạo ảnh động F

- Chọn lớp ảnh cần áp dụng hiệu ứng. Thực hiện tạo ảnh động với hiệu ứng gió thổi cho lớp ảnh này.

Bước 4: Sao chép ảnh cố định vào dãy khung hình của ảnh động

- Trở lại lớp ảnh Face. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C để sao chép ảnh vào bộ nhớ tạm.

- Chọn lại ảnh động F, chọn khung hình trên cùng rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V để dán ảnh ở bộ nhớ tạm thành một lớp mới.

- Nếu ảnh cố định không khớp với ảnh của khung hình Hình 8b, sử dụng công cụ Move để di chuyển cho khớp. Tiếp theo, sử dụng công cụ Scale để tăng kích thước ảnh cố định này lớn hơn một chút.

Bước 5: Nhân đôi lớp ảnh cố định để ghép vào từng khung hình

- Trong ảnh động F, chọn lớp ảnh cố định và nháy chuột phải chọn lệnh Duplicate để nhân đôi nhiều lần lớp ảnh này.

- Lần lượt chọn từng lớp ảnh cố định và nháy chuột phải chọn lệnh Merge Down để hòa nhập lớp ảnh này với khung hình bên dưới.

Bước 6: Lưu ảnh tĩnh và xuất ảnh động

- Lưu tệp ảnh tĩnh và xuất ảnh động.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức tạo ảnh động từ hiệu ứng gió thổi thông qua câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự kiểm tra SCĐ – tr40.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học trả lời câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự kiểm tra SCĐ – tr40.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM VẼ TRANG TRÍ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM LÀM PHIM HOẠT HÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay