Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 11 Tin học ứng dụng bộ sách cánh diều CĐ 2 Bài 5: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về điều khiển hoạt động của đối tượng để tạo hiệu ứng

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS thực hành sử dụng môi trường điều khiển hiệu ứng GAP 27 được thể hiện bởi hộp thoại Move Path, để điều khiển hoạt động của đối tượng theo kịch bản dự kiến, từ đó GIMP tạo ảnh động với hiệu ứng đối tượng chuyển động.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ và thảo luận nhóm để tìm hiểu về các bước thực hiện và những điều cần lưu ý khi điều khiển hoạt động của đối tượng để tạo hiệu ứng.
  3. c) Sản phẩm học tập: HS thực hành sử dụng môi trường điều khiển hiệu ứng GAP 27.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ sau:

Hình 4 minh họa một số khung hình của một ảnh động với hai văn bản có hiệu ứng khác nhau. Văn bản “CÂU LẠC BỘ ĐỒ HỌA LỚP 11A2” có hiệu ứng nhấp nháy (ẩn, hiện). Văn bản thứ hai chạy từ vị trí màn hình máy tính lên trên đồng thời phóng to và quay 3600, sau đó thu nhỏ lại, chạy lên trên rồi biến mất. Hãy tạo ảnh động này hoặc ảnh động khác với các hiệu ứng tự điều khiển theo ý thích. Lưu ảnh các khung hình và xuất ảnh động GIF.

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ theo 7 bước đã hướng dẫn trong sách để tạo ảnh động loại này.

- Sau khi thực hiện xong các bước, GV giải thích nguyên lí tạo ảnh động dựa vào môi trường điều khiển hiệu ứng.

- GV lưu ý với HS: Quá trình tạo ảnh động có thể kết thúc ở Bước 5 hoặc Bước 7. Nếu kết thúc ở Bước 5 thì có nghĩa là ảnh động được xuất ra định dạng GIF ngay sau khi xem trước. Nếu kết thúc ở Bước 7 có nghĩa là ảnh động bao gồm ít nhất hai đối tượng được điều khiển hiệu ứng.

- GV giải thích về môi trường điều khiển hiệu ứng cung cấp các lệnh và quy tắc để điều khiển đối tượng.

- Dựa vào kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:

Hãy tóm tắt các lệnh chính và công cụ để tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SCĐ, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm của mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng trong quá trình điều khiển hoạt động của đối tượng để tạo hiệu ứng

2. Điều khiển hoạt động của đối tượng để tạo hiệu ứng

a) Thực hành tạo sản phẩm

Bước 1. Chuẩn bị các tệp ảnh tĩnh

- Tệp ảnh nền: chứa ảnh được lựa chọn làm ảnh nền cho ảnh động.

- Các tệp ảnh đối tượng: mỗi tệp chứa đối tượng sẽ được điều khiển hoạt động theo kịch bản định sẵn, từ đó tạo thành các hiệu ứng trong ảnh động.

- Thực hiện lệnh Image\Crop to Content để ảnh được cắt với kích thước nhỏ.

Bước 2. Tạo thư mục các khung hình của các ảnh động

- Tạo khung hình thứ nhất trong thư mục các khung hình

+ Thực hiện lệnh File\New để tạo một ảnh mới với màu nền và kích thước phù hợp.

+ Lưu và đặt tên tệp.

- Tạo các khung hình còn lại trong thư mục các khung hình

+ Thực hiện lệnh Video\Duplicate Frames để tạo dãy các khung hình cho ảnh động.

Bước 3. Tạo ảnh nền cho các khung hình

- Mở tệp ảnh đã chuẩn bị.

- Thực hiện lệnh Video\Move Path. Chọn các tham số trong hộp thoại Move Path và chọn OK.

Bước 4. Điều khiển hoạt động của đối tượng để tạo hiệu ứng

- Xác định vị trí và kích thước ban đầu của đối tượng

+ Mở tệp ảnh đối tượng sẽ tạo hiệu ứng cho nó.

+ Trong hộp thoại Move Path, chọn các tham số.

- Điều khiển hoạt động cho đối tượng

+ Chọn lệnh Add Point để ghi nhớ vị trí.

+ Thiết lập giá trị phóng to ở hai ô Width Height.

Bước 5. Xem trước và xuất ảnh động

- Chọn lệnh Anim Preview để xem trước ảnh động.

- Sau khi xem xong ảnh động, đóng cửa số Animation Playback.

Bước 6. Quay về Bước 4 nếu tiếp tục với đối tượng mới

- Trở về hộp thoại Move Path, chọn lệnh OK để đóng hộp thoại.

- Nếu muốn tạo hiệu ứng cho đối tượng tiếp thì quay lại Bước 4, ngược lại thực hiện Bước 7.

Bước 7. Tạo ảnh từ dãy khung hình và xuất ảnh động

- Thực hiện lệnh Video\Frames to Image để chuyển tất cả các khung hình đã ghi lại các hiệu ứng vừa tạo sang một ảnh mới.

- Khi xuất ảnh, trong hộp thoại Export Image as GIF, nên chọn ô Use delay entered above for all frames để áp dụng tốc độ hiển thị các khung hình theo số mi-li-giây được xác định ở ô Delay between frames where unspecified.

b) Kiến thức cần biết

- Các lệnh và công cụ thực hiện tạo ảnh động

+ Hộp thoại Move Path  được xem là “trung tâm điều khiển” kịch bản hoạt động của các đối tượng.

- Nguyên tắc tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển trong GIMP

+ Luôn chọn khung hình đầu tiên khi mở một tệp ảnh tĩnh chứa đối tượng cần ghép vào các khung hình.

+ Với mỗi đối tượng đó, nếu chỉ xác định vị trí xuất phát và kích thước của nó thì đối tượng trở thành một chi tiết cố định của ảnh động. Ngược lại, nếu đối tượng được điều khiển hoạt động thì nó trở thành đối tượng có hiệu ứng trong ảnh động.

+ Ảnh động cần tạo có thể nhận được khi xem trước hoặc chuyển từ dãy khung hình đã lưu các hiệu ứng.

*Trả lời câu hỏi 2: Để tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển, cần sử dụng các lệnh chính và các công cụ sau: Duplicate Frames, Move Path; công cụ là hộp thoại Move Path.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển thông qua câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự kiểm tra SCĐ – tr53.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học trả lời câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự kiểm tra SCĐ – tr53.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Hộp thoại nào cho biết những khung hình nào được áp dụng hiệu ứng tự điều khiển?

  1. Move Path.
  2. Video.
  3. Duplicate Frames.
  4. Image.

Câu 2: Plugin là gì?

  1. Là hệ thống các phần mềm để cung cấp các lệnh tạo ảnh động.
  2. Là gói phần mềm được viết độc lập để tích hợp vào trong phần mềm khác.
  3. Là kịch bản để tạo hiệu ứng ảnh động.
  4. Là vị trí để tích hợp chúng vào trong GIMP.

Câu 3: Trong hộp thoại Duplicate Frames, nhập số khung hình cần tạo trong ô

  1. From Frame.
  2. To Frame.
  3. N times.
  4. Help.

Câu 4: Lệnh nào được sử dụng để xem trước ảnh động?

  1. Anim Preview.
  2. Exact object on frames.
  3. Animation Playback.
  4. Frames to Image.

Câu 5: Kéo thả thanh trượt Opacity về 0, 100 hoặc đến một giá trị nào đó để thực hiện hoạt động nào sau đây?

  1. Chuyển động theo phương, chiều xác định.
  2. Quay một góc nào đó theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
  3. Định dạng GIF sau khi xem trước ảnh động.
  4. Ẩn, hiện hoặc làm mờ.

- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện câu hỏi tự kiểm tra (SCĐ – tr53).

Trong các câu sau, những câu nào đúng?

  1. a) Hiệu ứng tự điều khiến được hiểu là GIMP tự động điều khiến hoạt động của các đối tượng theo một kịch bản nào đó để tạo thành hiệu ứng.
  2. b) Hộp thoại Move Path sẽ cho biết những khung hình nào được áp dụng hiệu ứng tự điều khiển.
  3. c) Quá trình tạo ảnh động với hiệu ứng tự điều khiển là quá trình thực hiện lặp đi lặp lại một số bước xác định để lần lượt tạo hiệu ứng cho từng đối tượng trong ảnh động.
  4. d) Không thể tạo ảnh động và xuất sang định dạng GIF sau khi xem trước ảnh động bằng lệnh Anim Preview.
  5. e) Lệnh Video\Frames to Image nhằm chuyển tất cả tệp các khung hình vào trong một ảnh động G để từ đó có thể tối ưu hoặc xuất sang định dạng GIF.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Kết quả:

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

A

D

Câu hỏi tự kiểm tra

  1. a) Sai. Hiệu ứng tự điều khiển được hiểu là người dùng tự điều khiển hoạt động của các đối tượng theo một kịch bản định sẵn để tạo thành hiệu ứng.
  2. b) Đúng. Những khung hình được áp dụng hiệu ứng tự điều khiển thể hiện ở các thành phần 6,7 trong Hình 7.
  3. c) Đúng. Mỗi lần lặp sẽ thêm một đối tượng vào hộp thoại Move Path và điều khiển hoạt động của nó.
  4. d) Sai. Tại Bước 5 có thể xuất hiện ảnh động sang định dạng GIF sau khi xem trước ảnh động bằng lệnh Anim Preview.
  5. e) Đúng. Lệnh Video\Frames to Image chuyển tất cả tệp các khung hình vào trong một ảnh động G, từ đó có thể tối ưu hóa hoặc xuất sang định dạng GIF.
  6. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  7. a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
  8. b) Nội dung: HS sử dụng SCĐ và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
  9. c) Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ và nộp kết quả thực hiện các bài tập vào giờ học sau.
  10. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Vận dụng (SCĐ – tr53)

Hãy tạo một ảnh động trong đó các đối tượng như văn bản hoặc ảnh được điều khiển hoạt động theo kịch bản nào đó tuỳ vào trí tưởng tượng của em. Ảnh động cần đạt được các yêu cầu sau đây:

- Có hình ảnh tĩnh làm nền ảnh.

- Có ít nhất hai đối tượng (văn bản hoặc ảnh) thực hiện các hoạt động: chuyển động, quay, phóng to, thu nhỏ, xuất hiện và biến mất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS sử dụng SCĐ và vận dụng kiến thức đã học để thực hiện bài tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.

Gợi ý đáp án:

Lựa chọn được ảnh tĩnh để tạo ảnh động, trong đó xác định ảnh nào làm ảnh nền (thành phần cố định trong ảnh động) và những ảnh nào chứa đối tượng chuyển động. Thực hiện 7 bước đã hướng dẫn ở Hoạt động 1 để tạo ảnh động.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành nội dung Vận dụng.
  • Chuẩn bị bài mới: Bài 6. Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM VẼ TRANG TRÍ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM LÀM PHIM HOẠT HÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay